0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tác động đến môi trường vật lý 1 Tác động của các khí thả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐAK NÔNG (Trang 48 -49 )

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TAØI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ XÃ HỘ

4.4.1 Tác động đến môi trường vật lý 1 Tác động của các khí thả

4.4.1.1 Tác động của các khí thải

Tác hại của bụi:

Bụi tích lũy trong phổi và ở các cơ quan của đường hô hấp trên. Các hạt bụi kích thước >10µm được giữ lại bởi lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài. Khí ô nhiễm và các hạt bụi nhỏ tiếp tục đi vào sâu trong các cơ quan hô hấp và các hạt bụi có kích thước <10µm có thể bị giữ lại ở phổi (các hạt bụi kích thước <1µm được vận chuyển đi theo khí trong hệ thống hô hấp) hay vào máu gây độc.

Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da... sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể. Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót. Vào phổi, bụi gây kích thích cơ học và sinh phản ứng xơ hoá phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp: viêm phổi, khí thũng phổi, ung thư phổi, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, bệnh bụi phổi.

Tiếp xúc với bụi kim loại gây ho, đau ngực, khó thở. Người thường xuyên tiếp xúc với bụi kim loại sẽ có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi. Bệnh này có thể gây biến chứng suy tim, bội nhiễm lao. Bệnh thường kết hợp với viêm phế quản mãn.

Sunfua dioxit (SO2)

SO2 phát sinh nhiều trong quá trình vận hành các xe và máy phát điện dự phòng, SO2 là khí không màu, vị cay, mùi khó chịu. SO2 có nhiều ở các lò đốt có sử dụng nhiên liệu có lưu huỳnh như ở lò đốt dầu…, có trong khói xe ôtô, xe máy…

SO2 vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt hình thành nhanh

chóng các axit sunfurơ (H2SO3) và sunfuric (H2SO4). Do dễ tan trong nước nên SO2 sau khi hít thở vào sẽ phân tán trong máu. Ở máu, H2SO4 chuyển hoá thành sunfat và thải ra nước tiểu. Do đó SO2 có khả năng gây bệnh tạo huyết và tạo ra metheglobin tăng cường quá trình oxy hoá Fe(II) thành Fe(III).

SO2 tác động mạnh, làm nạn nhân bị tức ngực, đau đầu, khó thở… Độc tính chung của SOx

là rối loạn chuyển hoá protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin tăng cường quá trình ôxy hoá Fe2+ thành Fe3+. Hít thở không khí có nồng độ SO2 đến 50mg/m3 sẽ gây kích thích đường hô hấp, ho; nồng độ 130-260mg/m3 là liều nguy hiểm khi hít thở trong 30-60 phút; với nồng độ 1000-1300 mg/m3 là liều gây chết nhanh (sau 30-60 phút).

Nitơ oxit (NOx)

NO2 phát sinh nhiều trong quá trình xây dựng và vận hành do sự hoạt động của các máy,

xe phục vụ cho bệnh viện, NO2 là một khí có màu hồng. NO là khí không màu. Các khí

oxit nitơ sinh ra từ các nguồn đốt nhiên liệu dầu, khí đốt, …

Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể làm chết người và động vật chỉ sau vài phút, với nồng độ 5ppm có thể gây tác hại bộ máy hô hấp sau mấy phút tiếp xúc, với nồng độ 15 - 50ppm gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan sau vài giờ tiếp xúc. Với nồng độ khoảng 0,06ppm cũng có thể gây bệnh phổi như phù phổi, ung thư phổi cho người nếu tiếp xúc lâu dài.

Tiêu chuẩn của Việt Nam quy định nồng độ NO2 cho khu dân cư nhỏ hơn 0,05 mg/m3,

khu vực sản xuất nhỏ hơn 6mg/m3.

Khí Oxit Carbon (CO):

Cacbon monoxit (CO) là khí độc,khó nhận biết do nó không màu, không mùi. CO được tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của các nhiên liệu hay vật liệu có chứa cacbon, có mặt trong khói thải của các máy phát điện dự phòng và xe ôtô, xe máy, các bếp lò đốt dầu, than, gas… CO gây tổn thương thoái hoá hệ thần kinh và gây các biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, phù phổi, các loại viêm thanh quản cho công nhân đốt lò. Người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), (mạnh gấp 250 lần so với oxy) làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu và gây ngạt. Ngoài ra, CO còn tác dụng với Fe trong xytochrom-oxydaza (men hô hấp có chức năng hoạt hoá oxy) làm bất hoạt men, làm cho sự thiếu oxy càng trầm trọng.

Khí CO2

Bản thân khí CO2 gây rối loạn hô hấp bởi phổi và tế bào do chiếm mất chổ oxy. Nồng độ CO2 trong không khí sạch chiếm 0,003- 0,006%, nồng độ tối đa CO2 trong không khí là 0,1%

Tác động của chất thải rắn đến môi trường không khí

Bụi phát thải vào không khí trong quá trình lưu trữ, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt gây ô nhiễm không khí.

Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần dễ phân hủy sinh học, cùng với điều kiện khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao nên sau một thời gian ngắn chúng bị phân hủy hiếu khí và kỵ khí sinh các khí độc hại và có mùi hôi khó chịu gồm CO2, CO, CH4, H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom, vận chuyển đến chôn lấp.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐAK NÔNG (Trang 48 -49 )

×