- Tình huống 6:
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
1.Kết luận
1.1 Tóm tắt những công việc đã làm trong thời gian thực tập
- Giúp chuyên viên phòng đào tạo tại cơ sở thực tập giải quyết các công việc hành chính như: lập danh sách dự trù văn phòng phẩm cho tháng 1, tháng 2; soạn thảo giấy đề nghị in sách …..
- Giải đáp một số thắc mắc của học sinh như: hỏi lịch học, xếp thời khóa biểu, lịch thi, lịch học lại, thi lại, hỏi điểm…..
- Hỗ trợ công tác thi như: kiểm tra đề thi, giấy thi, niêm phong đề thi, dọc phách, ghép phách….
- Công việc thường xuyên làm hàng tuần gồm có:
+ Giúp chuyên viên phòng đào tạo xếp thời khóa biểu, xếp lịch học, lịch thi (mỗi tuần làm 1 lần và vào cuối tuần để lên kế hoạch cho tuần tiếp theo)
+ Soạn thảo một số kế hoạch của phòng đào tạo như: Kế hoạch đưa học sinh đi thực tế, thực tập lâm sàng …
+ Vào cuối mỗi tuần dán thông báo về lịch học, lịch thi ở bảng tin, cung cấp thông tin cho giáo viên và học sinh về kế hoạch học tập của tuần tiếp theo.
+ Lập danh sách giáo viên chấm thi + Viết phiếu giao bài thi.
+ Viết báo cáo tiến độ ghép phách bài thi.
+ Giúp chuyên viên phòng đào tạo lập kế hoạch học tập sau tết và kế hoạch thi nâng điểm cho học sinh sau tết.
- Công việc làm trong tháng gồm có:
+ Giúp chuyên viên phòng đào tạo xếp lịch đi thực tập lâm sàng (1 tháng/1 lần và phải lên kế hoạch trước 15 ngày)
+ Giúp chuyên viên phòng dào tạo lập danh sách các loại sách, giáo trình cần in bổ sung trong tháng tiếp theo (công việc này cũng được làm trước 3 tuần)
+ Giúp giáo viên hướng dẫn soạn dự trù văn phòng phẩm hàng tháng.
+ Đi kiểm kê cơ sở vật chất tài sản của nhà trường vào cuối năm và cùng với chuyên viên phòng đào tạo viết báo cáo tổng kết.
1.2 Bài học kinh nghiệm
Bảy tuần thực tập tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng bản thân em đã gặt hái được nhiều điều bổ ích, và thật sự thấy thời gian thực tập này là rất cần thiết cho bất kỳ một sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục nào. Cụ thể tôi đã thu được những bài học sau: