Điều tra chi tiết theo ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 32 - 35)

Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4 ô tiêu chuẩn (OTC). Mỗi OTC có diện tích là 400m2 (20m x 20m) đối với rừng thứ sinh và thảm cây bụi; 16m2 (4m x 4m) đối với thảm cỏ.

Trên các OTC bố trí các ô dạng bản nằm trên các đường chéo, các góc vuông và các cạnh sao cho tổng diện tích các ô dạng bản phải đạt từ 1/3 diện tích các OTC trở lên. Diện tích các ô dạng bản là 4m2

(2m x 2m) đối với rừng thức sinh và thảm cây bụi, 1m2

(1m x 1m) đối với thảm cỏ. Ngoài ra dọc 2 bên tuyến cũng đặt các ô dạng bản phụ để thu thập số liệu bổ xung.

Hình 2.1. Sơ đồ bố trí các ô dạng bản trong OTC

Trong các OTC thống kê thành phần loài, số lượng cây tái sinh, dạng sống, đo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính thân cây (D1.3) và độ phủ (%) vào phiếu điều tra.

Đo chiều cao vút ngọn, những cây có Hvn từ 4m trở xuống bằng sào có chia vạch đến 0,1m, đối những cây cao trên 4m được đo bằng thước Blumeleiss theo nguyên tắc lượng giác.

Đo đường kính ngang ngực D1.3: Với cây có đường kính từ 2,5 cm đến 20 cm đo trực tiếp bằng thước kẹp với độ chính xác 0,1cm. Các cây có đường kính >20cm đo chu vi bằng thước dây. Sau đó tra bảng tương quan đường kính - chu vi để tính đường kính tương ứng.

* Mật độ cây tái sinh tính theo công thức (2 -1). .10000

n N

S (2 - 1) Trong đó: S diện tích ô điều tra (m2

).

n là số lượng cây tái sinh điều tra.

* Tỷ lệ tổ thành loài cây (n%) được tính theo công thức (2-2). n% = 1 i m i i n n . 100

Trong đó: ni là tổng số cây của một loài trong một giai đoạn. m là tổng số loài cây trong một giai đoạn.

Nếu ni 5 % loài đó được tham gia vào công thức tổ thành. Nếu ni < 5 % thì loài đó không tham gia vào công thức tổ thành. * Hệ số tổ thành loài cây (H) được tính theo công thức (2-3). H ni . 1 10 m i i n

Trong đó: ni là tổng số cây của một loài trong một giai đoạn. m là tổng số loài cây trong một giai đoạn.

10 là hệ số tổ thành được tính theo phần mười .

* Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang (phân bố khoảng cách từ một điểm ngẫu nhiên đến các cây lân cận). Ứng dụng phương pháp ô 6 cây của Thomasius, mỗi kiểu thảm thực vật chọn 36 vị trí ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất. Khi đó trong phân bố Poisson được phép sử dụng tiêu chuẩn U (Phân bố chuẩn) của Clark và Evans để đánh giá khi dung lượng mẫu đủ lớn. Qua đó dự đoán được đặc điểm giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu.

U tính theo công thức (2-4) ( . 0,5). 0, 26136 x n U (2-4) Trong đó:

x : Là giá trị trung bình khoảng cách gần nhất của n lần quan sát. : Là mật độ cây tính trên một đơn vị diện tích tương ứng (cây/m2). n: Là số lần quan sát.

Nếu U 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều. Nếu U 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố cụm.

Nếu 1,96 U 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. * Đánh giá chất lượng cây tái sinh: Theo 3 cấp, cây tốt, cây trung bình và cây xấu. Trong đó:

Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt không sâu bệnh.

Cây trung bình là cây không cong queo, không sâu bệnh, không gãy cành cụt ngọn nhưng khả năng sinh trưởng kém hơn, có thể còn đang bị chèn ép bởi tầng cây bụi và thảm tươi.

* Xác định nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt hay chồi) bằng mắt.

* Xác định độ che phủ bằng mắt thường và tính theo tỉ lệ phần trăm diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ nhiều của thảm tươi, cây bụi xác định theo tiêu chuẩn của Drude.

Bảng 2.1. Kí hiệu độ nhiều của thực bì theo đúng tiêu chuẩn Drude

Kí hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75 - 100 % diện tích Cop 3 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 50 - 70 % diện tích Cop 2 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 25 - 50 % diện tích Cop 1 Thực vật mọc rộng khắp che phủ 5 - 25 % diện tích Sp Thực vật mọc rộng khắp che phủ 5 diện tích trở xuống Sol Thực vật mọc rải rác phân tán

Un Một vài cây cá biệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gr Thực vật phân bố không đều, mọc từng nhóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 32 - 35)