Những nghiên cứu về thảm thực vật rừng ở Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 28 - 30)

Ở Yên Bái trong thời gian qua có một số công trình của các tác giả về phục hồi rừng.

Lâm Phúc Cố (1994) [7] khi nghiên cứu phục hồi lại rừng đầu nguồn sông Đà tại Mù Căng Chải cho rằng ở những nơi đất khó có tái sinh tự nhiên thì trồng rừng là một biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết. Theo tác giả nên chọn phương thức trồng rừng hỗn giao nhiều loài với các loài cây thích nghi với điều kiện đồi núi trọc.

Lâm Phúc Cố (1996) [8] nghiên cứu một số biện pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà tại Lâm trường Púng Luông - Mù Cang Chải - Yên Bái đã nhận xét: trồng hỗn giao các loài cây bản địa với Thông đuôi ngựa là biện pháp tạo rừng phòng hộ đầu nguồn hiệu quả cao và nhanh nhất, ở những vùng rất xung yếu có điều kiện lập địa phù hợp với yêu cầu sinh thái nhiều loài cây thì tiến hành trồng hỗn giao theo băng tỷ lệ 1:2 (50% cây bản địa, 50% cây mục đích).

Lâm Phúc Cố (1996) [8], nghiên cứu rừng thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông, Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái đã phân chia thành 5 giai đoạn và kết luận diễn thế thứ sinh sau nương rẫy ở Púng Luông theo hướng đi lên tiến tới rừng cao đỉnh. Tổ thành loài tăng dần theo các giai đoạnphát triển, từ 4 loài ở giai đoạn I (< 5 năm), tăng lên 5 loài ở giai đoạn V (> 25 năm). Rừng phục hồi có 1 tầng cây gỗ giao tán ở giai đoạn 10 tuổi và đạt độ tàn che 0,4.

Âu Văn Bẩy (2005) [2], nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập của một số hồ trọng điểm ở miền bắc Việt Nam, đề xuất giải pháp trồng rừng phòng hộ bán ngập ven hồ có kết luận: Việc trồng rừng bán ngập tại các hồ vùng đầu nguồn là rất cần thiết, có tác dụng chống sạt lở ven hồ, hạn chế xói mòn rửa trôi đất, hạn chế bồi lắng lòng hồ, bảo vệ nguồn nước.

* Như vậy: Có thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu về cấu trúc và tái sinh rừng sau nương rẫy ở xã Nà Hẩu- Huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái. Những nghiên cứu ban đầu của chúng tôi sẽ góp phần nhỏ vào mục tiêu nâng cao khả năng phục hồi rừng.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của cây gỗ trong một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Nà Hẩu, Huyện Văn Yên Tỉnh Yên Bái (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)