Khái quát tình hình kinh doanh 1. Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây dựng tại ngân hàng tmcp quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 29 - 33)

PHẦN QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

2.2. Khái quát tình hình kinh doanh 1. Công tác huy động vốn

Đối với một ngân hàng thì công tác huy động vốn là yếu tố quan trộng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Khi nguồn vốn có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trong ba năm gần đây chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình huy động vốn của mình. Đó là kết quả của các hình thức huy động vốn đa dạng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có tính cạnh tranh cao nhằm thu hút khách hàng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Theo đối tượng

khách hàng

- Khách hàng cá

nhân 453 46.08% 830 60.36% 1050 62.17%

- Khách hàng

doanh nghiệp 530 53.92% 545 39.63% 639 37.83%

2.Theo loại tiền

- Nội tệ 886 90.13% 1239 90.11% 1581 93.6%

- Ngoại tệ 97 9.87% 136 9.89% 108 6.4%

3.Theo kì hạn

- Không kì hạn 286 29.09% 397 28.87% 384 22.73%

- Dưới 12 tháng 595 60.53% 902 65.6% 1218 72.11%

- Trên 12 tháng 102 10.37% 76 5.53% 87 5.16%

4.Tổng 983 100% 1375 100% 1689 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2009,2010,2011)

 Trong năm 2011, Chi nhánh đã huy động được 1689 tỷ VNĐ, tăng 314 tỷ VNĐ so với năm 2010 và tăng 106 tỷ VNĐ so với năm 2009. Theo báo cáo trên thì lượng vốn huy động qua các năm đều tăng lên, điều này phản ánh sự phát triển đi lên của chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

 Xét theo phương diện đối tượng khách hàng, từ bảng số liệu ta có thể thấy lượng vốn ngân hàng huy động được đến chủ yếu từ khu vực khách hàng cá nhân. Điển hình là trong hai năm liên tiếp 2010 và 2011 lượng vốn huy động được từ khách hàng cá nhân luôn cao hơn khách hàng doanh nghiệp khoảng tầm 1,5 lần. Chỉ riêng năm 2009 số vốn huy động từ khu vực khách hàng doanh nghiệp cao hơn khu vực khách hàng cá nhân nhưng lượng vốn huy động được cao hơn không đáng kể.

 Theo loại tiền: Nguồn vốn huy động bằng VNĐ tăng nhanh qua các năm. Năm 2010 tăng lên 353 tỷ VNĐ so với năm 2009. Đến năm 2011, nguồn vốn này đạt 1581 tỷ VNĐ tăng lên 342 tỷ VNĐ so với năm trước đó. Tuy nhiên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đã quy đổi lại tăng rất chậm thậm chí còn giảm( năm 2011 giảm 24 tỷ VNĐ) làm cho tỷ trọng của nguồn vốn bằng VNĐ lại càng tăng. Trên bảng số liệu ta có thể dễ dàng nhận thấy lượng vốn huy động bằng nội tệ thường chiếm trên 90% trong tổng lượng vốn mà ngân hàng đã huy động

 Theo kì hạn, nhìn một cách tổng quan có thể thấy lượng tiền huy động chủ yếu có kì hạn dưới 12 tháng, tiếp sau là không kì hạn, và lượng nhỏ nhất là lượng tiền có kì hạn trên 12 tháng. Trong khi lượng vốn huy động có kì hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng ổn định trong ba năm liên tục với mức tăng năm 2010 so với 2009 là 1,5 lần và 2011 so với 2010 là 1.35 lần thì lượng huy động không kì hạn và kì hạn trên 12 tháng lại ghi nhận sự không ổn định và nếu có tăng thì chỉ tăng một lượng khá nhỏ bé. Cụ thể năm 2010 nguồn vốn có kì hạn tăng 281 tỷ đồng so với năm 2009. Về cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn ngắn hạn( kì hạn dưới 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn tới 60.53% trên tổng nguồn vốn năm 2009, năm 2010 là 65.6% và năm 2011 là 72.11% trên tổng nguồn vốn. Tương ứng với tỷ trọng của nguồn vốn có kì hạn ngắn hạn tăng thì

nguồn vốn có kì hạn dài trên 12 tháng lại giảm qua các năm.

2.2.2. Công tác sử dụng vốn

Với sự tăng trưởng trong tình hình huy động vốn của ngân hàng Quân Đội chi nhánh Hoàng Quốc Việt cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được.

Bảng 2.2. Công tác sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ 2009 2010 2011

Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 1.Theo đối tượng

khách hàng

- Khách hàng

doanh nghiệp 734 86.15% 957 87.88% 1298 89.58%

- Khách hàng cá

nhân 118 13.85% 132 12.12% 151 10.42%

2.Theo loại tiền - Dư nội tệ

698 81.92% 882 80.99% 1183 81.64%

- Dư ngoại tệ

154 18.08% 207 19.01% 266 18.36%

3.Theo kì hạn - Ngắn hạn

541 63.50% 769 70.61% 1066 73.57%

- Trung hạn

203 23.83% 228 20.94% 295 20.36%

- Dài hạn

108 12.67% 92 8.45% 88 6.07%

4.Tổng 852 100% 1089 100% 1449 100%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2009,2010,2011) Qua bảng tổng hợp báo cáo trên, có thể thấy rằng dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng rất nhanh. Năm 2009 con số này chỉ ở mức 852 tỷ VNĐ thì

sang đến năm 2010 là 1089 tỷ VNĐ tăng 237 tỷ VNĐ so với năm 2009. Đến năm 2011 mặc dù là một năm khá khó khăn cho nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nói riêng với những bất ổn về kinh tế chính trị trên toàn cầu nhưng mức dư nợ vẫn tăng mạnh lên đến 1449 tỷ VNĐ. Có thể giải thích cho nguyên nhân của việc dư nợ tăng ngày càng cao là do chi nhánh Hoàng Quốc Việt đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh. Tuy mức dư nợ tăng nhanh qua các năm nhưng chi nhánh Hoàng Quốc Việt vẫn đảm bảo tăng trưởng một cách vững chắc, mở rộng quy mô hoạt động nhưng vẫn đảm bảo phát triển. Điều này được thực hiện bằng việc cho vay có chọn lọc trong phạm vi kiểm soát của ngân hàng dể giảm đến mức tối đa nợ xấu cho chi nhánh. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu và nợ dưới chuẩn của chi nhánh là….

 Xét theo đối tượng khách hàng dư nợ toàn chi nhánh chủ yếu tập trung ở khu vực khách hàng doanh nghiệp với tỷ trọng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp chiếm đến gần 90% và tỷ trọng này liên tục tăng qua các năm.

Điều này có thể lý giải là do nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng nên lượng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp cũng tăng dần đều qua các năm trung bình khoảng 32.95%. Trong khi đó tại khu vực khách hàng cá nhân lượng dư nợ có tăng nhưng chỉ tăng rất nhẹ, mức tăng hàng năm khoảng 12% đến 14%

 Xét theo loại tiền thì tổng dư nợ chủ yếu là dư nợ nội tệ, gấp khoàng 4,5 lần lượng dư nợ ngoại tệ. Tỷ trọng dư nợ nội tệ không thay đổi nhiều qua các năm chỉ biến động xấp xỉ 80-81% còn dư ngoại tệ thì chiếm khoảng 18- 19% trên tổng dư nợ của toàn chi nhánh

 Xét theo kì hạn: Qua các năm, cơ cấu giữa cho vay ngắn hạn – trung hạn – dài hạn vẫn không thay đổi đáng kể trong đó lượng dư nợ của toàn chi nhánh tập trung ở nợ ngắn hạn với khoảng 60% - 70% , tiếp theo là nợ trung hạn. Điều đáng chú ý ở đây là nợ trung hạn và ngắn hạn hàng năm tăng theo chiều tăng của tổng dư nợ, trong khi đó nợ dài hạn lại có xu hướng giảm trong năm 2011 so với năm 2010. Cụ thể: tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn năm 2009 chiếm 37.50% trên tổng dư nợ, năm 2010 là 29.39%, năm 2011 là 27.43%.

Chính điều này làm cho tỷ trọng dư nợ ngắn hạn ngày càng cao trong tổng dư nợ. Trong năm 2011 chi nhánh Hoàng Quốc Việt có một số khoản tín dụng tiêu biểu sau:

+ Tín dụng ngắn hạn: Trong năm 2011, chi nhánh tiếp tục đầu tư đáp ứng vốn cho các đơn vị có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, sức tiêu thụ lớn. Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh như: Công ty cổ phần xây dựng 586, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Hà Châu, Viện cơ khí,...

+ Tín dụng trung và dài hạn: Chi nhánh tích cực, chủ động thẩm định những dự án đầu tư trung và dài hạn khả thi của các đơn vị để đầu tư như: dây chuyền sản xuất nệm ép Hàn Quốc, công ty cổ phần xây dựng GATE,...

2.3. Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu phát triển nghiệp vụ bảo lãnh đối với doanh nghiệp xây dựng tại ngân hàng tmcp quân đội – chi nhánh hoàng quốc việt (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w