Phương pháp phân tích mẫu vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 38)

* Xác định tên loài cây: Theo cuốn cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991 -1993)[13], Tên cây rừng Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (2000) [29] v.v..

* Xác định dạng sống theo 5 bậc của Raunkiaer (1934)[45]

1. Cây có chồi trên mặt đất (Ph): Bao gồm các cây, thường là những cây gỗ nhiều năm, có chồi búp cao trên 25cm so với mặt đất , ví dụ: cây gỗ, cây bụi và cũng gồm cả những cây bì sinh, nhóm này được Raunkiær bổ sung sau này. Chi tiết hơn, nhóm này gồm megaphanerophytes (cây gỗ lớn), mesophanerophytes (cây gỗ vừa) nanophanerophytes (cây bụi) và các đặc trưng khác như tình trạng bộ lá trong năm (thường xanh hay rụng lá), có hay không có chồi búp hay chồi bảo vệ, cây mọng nước hoặc cây bì sinh.

2. Cây có chồi sát mặt đất (Ch): Bao gồm những cây có chồi búp trên và chồi non lan sát mặt đất, những cây thân gỗ nhiều năm mọc rất sát mặt đất, cao không quá 25cm so với mặt đất, ví dụ như dâu tây, dừa cạn.

3. Cây có chồi nửa ẩn (He): Cây có chồi ở dưới, sát ngay mặt đất, ví dụ: trúc, bồ công anh... gồm các dạng chi tiết hơn như:

Cây có chồi nửa ẩn nguyên thủy (Protohemicryptophytes): chỉ tính lá ở thân

Bụi hoa hồng: tính cả lá thân và gốc Dạng bụi hoa hồng: chỉ tính đến lá ở gốc

4. Cây có chồi ẩn (Cr): Gồm các cây có chồi ở hẳn dưới đất, dưới nước. Đó là chồi ngủ đông ở hẳn dưới so với mặt đất, ví dụ: thân rễ, hành, căn hành... hoặc chồi ngủ đông chìm trong nước. Nhóm này gồm 3 loại:

Chồi trong đất (Geophytes): Chồi ngủ đông trong đất khô, ví dụ: Nghệ, Hoa tu líp... có thể phân chia chi tiết thành các dạng như thân rễ, thân ngầm, căn hành, hành và củ.

Chồi bám bùn (Helophytes): chồi bám sát mặt bùn, ví dụ: sậy, Cúc vạn thọ đầm lầy...

Chồi trong nước (Hydrophytes): chồi chìm hẳn trong nước, ví dụ: Hoa súng, rong lá sắn...

5. Cây sống một năm (Th): Nhóm cây một vụ gồm những loài tồn tại trong mùa bất lợi dưới dạng hạt và chu kỳ sống của chúng được hoàn thành, gói gọn chỉ trong mùa thuận lợi. Các loài một năm là cây một vụ, nhiều loài thực vật ở sa mạc bắt buộc phải là cây một vụ.

2.2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm Excell để xử lý và mô hình hóa số liệu.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)