0 0,02 0,04 0,06 0,08 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
Khoảng cách từ chân ống khói, m
N ồn g đo ä, m g/ m 3 Cx
Chi phí cho hệ thống buồng đốt này khoảng: 350.000.000 đồng
100 1 0.5 2 2100 100 100 350 300 TCVN 6560:1999 52 0.4 0.01 - 1.2 97 95 216 52 Lò Đốt HCl Cd Hg HF Pb,As, Cr Co, Mn,Sn Bụi CO NOx SOx Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/m3) Thời điểm đo đạt 10/2000. f = 0,3962 m = 1,026 Vm = 0,2934 n = 1,29 um = 0,5 Cmax=0,063 mg/m3 Xm = 30 m H = 15 m
Với chiều cao ống khói 15m, tính lại nồng độ ô nhiễm của các chất thải thoát ra khỏi ống khói cuả lò đốt rác y tế:
Hàm lượng chất ô nhiễm (mg/m3)
Các chất ô nhiễm SOx NOx CO Bụi HCl Cd Hg HF Pb,As, Cr Co, Mn,Sn
Trong ống khói Lò đốt 52 216 95 97 52 0.4 0.01 - 1.2
Nồng độ tối đa tại mặt
đất 0,175 0,063 0,03 0,03 0,0175 2x10 -4 KPH KPH 5x10-4 Nồng độ cho phép trong không khí xung quanh 0,3 0,1 5 0,2 0,06 0,001 0,0003 0,005 0,003
Với chiều acao ống khói là 15 m thì nồng độ tối đa của tất cả các chỉ tiêu ô nhiễm theo tính toán đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép trong không khí xung quanh (TCVN 5937:1995 và 5938: 1995)
5.4.2.3 Các loại chất thải khác
Theo như phân tích ở chương IV, thành phần cuả bùn thải từ hệ thống xử lý chủ yếu là xác vi sinh vật và cặn lắng vô cơ nên chúng tôi đề xuất phương án xử lý loại chất thải này là ký hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom định kỳ, đóng gói an toàn và vận chuyển đi xử lý như rác thải sinh hoạt. Riêng tro cuả lò đốt chất rác thải y tế không được xếp vào chất thải nguy hại theo TCVN 6706: 2000 (Tiêu chuẩn về chất thải nguy hại – Phân loại) nhưng so với một số tiêu chuẩn cùng loại trên thế giới thì chưa đạt nên chúng tôi đề nghị phương án xây hố chôn bằng bê tông ngay trong khuôn viên của khu lò đốt để chôn loại chất thải này.
5.5 Kiểm soát ô nhiễm nước thải
5.5.1 Nguyên lý chung
Nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, xét nghiệm cho bệnh nhân. Được thu gom về trạm xử lý tập trung.
Nước thải sinh họat của bệnh viện sau khi qua hệ htống hầm tự hoại sẽ được thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
Đối với nước thải từ các bếp của căn tin sẽ được thu gom riêng và qua hệ thống bẫy rác gạn tách dầu mỡ và thức ăn thừa trước khi cho qua bể tự hoại xử lý chung với nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh.
Hệ thống xl nt tập trung Nước ra Nước thải vào
Hình 5.3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cho bệnh viện
Hầm tự hoại:
Nước thải sinh hoạt của mỗi khu nhà vệ sinh được xử lý bằng các bể tự hoại riêng biệt. Với loại bể này hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm khoảng 30% (riêng các chất cặn rắn được giữ lại gần như hoàn toàn). Sau hệ thống xử lý này, nước thải sinh hoạt của từng khu nhà vệ sinh - được đưa vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, cùng với nước thải từ các quá trình khác.
Hình 5.4 : Sơ đồ bể tự hoại
Nước thải từ nhà vệ sinh được dẫn về bể tự hoại cùng với nước thải sau khi tách dầu của nước thải từ các nhà bếp, được xử lý tại bể tự hoại ba ngăn. Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể trong thời gian lưu lại trong bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý.
Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba và thoát ra ngoài theo đường ống cống chảy vào trạm xử lý tập trung.
Nước thải từ các
WC Bể tự hoại
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của
bệnh viện Nước thải từ các nhà bếp Bẩy rác Thức ăn thừa Bán làm thức ăn gia súc Nước thải do tắm rửa và giặc đồ Nước thải do vệ sinh y tế
Nước thải tráng rửa phim X-Quang Xử lý hóa lý –
hóa học
Hệ thống thoát nước chung Nước thải của quá trình XL KT lò đốt
5.5.2 Hệ thống xử ly nước thải tập trung
Bệnh viện đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy trình như sau:
Toàn bộ nước thải từ bệnh viện được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải mỗi ngày bệnh viện là 400 m3/ngày đêm. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải TCVN 6772:2000 được dẫn vào hệ thống thoát nước chung. (Nguồn tiếp nhận nước thải bệnh viện đa khoa Đăk Nông là suối Đăk Nông).
Phương án xử lý nước thải tập trung:
Nước thải y tế và nước thải sinh hoạt đã được tách cặn bằng hệ thống bể tự hoại từ các khu vực của bệnh viện được đưa vào đường ống thoát nước bẩn þ200 và dẫn tới trạm xử lý nước thải.
Đầu tiên, nước thải được dẫn qua mương đặt song chắn rác trước khi vào bể điều hòa. Song chắn rác có kích thước khe 15mm chặn các vật lơ lửng có kích thước >15mm. Công nhân vận hành trạm xử lý thường xuyên lấy rác bằng phương pháp thủ công. Bể điều hòa được sục khí để cấp khí và điều hòa nồng độ.
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào bể lọc sinh học hiếu khí. Bể lọc sinh học hiếu khí sử dụng vật liệu đệm bằng nhựa làm giá thể cho VSV phát triển dính bám trên đó, đồng thời tiêu thụ cơ chất là chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải và làm sạch nước thải. Không khí được cấp vào bể lọc sinh học bằng hệ thống máy thổi khí + đường ống + đầu phân phối khí.
Nước thải ra khỏi bể lọc sinh học được dẫn qua bể lắng. Tại đây các chất lơ lửng là màng vi sinh vật bị bong tróc được lắng xuống. Nước ra khỏi bể lắng được đưa qua bể tiếp xúc khử trùng bằng dung dịch Chlorine. Nước ra khỏi bể khử trùng đã đạt tiêu chuẩn TCVN 6772:2000 mức I và được xả ra hệ thống thoát nước chung.
Hình 5.5: Sơ đồ dây chuyền công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện:
TS N.V.PHƯỚC
GIÁM ĐỐC CHỦ TRÌ THIẾT KẾ KIỂMCÔNG TRÌNH: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TRÌNH: HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Theo thiết kế sơ bộ, diện tích cần thiết cho hệ thống xử lý lượng nước thải này là: 300 m2. Khu vực xung quanh trạm xử lý sẽ bố trí cây xanh.
Để tiết kiệm diện tích xây dựng và chi phí đầu tư xây dựng, công trình xử lý nước thải được bố trí hợp khối, bao gồm các công trình đơn vị sau:
1. Bể gom:
Nhiệm vụ: thu nước thải từ các bể tự hoại về hệ thống xử lý.
Kích thước:
Thời gian lưu nước trong bể gom thông thường từ 10 – 15 phút. Chọn thời gian lưu tl = 15 phút.
Lưu lượng ngày: Q = 400m3/ngày
Thể tích hữu ích của bể: Vhi = 400*15/(60*24) = 4,2 m3
Chọn kích thước bể: 2,0x1,5x2,0(m) = 6,0m3 (chiều cao hữu ích = 1,4m).
Cấu tạo: BTCT
Các thiết bị phụ trợ:
Song chắn rác: 1 cái, thép không rỉ.
Nhiệm vụ: ngăn các vật lơ lửng có kích thước lớn, bảo vệ các công trình và thiết bị phía sau.