Để tìm hiểu thực trạng của việc vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán hiện nay ở trƣờngTHPT chúng tôi đã thực hiện điều tra quy mô nhỏ đối với 30 thầy cô giảng dạy bộ môn Toán
30
- Mục đích điều tra: Tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV về: Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán
- Phạm vi điều tra: Quá trình điều tra tiến hành ở lớp Cao học toán khóa 1 trƣờng Đại Học Tây Bắc.
- Nội dung điều tra: Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán - Phƣơng pháp điều tra: Sử dụng phiếu khảo sát dành cho GV
Qua thực tiễn giảng dạy của bản thân, qua dự giờ thăm lớp, trò chuyện và trao đổi với các GV có kinh nghiệm và thông qua kết quả của phiếu điều tra về việc Vận dụng quan điểm hoạt động trong dạy học môn Toán, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Việc triển khai lý thuyết hoạt động vào việc dạy học Toán ở trƣờng THPT còn chƣa thật sự đƣợc quan tâm và triển khai đầy đủ. Rõ ràng việc vận dụng lý thuyết hoạt động vào giảng dạy Toán mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động học tập của HS là điều không thể phủ nhận. Vì sao biết đƣợc tác dụng tích cực của lý thuyết hoạt động mà việc triển khai nó vẫn chƣa đƣợc quan tâm thích đáng? Qua tìm hiểu và trao đổi với các GV có kinh nghiệm đang giảng dạy tại trƣờng THPT, chúng tôi rút ra mấy nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Một số GV giảng dạy lâu năm đã quen thuộc với phƣơng pháp dạy học cũ, nên khó thay đổi phƣơng pháp dạy học cho ph hợp; số GV khác thì dành thời gian chƣa nhiều để chuẩn bị bài theo hƣớng tiếp cận lý thuyết hoạt động (vì muốn có đƣợc những bài dạy theo hƣớng này không phải là một việc làm dễ dàng trong một thời gian ngắn ngủi để suy nghĩ).
Thứ hai: Theo ý kiến của các GV, việc triển khai lý thuyết hoạt động có những vƣớng mắc về sức ỳ của HS, do họ đã đƣợc rèn thói quen kiểu: nghe – chép – học thuộc; Hơn nữa, là do HS hổng kiến thức ở lớp dƣới nên việc sử dụng lý thuyết hoạt động đối với những HS này tỏ ra ít có hiệu quả.
Thứ ba: Cũng theo ý kiến của các GV, việc triển khai lý thuyết hoạt động tiêu tốn nhiều thời gian nên thời lƣợng quy định dành cho giảng dạy phần kiến thức nào đó nhiều khi không đủ để truyền đạt kịp.
31
Lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán đƣợc triển khai ở trƣờng THPT chƣa đƣợc thƣờng xuyên và đầu tƣ thích đáng thể hiện trong việc chƣa khai thác hết các tiềm năng của các thành tố cơ sở của phƣơng pháp dạy học, thƣờng chỉ sử dụng một ít trong số các khía cạnh của các thành tố cơ sở; Việc sử dụng thành tố gợi động cơ cho các hoạt động học tập cũng không là ngoại lệ trong tình trạng chung đó.
Gợi động cơ là một việc làm không dễ dàng, đặc biệt là đối với một số kiến thức trừu tƣợng. Qua một số tiết dự giờ môn Toán và qua trao đổi với GV toán ở trƣờng THPT tôi đƣợc biết rằng việc gợi động cơ để hình thành khái niệm, phát hiện định lý, công thức, tìm hƣớng giải bài tập chƣa đƣợc quan tâm và đƣa vào thực tiễn dạy học. Nếu có thì mới chỉ dừng lại ở gợi động cơ xuất phát từ nội bộ toán học.
Theo các thầy cô thì khó khăn để thực hiện việc gợi động cơ:
- Về phía GV là: Nhiều khi đối với những khái niệm trừu tƣợng, ít quan hệ với những kiến thức đã biết thì khó tạo động cơ (khó đặt ra những vấn đề, những câu hỏi thích hợp) để dẫn dắt HS tự hình thành khái niệm, phát hiện định lý. Hơn nữa, việc gợi động cơ cho HS hình thành khái niệm, phát hiện định lý thƣờng tiêu tốn nhiều thời gian hơn thời gian quy định trong chƣơng trình.
- Về phía HS là: khả năng phát hiện vấn đề, tƣơng tự, khái quát hóa,... của học sinh còn yếu, nên việc tìm tòi xây dựng khái niệm, định lý, phát hiện mâu thuẫn nội tại Toán hoặc thực tiễn để hình thành thói quen tƣ duy phát triển rất chậm. Hơn nữa, đa số HS hổng kiến thức và kỹ năng cơ bản, nên việc gợi ý hƣớng dẫn hình thành khái niệm mới, phát hiện định lý hiệu quả thấp.
Từ hai khó khăn gặp phải khi thực hiện gợi động cơ, dẫn đến thực trạng dạy học Toán hiện nay ở trƣờng THPT (qua dự giờ thăm lớp):
* Về lý thuyết:
+) Cách dạy một khái niệm thƣờng là nêu khái niệm, sau đó cho một ví dụ minh họa khái niệm mà không có quá trình dẫn dắt HS lĩnh hội khái niệm đó. Nhƣ vậy, với cách dạy học này HS sẽ không thể nhớ lâu khái niệm đƣợc. Ngƣợc lại, nếu
32
GV vận dụng cách dạy gợi động cơ từ khái niệm đã biết dẫn đến khái niệm mới không những giúp các em nắm vững khái niệm hơn mà còn cho các em thấy đƣợc ý nghĩa của khái niệm và mối liên hệ giữa các khái niệm.
+) Với các định lý cách thông thƣờng GV chỉ nêu định lý và trình bày chứng minh. Với cách này HS rơi vào thế bị động, khó lòng lĩnh hội một kiến thức trọn vẹn đƣợc. Nhƣng nếu GV gợi động cơ dẫn dắt HS tìm ra định lý thì hiệu quả bài học sẽ cao hơn. HS biết đƣợc cách suy nghĩ, nhìn nhận khi đứng trƣớc một vấn đề, biết vận dụng các kiến thức cũ để tìm ra điều mới mẻ. Nhƣ vậy, bƣớc đầu hình thành cho các em tính sáng tạo, tự mình giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra.
*Về dạy bài tập:
Đa số GV chỉ mới giải bài tập mà chƣa thể hiện đƣợc việc dạy giải bài tập, chƣa hình thành cho HS cách nghĩ khi đứng trƣớc một bài toán, chƣa cho HS thấy đƣợc tại sao với bài tập này lại giải nhƣ thế. Và nhƣ vậy, bây giờ nếu yêu cầu HS giải bài tập c ng dạng thì HS vẫn có cảm giác đây là bài toán mới gặp, chƣa quen thuộc. Nhƣng, nếu GV thực hiện tốt việc gợi động cơ, làm cho HS thấy rõ tại sao lại nghĩ đến cách này thì chỉ cần giải một bài tập, r i đƣa nhiều bài tập c ng dạng thì HS sẽ giải quyết đƣợc, bởi vì các em đã có cách nghĩ, cách thực hiện khi đứng trƣớc dạng bài tập này. Qua trao đổi với GV, ý kiến chung là nếu dạy theo hƣớng gợi động cơ thì không đủ thời gian để cho HS giải bài tập khác. Thực tế trên đã chứng tỏ việc HS đƣợc học nhiều mà hiệu quả thấp.