MỘT SỐ CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ 1 Chu trình cacbon

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 - 56)

1. Chu trình cacbon

- Các bon là một trong 5 nguyên tố chắnh cấu tạo nên các chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể sinh vật. Các bon đi vào cơ thể thực vật dưới dạng CO2 nhờ quá trình quang hợp rồi được truyền qua các bậc dinh dưỡng, quá trình hô hấp là con đường chủ yếu truyền các bon trở lại môi trường, còn một phần là do quá trình phân giải xác sinh vật và hoạt động sản xuất sử dụng nhiên liệu hoá thạch như than, dầu mỏ.

- Nồng độ CO2 trong khắ quyển ổn định là do chu trình các bon trong tự nhiên diễn ra bình thường, không chịu sự tác động của con người. Gần đây do hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển làm lượng CO2 thải vào không khắ tăng cao, cộng với nạn chặt phá rừng bừa bãi, làm cho nồng độ CO2 trong khắ quyển tăng lên gây hiệu ứng nhà kắnh, làm trái đất nóng dần lên.

Hoạt động 3. Tìm hiểu chu trình nitơ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

▼ Quan sát H44.3 và cho biết : * Thực vật hấp thụ nitơ ở dạng nào ? * Trình bày tóm tắt chu trình nitơ.

▼ Hãy nêu các biện pháp sinh học làm tăng lượng đạm trong đất.

- Độc lập quan sát, tái hiện kiến thức lớp 11 và trả lời câu hỏi.

- Vận dụng kiến thức và hiểu biết thực tiễn trả lời câu hỏi.

2. CHU TRÌNH NITạ

- Nitơ phân tử chiếm 79% thể tắch khắ quyển.

- Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối như (NH ); NO4+ -3

để tổng hợp nên chất hữu cơ quan trọng như prôtêin, axit nuclêic.

- Các muối nitơ được hình thành chủ yếu do: vi sinh vật có khả năng cố định nitơ tự do (vi khuẩn Rhizobium ở nốt sần rễ cây họ đậu, vi khuẩn làm cộng sinh với bèo dâu), do các tia chớp và phản ứng quang hoá và một phần quan trọng do con người tổng hợp qua phân bón.

- Các muối nitơ từ môi trường đi vào cơ thể thực vật, truyền vào các bậc dinh dưỡng. Cuối cùng được vi sinh vật phân giải thành nitơ tự do.

Hoạt động 4. Tìm hiểu chu trình nước

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

▼ Trình bày vai trò của nước đối với cơ thể sống.

▼ Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

▼ Hãy nêu các nguyên nhân làm cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ?

- Vận dụng vốn kiến thức để trả lời câu hỏi.

- Vận dụng vốn kiến thức để trả lời câu hỏi.

- Vận dụng vốn kiến thức để trả lời câu hỏi.

- Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sống, thiếu nước sinh vật không thể tồn tại và phát triển được. Giữa cơ thể sinh vật và môi trường luôn luôn xảy ra quá trình trao đổi nước.

- Nước trong tự nhiên phần lớn được tắch luỹ trong các đại dương, sông, ao hồ, một phần trong mạch nước ngầm cây sử dụng nước trong đất và trả lại môi trường thông qua hoạt động thoát hơi nước. Hơi nước từ mặt đất và từ mặt nước biển, sông ngòi, ao hồ bốc lên cao ngưng tụ tạo thành mưa tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.

- Hiện tượng chặt phá rừng, mặt đất không được che phủ là nguyên nhân chắnh làm cạn kiệt nguồn nước, sản xuất công nghiệp và phế thải sinh hoạt là nguyên nhân chắnh làm ô nhiễm nguồn nước, làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái toàn cầu. Vì vậy phải bảo vệ nguồn nước trong sạch.

Hoạt động 5. Hình thành khái niệm sinh quyển (Mục này GV có thể hướng dẫn HS tự đọc SGK)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

▼Nghiên cứu thông tin SGK và vận dụng kiến thức đã học hãy cho biết :

* Sinh quyển được xác định như thế nào ? * Giới hạn của địa quyển, khắ quyển và thuỷ quyển.

* Trên trái đất, sinh quyển được phân chia như thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độc lập nghiên cứu SGK và nêu các khái niệm sinh quyển, địa quyển, khắ quyển, thuỷ quyển. - Xác định các khu sinh học (biôm).

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 54 - 56)