- Nhược điểm:
2.2: Xếp lịch thi cho học sinh 2.2.1 Yêu cầu
2.2.1 Yêu cầu
- Nắm vững kĩ năng tin học văn phòng và nắm được hệ thống mẫu xếp phòng thi và lịch thi của nhà trường.
- Biết cách tổng hợp các môn học đã kết thúc, danh sách học sinh đủ điều kiện dự thi, học sinh phải học lại thi lại từ sổ tay giáo viên và sổ lên lớp hàng ngày (mẫu sổ tay giáo viên được đính kèm phụ lục 3)
- Bản thân phải biết cách sử lý các thông tin được gửi từ báo cáo cán bộ giáo viên coi thi hết môn của các tổ bộ môn gửi lên. Đây chính là căn cứ để xếp lịch trông thi cho giáo viên. Vì giáo viên trong trường bên cạch công tác coi thi hết học phần thì còn công tác giảng dạy, và cacs công tác đoàn thể khác.
2.2.2 Các bước thực hiện
Xếp lịch thi được thực hiện qua 6 bước:
- Bước 1: Lấy dữ liệu từ sổ tay giáo viên và sổ lên lớp hàng ngày - Bước 2: Tạo thời gian thi
- Bước 3: Sắp xếp phòng thi
- Bước 4: Tạo số báo danh cho sinh viên
- Bước 5: Chuyển dữ liệu thi sang hệ thống mẫu chuyên lập danh sách phòng thi và thông báo cho học sinh.
- Bước 6: Thu báo cáo cán bộ giáo viên trông thi từ các tổ bộ môn gửi lên để xếp danh sách giáo viên trông thi và thông báo cho giáo viên.
Ví dụ: Lịch thi kết thúc học phần lý thuyết - thực hành từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 01 năm 2011 ( Đính kèm phụ lục 2)
2.2.3 Tiến độ
- Do đặc thù của nhà trường là thường xuyên áp dụng hình thức học cuốn chiếu nên tuần nào nhà trường cũng có môn được tổ chức thi. Vì vậy và cuối mỗi tuần em cũng với chuyên viên phòng đào tạo chuyên phụ trách lên lịch thi tổng hợp các tài liệu như: sổ tay giáo viên, sổ lên lớp hàng ngày và căn cứ vào chương trình chi tiết để lên lịch thi cho học sinh thi vào tuần tiếp theo.
- Thông báo lịch thi được dán ở bảng tin vào sáng thứ 2 hàng tuần. Và yêu cầu không xếp lịch thi và ngày thứ 2.
- Thứ 7 hàng tuần em phát mẫu báo cáo cán bộ giáo viên coi thi hết môn về các tổ để các tổ thông báo giáo viên trống ngày nào về phòng đào tạo xếp lịch thi. Sáng thứ 2 sẽ thu lại báo cáo này và phân công giáo viên trông thi luôn vào ngày hôm đó.