MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty kinh doanh nước sạch hà nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam (Trang 86 - 95)

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY

KINH DOANH NƯỚC SẠCH HÀ NỘI

Giải pháp 1: Phân loại chi phí sản xuất

Hiện nay, trong khoản mục chi phí NVL trực tiếp của hoạt động sản xuất nước, các khoản chi phí được phân loại chưa phản ánh đúng nội dung và tính chất kinh tế của chúng. Với sản phẩm nước sạch, nước thô được coi là nguyên liệu chính vì nó cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Để sản xuất được nước sạch, công ty phải khai thác nguồn nước thô từ dưới lòng đất, nhưng không phải nộp thuế hay chịu một khoản chi phí nào cho nguồn nước này, chính vì vậy, sẽ không có chi phí về nguyên vật liệu chính. Ngoài ra, trong nguyên vật liệu chính còn bao gồm cả bán thành phẩm mua ngoài. Hiện nay, ngoài tự khai thác và sản xuất nước sạch, công ty còn mua nước của Bộ Tư lệnh lăng và công ty Nước sạch số 2. Nước mua từ Bộ Tư lệnh lăng là nước bán thành phẩm nên công ty phải sản xuất tiếp rồi mới cung cấp đến nơi tiêu thụ, như vậy, khoản chi phí này hoàn toàn có thể xếp vào chi phí nguyên liệu chính trong khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Còn đối với nước mua từ công ty Nước sạch số 2 là nước thành phẩm, công ty mua và truyền vào mạng lưới cung cấp luôn. Nguồn nước sạch được mua này chính là hàng hóa và chi phí mua nước chính là giá vốn hàng bán. Hiện nay, công ty đều xếp 2 khoản chi phí mua

nước từ Bộ Tư lệnh lăng và Công ty Nước sạch số 2 vào chi phí vật liệu khác trong khoản mục chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất nước.

Ngoài ra, công nghệ sản xuất nước sạch đòi hỏi phải sử dụng các loại hóa chất sát trùng nước thô như Clo, Zaven. Đây là những vật liệu phụ, chỉ có tác dụng làm thay đổi tính chất, chất lượng của nguyên liệu chính mà không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm. Công ty hiện đang xếp khoản chi phí Clo, Zaven vào chi phí vật liệu chính trong khoản mục chi phí NVL trực tiếp cho hoạt động sản xuất nước.

Vậy, công ty nên phân loại khoản mục chi phí NVL trực tiếp cho hoạt động sản xuất nước như sau:

- Chi phí nguyên liệu chính: gồm chi phí mua nước thô (nếu có) và chi phí mua nước bán thành phẩm.

- Chi phí vật liệu phụ: gồm chi phí của các hóa nhất Clo, Zaven để sản xuất nước.

Giải pháp 2 : Hoàn thiện kế toán chi phí NVL trực tiếp

Tài khoản sử dụng : Hiện nay, với sự hỗ trợ của phần mềm kế toán nên hệ thống tài khoản của công ty được xây dựng khá hoàn chỉnh và chi tiết cho từng đối tượng. Tuy nhiên cần bổ sung và điều chỉnh một số tài khoản chi tiết cho đầy đủ và hợp lý hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý.

Để theo dõi khoản mục chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất nước, công ty mở tài khoản 6212 “Chi phí NVL trực tiếp SX nước”. Tài khoản này có hai tài khoản cấp 3 là:

- TK 62121 “Chi phí Clo, Zaven cho nước SX” : tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu chính dùng cho sản xuất nước.

- TK 62122 “Chi phí vật liệu khác cho nước SX” : tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí về nước mua từ các nhà cung cấp.

Với giải pháp phân loại chi phí như vừa đề cập ở trên, công ty nên mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản 6212 như sau:

- TK 62121 “Chi phí nguyên liệu chính” : tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí nước thô khai thác (nếu có) hoặc nước bán thành phẩm mua ngoài.

- TK62122 “Chi phí Clo, Zaven cho nước SX” : tài khoản này dùng để phản ánh chi phí vật liệu phụ là Clo, Zaven dùng cho sản xuất nước.

Hạch toán chi phí NVL trực tiếp:

Công ty Kinh doanh nước sạch Hà nội có 10 nhà máy và 5 xí nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch. Mỗi nhà máy và xí nghiệp đều là các đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất do lãnh đạo đơn vị tự xây dựng có sự phê duyệt của lãnh đạo công ty, các nhà máy, xí nghiệp sẽ tiến hành sản xuất theo kế hoạch đề ra. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức kỹ thuật của hóa chất Clo, Zaven trên 1m³ nước, các đơn vị sản xuất sẽ lập Phiếu lĩnh vật liệu và đến xí nghiệp Vật tư để lĩnh. Các hóa chất Clo, Zaven được chứa trong các bình lớn với dung tích cố định, vì vậy, cuối tháng vẫn có lượng Clo, Zaven chưa được sử dụng hết. Vì chi phí Clo, Zaven không lớn so với tổng chi phí sản xuất và để đơn giản hóa công việc, kế toán tính luôn toàn bộ chi phí Clo, Zaven xuất dùng trong tháng vào chi phí NVL trực tiếp của tháng đó cho dù không sử dụng hết. Ngoài ra, việc xuất kho vật liệu đôi khi chưa thật sự chặt chẽ, tuân thủ theo định mức nên sẽ có những tháng, các đơn vị không phải lĩnh vật liệu. Chính vì vậy, việc xác định và hạch toán chi phí chưa chính xác.

Để có thể hạch toán một cách hoàn toàn chính xác chi phí Clo, Zaven thực tế sử dụng trong tháng thật sự không phải là việc dễ dàng. Hơn nữa, chi phí Clo, Zaven thừa cũng không lớn so với tổng chi phí sản xuất nước sạch, nó là khoản mục không trọng yếu, do đó công ty vẫn có thể tính vào chi phí sản xuất nước trong kỳ. Tuy nhiên, công ty vẫn phải quản lý chi phí bằng cách: khi phê duyệt Phiếu lĩnh vật liệu của các đơn vị, kế toán kho ở xí nghiệp Vật tư sẽ kết hợp với bộ phận phê duyệt mở sổ theo dõi tình hình sử dụng vật tư của các đơn vị theo mẫu sau:

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VẬT TƯ

Tên vật tư: Clo ( 400kg/bình ) Đơn vị: Nhà máy Mai Dịch

Tháng Kế hoạch Số tồn đầu tháng Thực tế Số được lĩnh Số tồn cuối tháng Ghi chú 1/2006 850 0 850 03 bình = 1200 350

2/2006 620 350 270 01 bình = 400 130

3/2006 700 130 570 02 bình = 800 230

… … … … …

Như vậy, công ty có thể quản lý được các NVL Clo, Zaven xuất dùng về mặt khối lượng qua đó giảm thiểu tối đa chi phí NVL trực tiếp hàng tháng bởi khối lượng Clo, Zaven thừa được tính vào chi phí NVL trực tiếp của mỗi đơn vị không qúa 1 bình. Đồng thời, lượng vật tư được cung cấp đều cho các đơn vị sẽ tránh được tình trạng có tháng, đơn vị không phát sinh chi phí NVL trực tiếp nhưng vẫn tiến hành sản xuất bình thường.

Đối với chi phí mua nước thành phẩm của công ty Nước sạch số 2 và cung cấp thẳng cho các nơi tiêu thụ mà công ty hiện đang hạch toán vào chi phí NVL trực tiếp, công ty nên tiến hành hạch toán vào giá vốn hàng bán theo định khoản:

Nợ TK 632 Nợ TK 13311

Có TK 331,112…

Như vậy, việc hạch toán chi phí sản xuất của công ty sẽ phù hợp hơn với Chuẩn mực và Chế độ kế toán đồng thời giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành cho sản phẩm nước sạch.

Giải pháp3 : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung

Như đã trình bày trong phần thực trạng, hiện công ty Kinh doanh nước sạch Hà nội vẫn tiến hành 2 hoạt động song song là sản xuất nước sạch và xây lắp. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh như vậy, công ty có tổ chức riêng khối các xí nghiệp phụ trợ để phục vụ cho 2 hoạt động này. Trong các xí nghiệp phụ trợ, chỉ có xí nghiệp Cơ điện vận tải và xí nghiệp Vật tư là đối tượng tập hợp chi phí của cả hoạt động sản xuất nước và xây lắp mà hiện công ty chưa thể tập hợp riêng được. (Ví dụ: chi phí nhân viên vận chuyển vật tư đến các nhà máy, xí nghiệp hay các

công trình xây lắp; chi phí nhân viên quản lý kho Vật tư; chi phí công cụ dụng cụ ;chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác…). Chính vì vậy, cuối tháng, công ty phải tiến hành phân bổ chi phí phát sinh của các xí nghiệp phụ trợ trên cho hoạt động sản xuất nước và xây lắp. Số liệu phân bổ được lấy từ sổ Tổng hợp phát sinh của một tài khoản - TK 627 (Biểu 17). Việc phân bổ được thực hiện theo một tỷ lệ ước tính căn cứ vào khối lượng công việc và mức độ hoạt động trong kỳ, thông thường sản xuất nước sạch sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn.

Như vậy, việc phân bổ chi phí sản xuất chung ở công ty hiện tại chưa theo một tiêu thức cụ thể nào. Mặt khác, công ty cũng chưa xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cho hoạt động sản xuất nước và hoạt động xây lắp, do đó, để tìm một giải pháp tối ưu cho việc phân bổ là rất khó. Mặc dù vậy, căn cứ vào phương pháp phân bổ chi phí đã được trình bày ở phần lý luận (Mục 1.2.1.2) và số liệu trên sổ Tổng hợp phát sinh của một tài khoản - TK 627, em xin đưa ra một giải pháp với tiêu thức phân bổ như sau:

Xác định hệ số phân bổ:

Trong đó :

- Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ: là tổng số phát sinh chi phí ở xí nghiệp Cơ điện vận tải và xí nghiệp Vật tư.

- CPSX chung tập hợp riêng cho SX nước: là tổng số phát sinh chi phí của 10 nhà máy, 5 xí nghiệp kinh doanh (các trạm nước), phòng Kiểm tra chất lượng, phòng Kế hoạch, phòng Kỹ thuật, Xưởng đồng hồ.

- CPSX chung tập hợp riêng cho xây lắp: là tổng số phát sinh chi phí ở xí nghiệp Xây lắp và xí nghiệp Tư vấn khảo sát thiết kế.

Tính số chi phí phân bổ cho từng hoạt động:

Hệ số

phân bổ = Tổng CPSX chung cần phân bổ

CPSX chung tập hợp

riêng cho SX nước + CPSX chung tập hợp

riêng cho xây lắp

CPSX chung phân bổ cho sản xuất

nước (xây lắp)

=

CPSX chung tập hợp riêng cho sản

xuất nước (xây lắp)

x Hệ số

Giải pháp 4: Hoàn thiện kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Hiện nay, để theo dõi tổng chi phí sản xuất nước tập hợp được bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán mở tài khoản 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Tài khoản này hiện chưa được mở riêng cho 2 hoạt động sản xuất nước và hoạt động xây lắp mà vẫn theo dõi chung. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất nước sạch là một quy trình khép kín và không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, vì vậy, sẽ không phát sinh chi phí sản xuất nước dở dang cuối kỳ. Tuy nhiên, vì theo dõi chung nên khi nhìn trên sổ sách kế toán của tài khoản 154, vẫn có số dư đầu kỳ và cuối kỳ, số dư này là của hoạt động xây lắp. Vậy, để tiện theo dõi và phản ánh đúng nội dung của tài khoản 154 đối với hoạt động sản xuất nước, công ty nên mở chi tiết tài khoản 154 riêng cho hai hoạt động sản xuất nước và hoạt động xây lắp như sau:

+ TK 1542 “Chi phí SXKD dở dang SX nước” : tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm nước sạch.

+ TK 1543 “Chi phí SXKD dở dang Xây lắp, sửa chữa” : tài khoản này dùng để phản ánh chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ của sản phẩm xây lắp.

Như vậy, sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất nước bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã được phân bổ, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí này vào tài khoản 1542. Trên Sổ Cái và sổ Tổng hợp chức T của tài khoản 1542 sẽ không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ, nó phản ánh đúng nội dung kinh tế của khoản mục chi phí SXKD dở dang đối với hoạt động sản xuất nước.

Với đặc điểm công nghệ sản xuất nước sạch theo một chu trình khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi hoàn thành sản phẩm; khối lượng sản phẩm lớn; chu kỳ sản xuất ngắn; kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo… nên công ty hiện đang sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Để tính ra giá thành đơn vị của sản phẩm nước sạch (đồng/m³), kế toán căn cứ vào tổng giá thành sản phẩm được tập hợp trên tài khoản 155 và tổng sản lượng nước sản xuất ra cũng như mua ngoài của toàn công ty trong tháng. Tuy nhiên, hiện tại công ty không lập Bảng tính giá thành cho sản phẩm nước sạch theo các khoản mục chi phí, điều đó sẽ không đáp ứng được yêu cầu theo dõi, quản lý chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Bởi thông qua bảng tính giá thành sản phẩm hàng tháng, các nhà quản trị công ty sẽ dễ dàng phân tích để biết được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, biết được giá thành sản phẩm tăng hay giảm là do ảnh hưởng của khoản mục chi phí nào, từ đó đề ra các biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đùng đắn và kịp thời. Với ý nghĩa đó, cuối tháng kế toán nên lập bảng tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm nước sạch.

Ví dụ: Với số liệu của các khoản mục chi phí và tổng sản lượng nước của công ty trong tháng 01 năm 2006, ta có thể lập Bảng tính giá thành theo mẫu sau:

BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NƯỚC SẠCH

Tháng 01/2006 Sản lượng :14.455.389 m³

Đơn vị tính : đồng

Khoản mục Chi phí sản xuất

trong kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị

1. Chi phí NVL trực tiếp 335.949.065 335.949.065 23,240 2. Chi phí nhân công trực tiếp 1.592.656.413 1.592.656.413 110,177 3. Chi phí sản xuất chung 9.231.436.689 9.231.436.689 638,616 Cộng 11.160.042.167 11.160.042.167 772,033

Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán doanh nghiệp và là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp. Thông tin của kế toán quản trị là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị như: Lập kế hoạch; Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và Ra quyết định. Với ý nghĩa đó, việc tổ chức kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị chi phí giá thành ở công ty Kinh doanh nước sạch Hà nội là rất cần thiết. Vậy, em xin đề xuất giải pháp tổ chức kế toán quản trị cho công ty theo mô hình tổ chức kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính như sau:

Theo mô hình này, phòng kế toán công ty vẫn bao gồm các bộ phận kế toán đảm nhiệm các phần hành kế toán tài chính cụ thể. Tương ứng với mỗi bộ phận của kế toán tài chính sẽ bao gồm các phần hành của kế toán quản trị. Nhân viên kế toán ở mỗi bộ phận sẽ thực hiện đồng thời các công việc của kế toán tài chính và kế toán quản trị.

• Các công việc của kế toán tài chính được thực hiện cho mỗi phần hành kế toán bao gồm:

- Căn cứ vào các chứng từ kế toán, kế toán tài chính ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết liên quan.

- Cuối kỳ, kiểm tra, đối chiếu, khoá sổ kế toán làm căn cứ lập báo cáo tài chính.

• Các công việc của kế toán quản trị được thực hiện tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý đối với từng phần hành kế toán.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty kinh doanh nước sạch hà nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán việt nam (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w