Tác động đến môi trường nước

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 49 - 51)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TAØI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ XÃ HỘ

4.4.1.2 Tác động đến môi trường nước

Nước thải sinh hoạt của bệnh viện đã được mô tả trong mục 4.3, là nước thải có chứa hàm lượng khá cao các chất hữu cơ thông qua các thông số ô nhiễm chỉ thị như: dầu mỡ, COD, BOD, SS đặc biệt là vi trùng gây bệnh, có thể gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Chỉ thị cho việc hàm lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật là chỉ số BOD5 . Nếu chỉ số BOD cao có nghĩa là hàm lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy cao và mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có trong nước thải lớn.

Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng làm cho các nguồn sông suối nhận nước thải bị bồi lắng, làm chất lượng nước xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P là các chất gây nên hiện tượng phú dưỡng.

Tác động của chất thải rắn

Chất thải y tế không đuợc thu gom, lưu trữ và tiêu huỷ đúng theo quy định cuả Bộ y tế sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cuả các cán bộ công nhân viện trong bệnh viện, bệnh nhân cũng như thân nhân người bệnh đồng thời gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh khó kiểm soát.

Chất thải rắn sinh hoạt nhỏ, nhẹ lơ lửng trong nước làm đục. Chất thải rắn sinh hoạt kích thước lớn và nhẹ như giấy vụn, túi nilon… nổi lên trên mặt nước làm giảm bề mặt trao đổi oxy của nước với không khí, làm mất mỹ quan. Chất hữu cơ trong chất thải rắn sinh hoạt thải bị phân hủy nhanh tạo các sản phẩm trung gian và sản phẩm phân hủy bốc mùi hôi thối.

Tác động của nước thải tráng film:

Tác động của một số hóa chất trong thành phần nước tráng film.

Hydroquinone (HQ): C6H6O2 1,4-Benzenediol

Đây là một trong những tác nhân gây ô nhiễm chính. Trong môi trường nước ngọt, ngưỡng gây độc của HQ cho các lòai cá, và tảo khỏang 0.05 – 0.335 mg/l, ngưỡng không gây độc cho các lòai sinh vật nước ngọt là 1.0 µg/l và 8.0 µg/l cho các lòai sinh vật nước mặn.

Do có độ hòa tan trong nước cao và áp suất bay hơi thấp, HQ ít bị bay hơi trong điều kiện tự nhiên. Khi tiếp xúc với không khí, HQ dần dần bị oxy hóa thành dạng 1,4- Benzenediol có khả năng bay hơi cao. Người ta thường cho thêm Sodium sulfite vào dung dịch thuốc tráng film nhằm bảo vệ HQ khỏi sự oxy hóa.

Do có tỷ lệ bay hơi và khả năng thâm nhập qua da thấp nên mức độ hấp thụ HQ

của con người khá thấp. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào cơ thể người, HQ có khả năng được hấp thu nhanh chóng với hàm lượng lớn vào ruột và phổi của động vật, sau đó phân tán nhanh chóng theo các mạch máu. Khi vào cơ thể với một lượng lớn, HQ gây nên các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, co giật…, ngòai ra còn có thể gây kích ứng da.

GA xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc qua da. Tiếp xúc liên tục có thể gây tác động đến tim, gan, và thận. Thử nghiệm trên loài thỏ và động vật có vú khác cũng cho thấy những biến đổi trong cấu trúc AND, nhiễm sắc thể trong tế bào.

GA khi được thải ra môi trường có thể gây độc cho các vi sinh vật trong hệ thống xử lý sinh học cũng như các thủy sinh vật trong môi trường nước tự nhiên. Đặc biệt khi có sự hiện diện của các phức hợp amonium bậc 4, GA sẽ tạo thành các hợp chất gây độc cho cá.

Acid acetic:

Có tính độc cao khi hấp thụ vào cơ thể qua hô hấp, tiếp xúc qua da hoặc qua đường miệng, có thể gây chứng viêm da, lở loét và kích ứng với màng nhấy, mắt. Tiếp xúc với acid acetic trong thời gian dài có thể gây nên chứng viêm cuốn phổi mãng tính.

Các dạng dung dịch Glycol:

Có thể gây dị tật bẩm sinh cho các trẻ có mẹ tiếp xúc với các dạng ete glycol trong thời kỳ mang thai

Phenidone:

Gây kích ứng với da, mắt, hệ thống hô hấp, ngộ độc khi xâm nhập qua đường miệng. Những tác động lâu dài chưa được nghiên cứu.

Potassium Bromide (KBr)

Có tính độc vừa phải khi tiếp xúc, các triệu chứng như ảo giác, rối lọan tinh thần, và nổi mụt da. Tiếp xúc với lượng lớn gây hại cho bào thai.

Aldehyde và các hợp chất Amine:

Những hóa chất này ở một tỉ lệ pha lõang thích hợp không gây tác hại lớn nào cho hệ thống xử lý sinh học. Hầu hết những hóa chất này sau khi quá trình xử lý đều ở nồng độ chấp nhận được.

Các hợp chất Boron:

Ở nồng độ cao hơn 1 mg/l có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Nước thải quá trình tráng film thường có nồng độ Borate cao vì thế cần được pha lõang trước khi thải.

Bạc:

Là tác nhân chính được quan tâm nhiều nhất trong nước thải từ ngành tráng film X quang. Dưới tác động của họat động vi sinh và hóa học, phức hợp bạc trên chuyển thành các hợp chất bạc sulfide hoặc bạc kim lọai không tan và lắng xuống lớp bùn. Việc thu hồi bạc không những cần thiết cho họat động bảo vệ môi trường mà còn là một nguồn lợi kinh tế, giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)