Để nghiên cứu ảnh hưởng của địa hình đến quá trình tái sinh chúng tôi chọn 3 vị trí nghiên cứu: chân núi, sườn núi và đỉnh núi. Ở mỗi vị trí địa hình chúng tôi đặt tương ứng 9 OTC với các chỉ tiêu nghiên cứu là: Số loài cây tái sinh, tổng số loài, mật độ cây và tổ thành loài. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.1 và bảng 4.2.
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của vị trí địa hình đến tái sinh của cây gỗ
Chỉ tiêu nghiên cứu Vị trí địa hình
Chân núi Sƣờn núi Đỉnh núi
Số OTC 9 9 9
Số loài/OTC 52 47 39
Tổng số loài 62 58 52
Mật độ (cây/ha) 4830 4217 3251
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của địa hình đến tổ thành cây gỗ tái sinh (tỷ lệ %)
TT
Tổ thành loài cây (%)
Chân núi Sƣờn núi Đỉnh núi
Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ Tên loài Tỷ lệ 1 Thừng mực 26,6 Ba Gạc 37,2 Ba Gạc 36,5 2 Ba gạc 18,8 Thừng mực 17,3 Thành Ngạnh 22,1
3 Thành ngạnh 8,1 Mua 8,2 Mua 11,1
4 Hu đay 7,1 Sim 5,5 Sim 4,5
5 Mua 5,8 Ba soi 4,7 Thừng mực 5,5 6 Sim 5 Thành Ngạnh 4,9 Các loài khác 20,2 7 Ba soi 2,4 Me rừng 7,4 8 Me rừng 2,6 Các loài khác 14,7 9 Chẹo 2,3 10 Các loài khác 21,3 Tổng 100 100 100
Từ kết quả của bảng 4.1 cho thấy:
- Tổng số loài ở 3 vị trí nghiên cứu có sự khác nhau: Ở chân núi có tổng số 62 loài, ở sườn núi có 58 loài và ở đỉnh núi có 52 loài. Như vậy tổng số loài ở chân núi nhiều hơn số lượng loài ở sườn núi là 4 loài và nhiều hơn số lượng loài ở đỉnh núi là 10 loài. Số loài/OTC ở chân núi là cao nhất 52 loài, sườn núi 47 loài, đỉnh núi là 39 loài.
- Về mật độ cây tái sinh: Mật độ cây tái sinh giảm dần từ chân núi đến đỉnh núi: chân núi có 4830 cây/ha; sườn núi có 4217 cây/ha, đỉnh núi thì mật độ cây tái sinh giảm còn 3251 cây/ha.
- Thành phần che phủ của thảm cây bụi và thảm tươi cũng khác nhau: Độ che phủ của cây bụi, thảm tươi ở chân núi là lớn nhất 65%, sườn núi 52 %, đỉnh núi 42 %
- Hệ số tổ thành loài ở các vị trí địa hình cũng có sự khác nhau: Ở chân núi có 9 loài, ở sườn núi có 7 loài và ở đỉnh núi có 5 loài. Ở đỉnh núi những loài cây bụi chiếm ưu thế: Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinensis ), Hu đay (Trema angustifolia), Ba gạc (Rauvolfia verticillata). Như vậy các số liệu cho thấy thảm thực vật tái sinh có tính đa dạng loài tương đối cao.
Theo chúng tôi sở dĩ có sự khác nhau như trên là do độ sâu của tầng đất, tính chất lý - hóa học và độ ẩm của đất. Ở chân núi các yếu tố về môi trường đất là thuận lợi hơn, do quá trình rửa trôi làm cho chân núi có tầng đất dày hơn và độ phì nhiêu cao hơn thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, càng lên cao thì đất thường mỏng hơn do bị xói mòn nên số lượng loài ít hơn.
* Ảnh hƣởng của độ dốc
Chúng tôi chia cấp độ dốc thành 3 cấp: Cấp I (< 200
), Cấp II (200 - 250), cấp III (> 250
)
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tái sinh cây gỗ
TT Các chỉ tiêu nghiên cứu Cấp độ dốc Cấp I (<200 ) Cấp II (200 - 250) Cấp III (> 250) 1 Số OTC 9 9 9 2 Số loài/OTC 47 44 36 3 Tổng số loài 56 53 53 4 Mật độ 5160 4780 3542
Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tổ thành loài (%) TT Tên loài Cấp I (<200 ) Cấp II (200 - 250) Cấp III (> 250) 1 Thừng mực 33,9 26,6 47,7 2 Ba gạc 4,5 11,7 4,8 3 Thành ngạnh 7,5 5,5 11 5 Mua 7,5 10,8 9,8 6 Sim 6,1 7,4 7,2 7 Ba soi 5,4 6,3 8 Me rừng 10,4 15,1 9 Chẹo 3,5 10 Hu đay 1,4 11 Các loài khác 19,9 16,6 19,5 Tổng 100 100 100
Các kết quả trong bảng 4.3 cho thấy:
- Tổng số loài ở 3 cấp độ dốc có sự khác nhau. Cấp độ dốc II và III có tổng số loài bằng nhau là 53 loài. Cấp độ dốc I có tổng số loài nhiều hơn cấp độ dốc I và III là 3 loài.
- Mật độ cây tái sinh giảm dần từ cấp độ dốc I đến cấp độ dốc III. Trong đó: Mật độ cây tái sinh ở cấp độ dốc I là 5160 cây/ha, cấp độ dốc II là 4780 cây/ha, cấp độ dốc III là 3542 cây/ha.
Các số liệu trong bảng 4.4 cho thấy mức độ phong phú của tổ thành loài cây cao nhất ở cấp độ dốc I, cấp độ dốc III có hệ số tổ thành ít nhất.
* Nhận xét: Sự thay đổi về mật độ, số lượng và chất lượng cây tái sinh là do sự tác động tổng hợp của các yếu tố như: vị trí địa hình, độ dốc, sự xói mòn và rửa trôi. Những nơi có đất độ dốc cao thì sự xói mòn xảy ra mạnh làm cho
lớp đất mặt bị sói mòn mang theo các chất dinh dưỡng và hạt giống được chuyển đến địa hình thấp hơn.