Các nguồn gây ô nhiễm môi trường khi dự án đi vào hoạt động 1 Nguồn ô nhiễm môi trường không khí

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 37 - 40)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TAØI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ XÃ HỘ

4.3 Các nguồn gây ô nhiễm môi trường khi dự án đi vào hoạt động 1 Nguồn ô nhiễm môi trường không khí

Khi đi vào hoạt động, Bệnh Viện Đa Khoa Đăk Nông có thể gây nên một số ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Các chất ô nhiễm không khí có thể được tạo ra và phát tán váo không khí xung quanh từ các nguồn sau:

Các nguồn ô nhiễm không khí có thể bao gồm:

Từ khí thở của các bệnh nhân

Các vi trùng truyền nhiễm qua đường hô hấp của các bệnh nhân nhất là ở khu lao phổi và khu khám bệnh tập trung. Đây là một loại tác động chỉ có thể được hạn chế chứ không thể khử triệt để ở khu vực này.

Từ hoạt động vệ sinh bệnh viện

Các loại chất tẩy rửa và làm vệ sinh trong bệnh viện có thể gây nên mùi khó chịu cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Tuy nhiên, loại khí thải này không nhiều và chỉ có tác động trong thời gian ngắn

Từ phòng hấp tẩy

Khỉ thải từ quá trình này chủ yếu là hơi nước nhưng có thể có mang theo một số vi trùng gây bệnh từ quần áo cuả bệnh nhân. Khu này đã được bố trí cách ly khỏi khu khám và điều trị bệnh, đồng thời trang bị các phương tiện hiện đại để hạn chế ảnh hưởng cho công nhân ở đây.

Khí thải từ lò đốt rác của bệnh viện

Theo Quyết định Số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế thì chất thải y tế từ các bệnh viện tỉnh hiện nay sẽ được xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế nguy hại trong từng bệnh

viện. Lò đốt hai buồng có công suất từ 150 – 300 kg/ngày, dùng cho bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên.

Lượng rác thải cuả bệnh viện là 180 kg/ngày. Với một mẽ đốt khoảng 5 kg rác, đốt trong vòng 0,5 giờ. Lượng không khí cần thiết để đốt hết 1 kg rác là khoảng 10 m3 khí ở điều kiện tiêu chuẩn, khí thải khi ra khỏi buồng thứ cấp là 2500C. Do nhiệt độ không khí khá cao nên khối lượng không khí đi qua bộ phận giải nhiệt cuả hệ thống xử lý khá lớn khoảng 1.000 m3/h.

Bảng 4.1: Các thành phần khí thải cuả lò đốt rác y tế (đốt dầu DO, 1% S)

STT Thông số Đơn vị Nồng độ TCVN 6560 :1999 1 Bụi mg/m3 112 – 167 100 2 CO mg/m3 213 – 35.189 100 3 NOx mg/m3 259 – 1.122 350 4 SO2 mg/m3 129 – 1.873 300 5 THC mg/m3 22 - 27 20 6 KLN mg/m3 2,1 – 5,3 2

Nguồn: Tổng hợp từ các lò đốt rác y tế cuả Thành phố Hồ Chí Minh

Máy phát điện

- Để có thể chủ động nguồn điện, Bệnh viện đa khoa Đăk Nông trang bị các máy phát

điện tương ứng với các trạm hạ thế. ( 1 máy công suất 560 KVA). Thời gian hoạt động của máy phát điện rất ít nên tác động môi trường là không đáng kể. Tuy nhiên, có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong thời gian máy phát điện hoạt động dựa vào mức tiêu hao nhiên liệu, công suất và đặc trưng nhiên liệu đốt.

Các hệ số ô nhiễmcủa máy phát điện được trình bày như sau:

Bảng 4.2: Hệ số ô nhiễm của máy phát điện (đốt dầu DO, 1% S) CHẤT Ô NHIỄM Hệ số ô nhiễm Kg/ tấn nhiên liệu HC 0,79 NOx 9,62 Bụi 0,71 SO2 20S CO2 2.19

Nguồn: Đánh giá nhanh tải lượng ô nhiểm, WHO, 1995

Dựa vào các thông số kỹ thuật của máy phát điện và bảng hệ số ô nhiễm nói trên có thể ướt tính tải lượng ô nhiễm do họat động của các máy phát điện như sau:

Thông thường lượng nhiên liệu tiêu thụ để sinh ra 10 kW điện là 1 kg dầu DO. Trong trường hợp máy hoạt động không đúng quy trình cũng như chưa ổn định, lượng dầu tiêu hao có thể nhiều hơn. Đối với máy 560 KVA là 56 kg DO/h

Lượng khói thải do đốt 1 kg nhiên liệu DO là 20 m3 (đã được quy về 200C), như vậy khói thải máy phát điện là 1.120 m3/h. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm tạo thành sau mỗi giờ máy phát điện hoạt động được tính trong bảng 4.2.

Bảng 4.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải khi sử dụng máy phát điện dự phòng với nguồn nhiên liệu dầu DO

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm g/giờ Nồng độ ô nhiễm mg/m3 TCVN 6993 - 2001 (Q2, CN cấp A) mg/m3 Bụi SO2 NOx CO 44,2 358,4 537,6 122,64 39,5 320 481 109,5 400* 270 540 270 Ghi chú: * : TCVN 5939 – 1995 (nguồn lọai B)

Trong bảng 4.2, so sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện khi vận hành và TCVN 5939 – 1995 (nguồn lọai B) đối với nồng độ bụi và 6993 – 2001 (Q2, CN cấp A) về nồng độ cho phép của chất vô cơ trong khí thải máy phát điện thải ra trong vùng nông thôn và miền núi, cho thấy một số nồng độ các chất ô nhiễm của các máy phát điện đều chưa đạt tiêu chuẩn xã thải.

Mặt khác trong thực tế đo đạc tại ống khói của một số máy phát điện thì nồng độ NOx là khoảng 1.500 mg/m3. Vì là nguồn thải không liên tục và chỉ mang tính chất dự phòng nên biện pháp phát tán khí thải qua ống khói cao để đạt TCVN đối với khu vực xung quanh là phương án khả thi hơn cả.

Khí thải hoạt động của các phương tiện bốc xếp, vận chuyển hàng hoá

Hoạt động của xe máy, ô tô, xe tải… trong khu vực của dự án đều sử dụng dầu Diezel làm nguồn nhiên liệu. Do đó, các loại chất ô nhiễm không khí phát sinh do hoạt động của các loại phương tiện này bao gồm: CO, NOx, SO2, VOC...

Tuy nhiên, lượng xe ít và tải trọng nhỏ nên hầu như không gây ô nhiễm môi trường không khí.

Tại khu nhà bếp của các căntin, nhà ăn trong bệnh viện

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực này chủ yếu là khói thải do lò đốt để nấu nướng. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu được sử dụng tại đây là khí hoá lỏng (gas), nguồn thải nhỏ và phân tán, nên có thể nói tại khu vực này chất ô nhiễm không khí phát sinh không đáng kể.

4.3.2 Nhiệt dư

Một số khu vực của bệnh viện có liên quan đến nguồn nhiệt dư là nhà bếp, hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, khu vực sấy ủi đồ cũng như khu vực máy phát điện dự phòng (khi hoạt động). Nhiệt dư không những làm tăng nhiệt độ không khí bao quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Tuy nhiên, tại bệnh viện này, ảnh hưởng nhiệt dư chỉ mang tính chất cục bộ ở các khu vực kể trên.

4.3.3 Tiếng ồn

Trong bệnh viện, tiếng ồn được tạo ra chủ yếu từ khâu nhận và cấp cưú bệnh nhân, khu vực nhà ăn, và từ máy phát điện. Theo kết quả tham khảo từ các khu bệnh viện hiện tại thì tiếng ồn do các hoạt động này nằm ở mức độ trung bình dao động từ 65 - 72 dBA. Khu vực các máy phát điện dự phòng khi nó hoạt động có thể đạt từ 100 - 110 dBA. (Nguồn: Môi trường không khí. Phạm Ngọc Đăng, NXB KHKT, 1997;)

Tuy nhiên, tiếng ồn gây ra bởi máy phát điện có thể kiểm soát và hạn chế được và chỉ mang tính chất thời điểm khi máy hoạt động.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)