PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TAØI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ XÃ HỘ
4.4.4 Tác động đến chất lượng cuộc sống của con người 1 Aûnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
4.4.4.1 Aûnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Nói chung tất cả các yếu tố tác động đến môi trường sống đều gây ảnh hưởng xấy đến sức khỏe con người ở các mức độ khác nhau
Như đã phân tích ở trên, khí thải từ các phương tiện cơ giới tác động trực tiếp đến bệnh nhân, thân nhân, công nhân viên và dân cư khu vực lân cận. Trước hết là gây nên các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nồng độ của các chất ô nhiễm có trong không khí và thời gian tiếp xúc mà các tác động này sẽ khác nhau
Các bệnh thường gặp phải do ô nhiễm môi trường không khí là ho, hen xuyễn, lao phổi, viêm phù phổi, ngạt thở và khó thở … Ô nhiễm không khí còn tác động lên da của con người và gây ngưá.
Nhiệt dư phát sinh từ khu vực sấy ủi, từ hệ thống máy điều hoà nhiệt độ và từ máy phát điện dự phòng (trong trường hợp hoạt động) cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân. Khi phải làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao thì tải nhiệt đối với người trực tiếp sản xuất và tiếp xúc gia tăng đáng kể do nhiệt dư làm cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể sản sinh ra nhiều nhiệt sinh học hơn. Khi khả năng sinh học của cơ thể con người bị tác động không đủ để trung hoà lượng nhiệt dư thì sẽ xuất hiện trạng thái mệt mỏi, làm tăng khả năng bị tai nạn lao động và có thể xuất hiện các biểu hiện lâm sàng của bệnh do nhiệt độ cao tạo nên. Nếu công việc tiếp xúc với nguồn nhiệt cao phải kéo dài và thường xuyên sẽ gây nên các triệu chứng rối loạn sinh lý và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương.
Tác động của tiếng ồn :
Tiếng ồn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, đau khớp xương, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá.
Trong các loại ô nhiễm của dự án, ô nhiễm tiếng ồn là một trong những nguồn ô nhiễm là một trong các loại ô nhiễm đáng được quan tâm. Các tác động xấu từ việc ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra những ảnh hưởng đến con người, đến năng suất lao động của người lao động làm việc tại công ty. Tuy nhiên, tiếng ồn chỉ giới hạn ở các khu vực cục bộ, không ảnh hưởng ra bên ngoài dự án.
Tiếng ồn ảnh hưởng đến con người không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất vật lý mà chủ yếu phụ thuộc vào sự cảm thụ tâm lý của con người. Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống.
Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 mặt:
- Tác động về mặt cơ học: như che lấp âm thanh cần nghe
- Tác động về mặt sinh học: chủ yếu là đối với thính giác và các hệ thần kinh, cũng có thể gây ra bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến thai nhi. Tiếp xúc với ồn dẫn tới bệnh điếc. Tiến triển bệnh với biểu hiện giai đoạn đầu là thích nghi (sức nghe kém, không nghe thấy tiếng động nhỏ), giai đoạn thứ hai là giai đoạn mệt mỏi (làm việc tai bị nghễnh ngãng, sau khi ngưng tiếp xúc với tiếng ồn một thời gian vài tiếng có thể lâu hơn mới phục hồi thính
giác); giai đoạn cuối cùng tai trong bị tổn thương, dây thần kinh thính giác teo lại, người bệnh không nghe được tiếng nói chuyện.
- Tác động lên các hoạt động xã hội: gây xung đột với những người xung quanh. Tiếng ồn có tác động xấu đối với con người thông qua một số thể hiện sau đây:
Thường xuyên quấy rầy giấc ngủ
Vào ban đêm, nếu tiếng ồn vượt 45dBA thường xuyên, con người có thể bị mất ngủ, khó ngủ, hoặc giấc ngủ không sâu do bị đánh thức bởi mức cường độ âm thanh cao. Sau khi ngủ, nếu bị tiếng ồn đánh thức sẽ gây nên tâm lý khó chịu. Thiếu ngủ sẽ gây nên những tác động nặng nề về tâm sinh lý đối với cuộc sống con người.
Tác dụng đối với thính giác
Thính giác chỉ bị ảnh hưởng nếu như âm thanh quá to, khoảng từ 100 dB trở lên. Nếu tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn ở mức cao, thính giác giảm sút rõ rệt. Tiếng ồn nếu quá mạnh có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí làm đứt màng nhĩ.
Tác dụng đối với thông tin
Ở những nơi quá ồn, việc trao đổi thông tin cũng bị ảnh hưởng chất lượng. Ở mức ồn 70 dB là đã có tác động xấu đối với trao đổi thông tin công cộng. Mức cường độ âm thanh lớn nhất mà có thể không gây tác động đến trao đổi thông tin vào khoảng 55dB.
Tác dụng đối với thể lực, đối với tâm thần và hiệu quả làm việc của con người
Tiếng ồn còn có thể làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc đối với một số người. Nếu tiếng ồn đạt tới 100 dB thì nó không chỉ gây bệnh tâm thần mà còn gây tổn thương đối với phần tai trong. Đặc biệt, một số người có thể khó chịu ngay cả với những tiếng thầm thì, hoặc tiếng tích tắc của đồng hồ. Tiếng ồn có thể làm gián đoạn suy nghĩ, do đó sẽ làm giảm hiệu quả công tác.
Tất cả các tác động này dẫn đến những biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động, có nghĩa là ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Tác động của hoá chất BVTV
Việc sử dụng một số loại hoá chất bảo vệ thực vật ở bệnh viện để chăm sóc cây cỏ là cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng và bảo quản nó như thế nào để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh, đặc biệt là công tác lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm tra chặt chẽ, nếu không những hoá chất này có thể phát tán ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người cũng như các loại động thực vật khác.
Khi tiếp xúc và hít thở các loại hoá chất bảo vệ thực vật con người và động vật có vú dễ bị ức chế thần kinh, gây nên dị ứng, viêm nhiễm cơ quan hô hấp và thậm chí có thể ung thư do các hoá chất đa vòng.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường sống tốt cho các vectơ gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột, chó, mèo… Qua các trung gian truyền nhiễm, bệnh có thể phát triển mạnh thành dịch. Chất thải rắn sinh hoạt sinh hoạt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân và công nhân vệ sinh.