Phân bố tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 61 - 106)

Phân bố cây theo mặt phẳng nằm ngang là đặc điểm khá đặc trưng của lớp cây tái sinh tự nhiên là sự phân bố cây gỗ tái sinh diễn ra không đều trên mặt đất nó tạo ra những khoảng trống thiếu cây tái sinh. Trong thực tế quá trình phục hồi cho thấy có những lâm phần có mật độ cây tái sinh cao, tổ thành loài và chất lượng cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh tự nhiên.

Nghiên cứu sự phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi. Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh chúng tôi đo khoảng cách từ 1 cây được chọn ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất (n=6) để lấy trị số trung bình x , sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans. Kết quả được thống kê ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang

TT Giai đoạn Mậtđộ

(cây/ha) x U Phân bố

1 I(1-3 năm) 2545 0,2545 0,3775 -2,9012 Cụm 2 II(4-6 năm) 2347 0,2347 0,3998 -2,8708 Cụm 3 III(7-9 năm) 2910 0,2910 0,6690 -1,3038 Ngẫu nhiên 4 IV(10-12 năm) 3064 0,3064 0,9153 0,06232 Ngẫu nhiên 5 V(13-15 năm) 1728 0,1728 1,0673 -0,5279 Ngẫu nhiên

* Nhận xét:

Phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng ngang ở giai đoạn I và II có dạng phân bố cụm còn ở giai đoạn III, IV, V có dạng phân bố ngẫu nhiên. Phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất tuân theo quy luật là rừng còn non và rừng nghèo thường có dạng phân bố cụm, rừng trung bình có dạng cụm hoặc ngẫu nhiên còn rừng giàu hoặc rừng nguyên sinh phân bố có dạng đều. Kết quả này có thể được giải thích như sau: Do tính chất canh tác nương rẫy là tiến hành trên từng mảnh nhỏ và chia cắt nên diện tích không đồng đều, đồng thời do địa hình dốc nên thành phần, cấu trúc và độ phì khác nhau. Trên các mảnh đất đó, khả năng nảy mầm, sinh trưởng, phát triển của thực vật là khác nhau. Đây là nguyên nhân làm cho thảm thực vật phục hồi tự nhiên thường có phân bố cụm. Khi thảm thực vật phát triển ở giai đoạn đầu thường tập trung tạo thành các đám, sau đó trong quá trình phát triển thì số lượng cá thể của các loài tăng lên là động lực để mở rộng các đám cây này. Theo thời gian các đám cây lớn lên, mật độ tăng lên dẫn đến hiện tượng cạnh tranh nhau về không gian sống khi đó hiện tương tự tỉa thưa làm cho mật độ cây giảm đi do đó tại KVNC sự phân bố cây tái sinh chuyển từ phân bố cụm sang phân bố ngẫu nhiên

* Như vậy: Trong quá trình phục hồi thảm thực vật sau nương rẫy tại KVNC thì sự phân bố cây tái sinh trên mặt đất chuyển dần từ dạng phân bố cụm ở giai đoạn I và II sang dạng phân bố phân bố ngẫu nhiên ở giai đoạn II, III, IV. Kiểu phân bố này cho thấy khi trồng bổ xung các loài cây kế cận để cải thiện thành phần loài cây, điều chỉnh phân bố cây trên mặt đất nhằm tạo không gian hợp lý về môi trường sống như dinh dưỡng, ánh sáng.v.v..Vì vậy trong khoanh nuôi tái sinh phục hồi nên kết hợp với trồng bổ xung những cây bản địa để làm giàu rừng.

4.4. Nguồn gốc và chất lƣợng cây tái sinh

Cây gỗ tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi và hạt. Trên cơ sở số liệu thu thập trong quá trình điều tra ở các giai đoạn khác nhau chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh giá chất lƣợng cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi rừng

Giai đoạn Mật độ (cây/ha)

Nguồn gốc(%) Chất lƣợng (%) Hạt Chồi Tốt Trung bình Xấu

1-3 năm 2545 89,2 10,8 68,3 20,4 11,3

4-6 năm 2347 87,8 12,2 62,4 24,13 13,47

7-9 năm 2910 86,5 13,5 54,1 27,74 18,16

10-12 năm 3064 85,8 14,2 61,8 23,06 15,14

- 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00

1-3 năm 4-6 năm 7-9 năm 10-12 năm 13-15 năm

Giai đoạn

(%)

Hạt Chồi

Hình 4.4. Nguồn gốc cây tái sinh

0 10 20 30 40 50 60 70 80

1-3 năm 4-6 năm 7-9 năm 10-12 năm 13-15 năm

Giai đoạn

(%

) Tốt

Trung bình Xấu

Hình 4.5. Chất lƣợng cây tái sinh ở các giai đoạn phục hồi rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhận xét:

Trong 5 giai đoạn phục hồi rừng ở KVNC cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm tỷ lệ trên 80%, cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm tỷ lệ từ 10- 14%. Nguyên nhân là do những cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt có đời sống

dài, sức sống tốt hơn, khả năng chống lại những điều kiện bất lợi tốt hơn những cây tái sinh từ chồi.

Chất lượng cây tái sinh: Trong các giai đoạn phục hồi rừng thì cây có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ cao nhất từ 54,1% đến 68,3%, cây trung bình từ 20,4% đến 27,74%, cây xấu chiếm tỷ lệ thấp nhất từ 11,3% đến 18,16%.

Như vậy: Trong KVNC phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng để tạo ra những thế hệ cây gỗ tốt có giá trị trong tương lai.

4.5. Đa dạng về dạng sống

Thành phần dạng sống là dấu hiệu đặc trưng nhất cho mỗi hệ thực vật. Dạng sống biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường sống. Nghiên cứu dạng sống cho thấy mối quan hệ chặt chẽ của thực vật với điều kiện tự nhiên của từng vùng và biểu hiện sự tác động của các điều kiện sinh thái đến từng loài thực vật. các số liệu nghiên cứu thế hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.11. Thành phần dạng sống ở KVNC

Dạng sống

I(1-3 năm) II(4-6 năm) III(7-9năm) IV(10-12 năm) V(13-15 năm) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Số loài Tỷ lệ (%) Ph 68 38 75 41,9 128 60,4 138 74,2 132 65,7 Ch 25 14 27 15,1 24 11,3 22 10,9 14 7,5 He 36 20,1 29 16,2 26 12,3 23 11,4 15 8,1 Cr 15 8,4 23 12,8 16 7,5 14 7 13 7 Th 35 19,6 25 14 18 8,5 10 5 6 3,2 Tổng 179 100 179 100 212 100 201 100 186 100

56.50% 11.70% 13.50% 8.50% 9.80% Ph Ch He Cr Th Hình 4.6. Phân bố thành phần dạng sống tại KVNC

Thành phần phổ dạng sống tại khu vực nghiên cứu là:

SB = 56,5Ph + 11,7Ch + 13,5He + 8,5Cr + 9,8Th

* Nhận xét:

Trong các giai đoạn phục hồi rừng có 5 dạng sống cơ bản là: Cây chồi trên mặt đất (Ph), cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây sống một năm (Th). Trong đó cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao nhất là 56,5%, cây chồi sát mặt đất (Ch) là 11,7%, cây chồi nửa ẩn (He) là 13,5%, cây chồi ẩn (Cr) là 8,5%, cây sống một năm (Th) là 9,8%. Tỷ lệ cây có chồi trên mặt đất (Ph) tăng dần qua các giai đoạn từ 38 % đến 74,2 %. Còn tỷ lệ các nhóm cây khác thì giảm dần qua các giai đoạn. Đặc biệt nhóm cây sống một năm khi rừng phục hồi được 13-15 năm thì chỉ còn 6 loài.

4.6. Đề xuất và giải pháp

Để duy trì và phát triển được vốn rừng có hiệu quả thì giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh sẽ mang lại lợi ích lớn. Đây là giải pháp quan

trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng tự nhiên. Khoanh nuôi tái sinh rừng là quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên với sự can thiệp hợp lý của con người nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh bảo đảm sự tồn tại của rừng và có xu hướng mở rộng diện tích rừng, cung cấp nguồn gỗ ổn định, giảm giá thành đầu tư cho trồng rừng và phát huy chức năng phòng hộ. Xúc tiến khoanh nuôi tái sinh tự nhiên với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm giảm nguồn vốn chi phí đầu tư, công lao động mà thu được kết quả và chất lượng từ rừng. Nhưng cần lưu ý đó là, phải nuôi dưỡng, bảo vệ mầm chồi, chăm sóc, phòng chống sâu bệnh.v.v.. nhằm cải thiện điều kiện tái sinh của cây rừng, xúc tiến tái sinh rừng nghèo để nâng cao chất lượng cây rừng.

Nội dung xúc tiến tái sinh rừng bao gồm: chọn loại cây có năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và kỹ thuật làm giầu cho rừng. Ngoài những cây tái sinh có giá trị, cần trồng thêm cây và chăm sóc cây trồng, xử lý băng chừa bằng cách phát dây leo, cây bụi, cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích, đảm bảo tán che hợp lý để cây không bị chèn ép và phát triển tốt. Cần phối hợp quá trình hình thành thế hệ mới của rừng bằng cách phối hợp giữa tái sinh tự nhiên với tái sinh nhân tạo trên cùng một khoảng rừng. Đồng thời, xác định các biện pháp kỹ thuật cơ bản nhằm phát huy lợi thế từ rừng giúp rừng sinh trưởng phát triển tốt, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần nâng độ che phủ rừng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Trong KVNC ở độ cao <700m có 2 kiểu thảm thực vật là kiểu thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng. Kiểu thảm thực vật tự nhiên có 4 lớp quần hệ đó là lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ thảm cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Rừng trồng có rừng thuần loài cây Quế.

Lớp quần hệ rừng kín có 2 kiểu rừng là rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp, trong kiểu rừng này có rừng cây gỗ lá rộng; Rừng tre nứa nhiệt đới địa hình thấp và núi thấp, trong kiểu rừng này có rừng thuần loài hỗn giao với cây lá rộng.

Lớp quần hệ rừng thưa gồm 2 kiểu rừng: Rừng thưa thường xanh ở địa hình thấp và rừng thưa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp.

Lớp quần hệ thảm cây bụi gồm: Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới.

Lớp quần hệ thảm cỏ có thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn và thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ. Kiểu này có thảm cỏ thấp dạng lúa không chịu hạn.

2. Quá trình tái sinh tự nhiên của cây gỗ chịu tác động của các nhân tố môi trường như: vị trí địa hình, mức độ thoái hóa đất.

Về vị trí địa hình: Số lượng loài, mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân núi đến đỉnh núi chân núi có 52 loài, Mật độ cây tái sinh 4830 cây/ha; Sườn núi có 47 loài và Mật độ cây tái sinh 4217 cây/ha; Đỉnh núi có 39 loài và Mật độ cây tái sinh là 3251 cây/ha. Mật độ tái sinh giảm dần theo cấp độ dốc: Mật độ tái sinh ở cấp độ dốc I là lớn nhất và thấp nhất là câp độ dốc III.

Mức độ thoái hóa đất: Trên đất thoái hóa nhẹ mật độ và tỷ lệ cây tái sinh đạt cao nhất: Tổng số loài là 68 loài, mật độ cây tái sinh là 4892 cây/ha; Trên đất thoái hóa nặng là thấp nhất: Tổng số loài là 64 loài, mật độ cây tái sinh là 3990 cây/ha.

3. Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao và cấp đường kính có sự thay đổi qua mỗi giai đoạn phục hồi rừng. Đồ thị phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao và cấp đường kính có dạng 1 đỉnh lệch phải. Ở những giai đoạn sau của thời gian phục hồi rừng số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao và đường kính tăng dần. Thời gian phục hồi rừng càng lâu thì càng có nhiều cấp chiều cao và cấp đường kính, sự phân hóa cấp chiều cao và cấp đường kính ngày càng rõ: Từ 4-6 năm đường kính dao động từ 2,25 cm đến 8.75 cm; Từ 13-15 năm đường kính ngang ngực dao động từ 2,25 cm đến 13,25 cm.

4. Mật độ cây gỗ tái sinh giảm khi thời gian phục hồi tăng; phân bố cây gỗ tái sinh chuyển dần từ phân bố cụm giai đoạn I, giai đoạn II sang phân bố ngẫu nhiên ở giai đoạn III, IV, V. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng sống của cây gỗ tái sinh có 5 dạng sống cơ bản: Cây chồi trên mặt đất (Ph), cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây sống một năm (Th). Trong đó cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao nhất.

SB = 56,5Ph + 11,7Ch + 13,5He + 8,5Cr + 9,8Th Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên về cấu trúc, đặc điểm tái sinh tự nhiên của cây gỗ phục hồi sau nương rẫy ở các thảm thực vật khác tại Nà Hẩu nói riêng và trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp bảo vệ, quản lý rừng và khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh nhằm phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy của địa phương một cách có hiệu quả, bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Hồng Ban (2000), Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái.

2. Âu Văn Bẩy (2005), Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập của một số hồ trọng điểm ở miền bắc Việt Nam, luận văn thạc sĩ sinh học, Thái Nguyên. 3. Catinot R. (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi, Vương Tấn

Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHLN Việt Nam.

4. Hoàng Chung (2005), Quần xã học thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Chuyên (1988), Cấu trúc tăng trưởng sản lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài thuộc ba vùng kinh tế lâm nghiệp ở Việt Nam, Tóm tắt luận án tiến sĩ khoa học tại Hungary, bản tiếng Việt tại Thư việnQuốc gia, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Duy Chuyên (1995), Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 1995, tr.53-56.

7. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp, 94(5), tr. 14 - 15.

8. Lâm Phúc Cố (1996), Nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại Lâm trường Púng Luông, Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên. Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh tháivà Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

10. Bùi Thế Đồi (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên quần xã thực vật rừng trên núi đá vôi tại ba địa phương ở miền Bắc Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm nghiệp.

11. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

12. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 2/91, tr. 3-4.

13. Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1- 3, Nxb Monteal. 14. Nguyễn Đức Khiển (2005), Tài nguyên và môi trường tiềm năng và thách

thức, NXB Nông nghiệp.

15. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9).

16. Phan Kế Lộc(1985) “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí sinh học, (12), tr.27-29.

17. Nguyễn Ngọc Lung, Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười.

Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môitrường, Hà Nội 1993.

18. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn. "Khả năng tái sinh tự nhiên thảm thực vật vùng núi cao Sa Pa". Tạp chí Lâm Nghiệp, 2/1995, tr.12-13 19. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư, Lê Đồng Tấn. "Diễn thế thảm thực vật sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 61 - 106)