TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINH THÁ

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 52 - 54)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

▼ Làm thế nào để ngăn chặn, khắc phục hiện tượng đồi trọc hoá, hoang mạc hoá, khôi phục diện tắch rừng tự nhiên ?

▼ Hãy chỉ rõ nguyên nhân và nêu biện pháp khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động của con người ?

▼ Hãy nêu khái quát ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.

- Vận dụng hiểu biết về nguyên nhân gây nên diễn thế suy thoái để nêu biện pháp, phân tắch biện pháp quan trọng là nâng cao hiểu biết về diễn thế sinh thái.

IV. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU DIỄN THẾ SINHTHÁI THÁI

- Nghiên cứu diễn thế sinh thái giúp chúng ta nắm bắt được quy luật phát triển của quần xã sinh vật để chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của ngoại cảnh, ngăn chặn tác động tiêu cực của con người.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của con người là biện pháp hiệu quả nhất ngăn chặn tình trạng suy thoái rừng tự nhiên, phục hồi diện tắch rừng đã bị tàn phá.

3. Củng cố

▼ Nêu vắ dụ về diễn thế nguyên sinh, trình bày các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh và giải thắch nguyên nhân.

▼ Vì sao hầu hết diễn thế thứ sinh do nguyên nhân chặt cây, đốt rừng làm nương rẫy dẫn đến hình thành diễn thế suy thoái?

▼ Sử dụng câu hỏi TNKQ.

Câu 1. Vắ dụ nào sau đây là diễn thế nguyên sinh?

A. Rừng U minh đã được phục hồi sau vụ cháy rừng năm 2002. B. Rừng cây gỗ được hình thành ở nương rẫy bỏ hoang.

C. Rừng ngập mặn hình thành ở bãi hồi ven biển.

Câu 2. Nhân tố nào là nguyên nhân bên trong của diễn thế sinh thái ?

A. Bão lụt. B. Hạn hán C. Núi lửa

D. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

4. Bài tập về nhà

Trả lời câu hỏi, bài tập SGK trang 185.

GIÁO ÁN 6: BÀI 44. CHU TRÌNH SINH ĐỊA HOÁ VÀ SINH QUYỂN I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, HS phải :

- Giải thắch được sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá. - Mô tả được chu trình cácbon, nitơ và chu trình nước.

- Trình bày được khái niệm sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển tư duy trừu tượng, khả năng tổng hợp khái quát hoá.

- Hình thành hành vi và thái độ tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, làm trong sạch bầu khắ quyển.

II. Phương tiện

- H44.1 → H44.5 trong SGK.

- Phim chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên.

III. Hoạt động dạy - học

1. Kiểm tra bài cũ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giải thắch nguyên nhân chắnh gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái.

- Trình bày các biện pháp nâng cao hiệu suất sinh thái trong chăn nuôi và trồng trọt.

2. Bài mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, vai trò chu trình sinh địa hoá

▼ Quan sát H44.1, mô tả chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

▼ Ý nghĩa của chu trình trao đổi vật chất trong sinh quyển.

- Độc lập quan sát và mô tả chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.

- Suy luận và trả lời.

Một phần của tài liệu TÍCH HỢP NỘI DUNG GIÁO DỤC ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRONG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Trang 52 - 54)