Các loại đất đai ở KVNC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 106)

Diện tích đất Lâm nghiệp và đất đồi núi chưa sử dụng là 41500ha, chiếm 95,8%. Đất nông nghiệp chủ yếu được sử dụng làm nương rẫy, trồng lúa, màu và cây lâu năm với tổng số 1464,9ha, chiếm 3,3%. Các loại đất khác chiếm 0,9%. Độ che phủ của rừng trên toàn khu vực là 62,2%, với tổng diện tích tự nhiên 16950ha, có 470,04 ha đất nông nghiệp (chiếm 2,9%). Đất Lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá là 16452,64ha (chiếm 97,1%). Đất ở nông thôn 27,32ha, chiếm 0,2%. Trong diện tích dự kiến làm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt không có đất nông nghiệp và đất ở.

Bảng 3.2. Các loại đất ở KVNC Các loại đất đai Hẩu TT Tổng diện tích tự nhiên 5680,0 Đất nông nghiệp 363,30

1 Đất ruộng lúa, màu 55,70

2 Đất nương rẫy 282,21

3 Đất trồng cây hàng năm khác 23,25

4 Đất trồng cây lâu năm 2,14

Đất Lâm nghiệp 4577,97

1 Đất rừng tự nhiên 4492,57

2 Đất có rừng trồng, rừng Quế 85,40

Đất ở nông thôn 8,92

Đất chƣa sử dụng 729,81

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 718,04

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Hiện trạng thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

Thảm thực vật nguyên sinh tại KVNC trước kia là kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, nhưng đến nay thảm thực vật này đã bị phá huỷ thay thế vào đó là các kiểu thảm thực vật thứ sinh nhân tác. Hiện trạng các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu chúng tôi sơ bộ phân loại như sau:

- Rừng trồng: rừng trồng thuần loại chỉ có một loài cây Quế

- Thảm thực vật tự nhiên

Áp dụng theo bảng phân loại của UNESCO (1973) [46]. Theo bảng phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại mà không phụ thuộc là thảm thực vật nguyên sinh hay thảm thực vật thứ sinh tương đối ổn định, hay là thảm thực vật tạm thời, hệ thống phân loại như sau:

I. Lớp quần hệ (Formation class)

I.A. Phân lớp quần hệ (Formation subclass). I.A.1. Nhóm quần hệ (Formation group)

I.A.1.1. Quần hệ (Formation)

I.A.1.1.1. Dưới quần hệ (Subfmation).

Trong các bậc phân loại trên thì từ bậc quần hệ trở lên đều có tiêu chuẩn phân loại cụ thể, riêng ở bậc dưới quần hệ, chúng tôi áp dụng các chỉ tiêu về độ ưu thế của các loài cây (tỷ lệ tổ thành loài) theo Thái Văn Trừng [33].

Chúng tôi phân loại thảm thực vật tại KVNC (độ cao dưới 700m so với mực nước biển) theo khung phân loại của UNESCO (1973) như sau:

I. Lớp quần hệ rừng kín

I.A.1a. Rừng nhiệt đới thƣờng xanh mƣa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<700m). có 2 loại hình thực vật:

I.A.1a (1) Rừng cây gỗ lá rộng

Kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300 m trở lên, là những rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt có cấu trúc 2 tầng cây gỗ :

Tầng 1: Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 15 -20m, đường kính trung bình 15-20 cm, có mật độ khoảng 600 - 800 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác nên một số nơi có độ cao trên 350m, còn có những cây gỗ ở rừng nguyên sinh trước kia còn sót lại, có chiều cao 20m đến 25m, đường kính 35cm đến 50cm. Các số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC chúng tôi xác định được 2 ưu hợp:

Táu mặt quỷ (Hopera hongayensis)+ Sến (Madhuca pasquieri). Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica) + Kháo (Phoebe lanceolata) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tầng 2: Tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 12m, thành phần ưu thế là Thị núi (Dospyos bangoiensis), Vàng anh (Saraca dives), Gù hương (Cinnamomum balansae) và Dẻ gai ấn độ (Castanopsisindica).

Tầng 3: Tầng cây bụi, thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu dầu

(Euphorbiaceae), họ Cam (Rutaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), họ Na (Annonaceae), ở độ cao trên 300m còn có Sặt (Arundinaria).

Thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chính là các loài cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), và các loài Dương xỉ.

I.A.1b. Rừng tre nứa (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình thấp và núi thấp.

Có rừng Giang (Ampelocalamus patellaris) được hình thành do rừng bị khai thác kiệt. Kiểu rừng này thường là những khoảnh tuuwong đối lớn có diện tích 10 - 15 ha, được phân bố trên độ cao dưới 400m.

I.A.1b (2). Rừng hỗn giao với cây lá rộng

Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dullooa) hỗn giao cây lá rộng, phân bố ở độ cao từ 200m - 400m. Trong rừng nứa có một số cây gỗ có mật độ thưa 150 - 200cây/1ha, các loài cây gỗ thường gặp: Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Sổ (Dillenia indica), Gió (Rhamnoneuron balansae)...

Có ưu hợp Vầu đắng (Indosasa arnabilis Mc clure)

Thảm tươi có độ dày rậm Cop2, thành phần chính là các loài cây chịu bóng và các loài Dương xỉ.

II. Lớp quần hệ rừng thƣa

II.A.1a. Rừng thƣa thƣờng xanh ở địa hình thấp và núi thấp

Đó là rừng phục hồi sau khai thác kiệt và sau nương rẫy, kiểu rừng này phân bố chủ yếu ở sườn núi và ven chân đồi. Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 12m, đường kính trung bình 11 - 13cm có độ tàn che 0,6 - 0,7.

Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài cây thường xanh: Kháo (Phoebe lanceolata.); Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica); Bùng bụp nâu (Mallotus paniculatus); Chẹo (Engelhardtia roburghiana); Trám trắng (Canarium album); Trâm (Syzyum cinereum); Thị núi (Dyospyrosbangoiensis).

Dưới tầng cây gỗ là cây bụi và lớp cây con tái sinh, các loài thường gặp: Me rừng (Phyllanthus emblica); Thàu táu (Aporosa sphaerosperma);

Thảm tươi thưa, chủ yếu là các loài cây ưa sáng như: Cỏ gừng (Panicum repens); Ráng (Diplazium mettenianum); Chân xỉ (Pteris linearis) và một số loài thuộc họ Ráy (Araceae); họ Gừng (Zigiberaceae). Có một số loài dây leo thuộc họ Đậu (Fabaceae)...

- Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica) + Chẹo (Engelhardtia roburghiana) + Kháo (Phoebelanceolata)

- Re trắng lá to (Phoebe tavoyana) + Trám trắng (Canarium album) + Bùng bụp nâu (Mallotus paniculatus) .

- Trâm (Syzyum cinereum ) + Thị núi (Dyospyros bangoiensis)

II.A.1b. Rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Các quần xã thuộc quần hệ này rụng lá về mùa khô, thời gian rụng lá từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 , chúng tôi xác định 2 ưu hợp sau:

- Sau sau (Liquidambar formosana) + Trôm (Sterculia lanceolata). Ưu hợp này gặp trên sườn núi độ cao từ 200 đến 300m, độ dốc 200

.

- Kháo (Phoebe lanceolata) + Trôm (Sterculia lanceolata). Ưu hợp này thường phân bố trên sườn núi. Kháo chiếm khoảng 60%, còn lại là Trôm và các loài cây thường xanh khác.

III. Lớp quần hệ thảm cây bụi

III.A.1a. Thảm cây bụi nhiệt đới chủ yếu thƣờng xanh cây lá rộng trên đất địa đới.

Các quần xã này hình thành phá rừng làm nương rãy, trong thảm này có một số loài cây gỗ hai lá mầm mọc rải rác, ngoài ra còn có các loài cây bụi mọc trên các vùng đồi như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa); Mua (Melastoma normale); Hoắc quang (Wendlandia paniculata); Găng (Randia spinosa); Phèn đen (Phyllanthus riticulatus); Me rừng (Phyllanthus emblica).

IV. Lớp quần hệ thảm cỏ

IV.A.1 Thảm cỏ dạng lúa trung bình nhiệt đới có hay không có cây gỗ IV.A.1a. Thảm cỏ dạng lúa trung bình chịu hạn

Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu được hạn: Mua (Melastoma normale), Găng (Randia spinosa), Me rừng (Phyllanthus emblica), Thàu táu (Aporosa dioica), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có ưu hợp Lách (Saccharum spontaneum) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica).

IV.B.1. Thảm cỏ thấp không dạng lúa có hay không có cây gỗ

IV.B.1a. Thảm cỏ thấp không dạng lúa chịu hạn: hình thành trên đất

sau nương rẫy và sau khai thác trắng, phân bố trên các sườn núi độ cao từ 150m trở xuống. Cây bụi có Me rừng (Phyllanthus emblica), Găng (Randia spinosa), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma normale).

Có ưu hợp Guột (Dicranoteris linearis)

Nhận xét: Trong khu vực nghiên cứu có 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín; Lớp quần hệ rừng thưa; Lớp quần hệ thảm cây bụi và Lớp quần hệ thảm cỏ. Trong mỗi lớp quần hệ này có các kiểu thảm thực vật tương ứng.

4.2. Các nhân tố sinh thái ảnh hƣởng đến quá trình tái sinh phục hồi rừng

4.2.1. Ảnh hưởng của vị trí địa hình

Để nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến quá trình tái sinh chúng tôi chọn 3 vị trí nghiên cứu: chân núi, sườn núi và đỉnh núi. Ở mỗi vị trí địa hình chúng tôi đặt tương ứng 9 OTC với các chỉ tiêu nghiên cứu là: Số loài cây tái sinh, tổng số loài, mật độ cây và tổ thành loài. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của vị trí địa hình đến tái sinh của cây gỗ

Chỉ tiêu nghiên cứu Vị trí địa hình

Chân núi Sƣờn núi Đỉnh núi

Số OTC 9 9 9

Số loài/OTC 52 47 39

Tổng số loài 62 58 52

Mật độ (cây/ha) 4830 4217 3251

Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của địa hình đến tổ thành cây gỗ tái sinh (tỷ lệ %)

TT

Tổ thành loài cây (%)

Chân núi Sƣờn núi Đỉnh núi

Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ 1 Thừng mực 26,6 Ba Gạc 37,2 Ba Gạc 36,5 2 Ba gạc 18,8 Thừng mực 17,3 Thành Ngạnh 22,1

3 Thành ngạnh 8,1 Mua 8,2 Mua 11,1

4 Hu đay 7,1 Sim 5,5 Sim 4,5

5 Mua 5,8 Ba soi 4,7 Thừng mực 5,5 6 Sim 5 Thành Ngạnh 4,9 Các loài khác 20,2 7 Ba soi 2,4 Me rừng 7,4 8 Me rừng 2,6 Các loài khác 14,7 9 Chẹo 2,3 10 Các loài khác 21,3 Tổng 100 100 100

Từ kết quả của bảng 4.1 cho thấy:

- Tổng số loài ở 3 vị trí nghiên cứu có sự khác nhau: Ở chân núi có tổng số 62 loài, ở sườn núi có 58 loài và ở đỉnh núi có 52 loài. Như vậy tổng số loài ở chân núi nhiều hơn số lượng loài ở sườn núi là 4 loài và nhiều hơn số lượng loài ở đỉnh núi là 10 loài. Số loài/OTC ở chân núi là cao nhất 52 loài, sườn núi 47 loài, đỉnh núi là 39 loài.

- Về mật độ cây tái sinh: Mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân núi đến đỉnh núi: chân núi có 4830 cây/ha; sườn núi có 4217 cây/ha, đỉnh núi thì mật độ cây tái sinh giảm còn 3251 cây/ha.

- Thành phần che phủ của thảm cây bụi và thảm tươi cũng khác nhau: Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở chân núi là lớn nhất 65%, sườn núi 52 %, đỉnh núi 42 %

- Hệ số tổ thành loài ở các vị trí địa hình cũng có sự khác nhau: Ở chân núi có 9 loài, ở sườn núi có 7 loài và ở đỉnh núi có 5 loài. Ở đỉnh núi những loài cây bụi chiếm ưu thế: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis ), Hu đay (Trema angustifolia), Ba gạc (Rauvolfia verticillata). Như vậy các số liệu cho thấy thảm thực vật tái sinh có tính đa dạng loài tương đối cao.

Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác nhau như trên là do độ sâu của tầng đất, tính chất lý - hóa học và độ ẩm của đất. Ở chân núi các yếu tố về môi trường đất là thuận lợi hơn, do quá trình rửa trôi làm cho chân núi có tầng đất dày hơn và độ phì nhiêu cao hơn thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, càng lên cao thì đất thường mỏng hơn do bị xói mòn nên số lượng loài ít hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Ảnh hƣởng của độ dốc

Chúng tôi chia cấp độ dốc thành 3 cấp: Cấp I (< 200

), Cấp II (200 - 250), cấp III (> 250

)

Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tái sinh cây gỗ

TT Các chỉ tiêu nghiên cứu Cấp độ dốc Cấp I (<200 ) Cấp II (200 - 250) Cấp III (> 250) 1 Số OTC 9 9 9 2 Số loài/OTC 47 44 36 3 Tổng số loài 56 53 53 4 Mật độ 5160 4780 3542

Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tổ thành loài (%) TT Tên loài Cấp I (<200 ) Cấp II (200 - 250) Cấp III (> 250) 1 Thừng mực 33,9 26,6 47,7 2 Ba gạc 4,5 11,7 4,8 3 Thành ngạnh 7,5 5,5 11 5 Mua 7,5 10,8 9,8 6 Sim 6,1 7,4 7,2 7 Ba soi 5,4 6,3 8 Me rừng 10,4 15,1 9 Chẹo 3,5 10 Hu đay 1,4 11 Các loài khác 19,9 16,6 19,5 Tổng 100 100 100

Các kết quả trong bảng 4.3 cho thấy:

- Tổng số loài ở 3 cấp độ dốc có sự khác nhau. Cấp độ dốc II và III có tổng số loài bằng nhau là 53 loài. Cấp độ dốc I có tổng số loài nhiều hơn cấp độ dốc I và III là 3 loài.

- Mật độ cây tái sinh giảm dần từ cấp độ dốc I đến cấp độ dốc III. Trong đó: Mật độ cây tái sinh ở cấp độ dốc I là 5160 cây/ha, cấp độ dốc II là 4780 cây/ha, cấp độ dốc III là 3542 cây/ha.

Các số liệu trong bảng 4.4 cho thấy mức độ phong phú của tổ thành loài cây cao nhất ở cấp độ dốc I, cấp độ dốc III có hệ số tổ thành ít nhất.

* Nhận xét: Sự thay đổi về mật độ, số lượng và chất lượng cây tái sinh là do sự tác động tổng hợp của các yếu tố như: vị trí địa hình, độ dốc, sự xói mòn và rửa trôi. Những nơi có đất độ dốc cao thì sự xói mòn xảy ra mạnh làm cho

lớp đất mặt bị sói mòn mang theo các chất dinh dưỡng và hạt giống được chuyển đến địa hình thấp hơn.

4.2.2. Ảnh hưởng của sự thoái hóa đất

Dựa vào số liệu về thành phần tính chất lý hóa học và vi sinh vật đất, điều kiện cụ thể của KVNC. Chúng tôi chia đất sau nương rẫy ở KVNC ra làm 2 mức độ thoái hóa như sau:

Đất thoái hóa nhẹ: Phẫu diện đất chưa bị phá hủy, các tầng đất còn đầy đủ và dễ phân biệt. Tầng A dày từ 15 - 20 cm, hàm lượng mùn tầng (0 - 10 cm) trên 3%. Loại đất này có ở rừng phục hồi từ 13 - 15 năm.

Đất thoái hóa trung bình: Phẫu diện đất chưa bị phá hủy, có thể bị xói mòn tầng đất mặt. Tầng A < 10 cm, hàm lượng mùn tầng (0 - 10 cm) từ 1 - 3%. Loại đất này có ở dưới các thảm thực vật đang bị khai thác kiệt trong nhiều năm hoặc đất bị bỏ hóa sau nhiều năm canh tác.

Ở mỗi trạng thái đất thoái hóa chúng tôi đặt 9 OTC. Các số liệu về các chỉ tiêu: Số loài, mật độ, tổ thành loài được thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của thoái hóa đất đến cây gỗ tái sinh trong một số quần xã thực vật tại KVNC Chỉ tiêu nghiên cứu Mức độ thoái hóa đất Nhẹ Trung bình Số OTC 9 9 Số loài/OTC 47 43 Tổng số loài 68 64 Mật độ (cây/ha) 4892 4540 TT Tổ thành loài cây (%)

Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ

1 Ba Gạc 25,5 Ba Gạc 21,01 2 Thừng mực 21,3 Sim 16,2 3 Mua 7,95 Mua 13,04 4 Sim 6,7 Thừng mực 8,2 5 Ba soi 6,1 Me rừng 8,7 6 Thành Ngạnh 4,8 Ba soi 6,8 7 Me rừng 5,8 Thành Ngạnh 11,96 8 Loài khác 21,7 Loài khác 14,1 Tổng 100 100 Kết quả bảng 4.5 ta thấy:

Đất thoái hóa nhẹ có số loài/OTC nhiều hơn đất thoái hóa trung bình là 4 loài. Tổng số loài khác nhau không đáng kể.

Mật độ cây giảm dần theo các mức độ thoái hóa, trong đó đất bị thoái hóa nhẹ là 4892 cây/ha, đất thoái hóa trung bình là 4540 cây/ha. Như vậy đất thoái hóa trung bình có mật độ cây ít hơn đất thoái hóa nhẹ là 352 cây.

Tổ thành loài cây trên đất thoái hóa nhẹ và trung bình bằng nhau. Như vậy sự khác nhau về tổ thành loài cây ở 2 mức độ thoái hóa là không nhiều. Tổ thành loài cây ưu thế trên đất thoái hóa nhẹ là : Ba gạc (Rauvolfia verticillata (Lour.)Baill.), Thừng mức(Holarrhena antidysenteria).

* Nhận xét: Mức độ thoái hóa của đất có ảnh hưởng đến thành phần loài, mật độ tái sinh và tổ thành loài thực vật tái sinh.

4.2.3. Ảnh hưởng của tuổi phục hồi rừng

Nghiên cứu ảnh hưởng của các giai đoạn phục hồi rừng đến quá trình tái sinh kết quả thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của tuổi phục hồi rừng đến tái sinh của thảm thực vật Giai đoạn phục hồi I (1-3 năm) II (4-6 năm) III (7-9 năm) IV (10-12 năm) V (13-15 năm) Tổng Mật độ (cây/ha) 2545 2347 2910 3064 1728 12594 Tỷ lệ (%) 20,2 18,6 23,1 24,3 13,7 100 20.20% 18.60% 23.10% 24.30% 13.70% 1-3 năm 4-6 năm 7-9 năm 10-12 năm 13-15 năm

Từ bảng 4.6 ta thấy:

Mật độ cây tái sinh ở giai đoạn I là 2545 cây/ha, giai đoạn II là 2347 cây/ha, giai đoạn III là 2910 cây/ha, giai đoạn IV là 3064 cây/ha, giai đoạn V (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 43 - 106)