0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thành phần và tính chất nước thả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐAK NÔNG (Trang 41 -44 )

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TỚI CÁC YẾU TỐ TAØI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ XÃ HỘ

4.3.4.2 Thành phần và tính chất nước thả

Nước thải bệnh viện ngòai các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững... còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa ... Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm.

Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:

• Nước thải khu mỗ: chứa máu và các bệnh phẩm,...

• Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh (pathogen) khác nhau.

• Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ.

Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).

• Nước thải sinh họat: (tắm giặt, vệ sinh..):

Hàm lượng COD :200 – 400 mg/l

Hàm lượng BOD5 :150 – 300 mg/l

Chất lơ lững :100 – 150 mg/l.

• Nước thải từ phòng rửa phim: lưu lượng ít nhưng lại chứa nhiều chất lơ lững và

chất vô cơ.

Tại cống thải chung:

Bảng 4.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện

STT Chỉ tiêu ô nhiễm Đơn vị Giá trị TCVN 6772:2000

Mức I 1 pH - 6.0 – 8.5 5 -9 2 COD mg/l 300 – 400 50 3 BOD5 mg/l 200 – 300 30 4 SS Mg/l 100 – 200 50 5 Coliform MNP/100ml 108 –109 1.000

Ghi chú: TCVN 6772:2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụng cho các cơ sở dịch vụ

Bảng 4.4 cho thấy nước thải sinh hoạt bệnh viện có nồng độ ô nhiễm từ trung bình đến cao theo phân loại nước thải sinh hoạt. Nhưng thực tế, lượng nước thải có thể thấp hơn do không phải lúc nào bệnh viện cũng hoạt động tối đa công suất

Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi trùng cao hơn so với TCVN 6772:2000, mức I, quy định giới hạn ô

nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt cuả các cơ sở dịch vụ tại các khu vực chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, do đó, cần thiết phải xử lý loại nước thải này trước khi xả ra đồng ruộng cũng như xả vào các hệ thống thoát nước chung trong khu vực. Nếu lượng nước thải này không được xử lý tốt thì nó sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước mặt, nước ngầm và đất đai. Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy do vi sinh vật, với nồng độ chất bẩn quá lớn sẽ làm mất khả năng tự làm sạch các nguồn nước, làm mất cân bằng oxy hoà tan, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động - thực vật nước và hệ sinh thái thủy vực, vi trùng gây bệnh sẽ phát triển mạnh, trong khi người dân trong khu vực có thể sử dụng nước suối để trong sinh hoạt.

Ngoài các nguồn nước thải nói trên, hoạt động của bệnh viện còn có khả năng phát sinh nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm và không thường xuyên khác đó là nước thải dùng cho chữa cháy khi xảy ra sự cố.

Nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa nước mưa rơi trên khuôn viên của bêïnh viện sẽ cuốn theo các chất rắn, bụi đất cát, dầu mỡ vương vải, nếu không được quản lý tốt sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.

Lượng nước mưa lớn nhất rơi trên khuôn viên khu dự án có thể tính toán dựa trên cơ sở lượng mưa lớn nhất thống kê được (3000mm/năm) trong số ngày mưa nhỏ nhất (160 ngày) tại khu vực (tương ứng với tần suất mưa là 100%) trên diện tích 12 ha như sau:

120.000 m2 x 3.000 mm/ năm = 360.000 m3/ năm hay lượng mưa bình quân là:

360.000 /160 ngày = 2.250 m3/ ngày

Như vậy lượng mưa lớn nhất có thể ước tính là 2.250 m3/ ngày

Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải, độ dốc và đê bao của các công trình trong bệnh viện. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn ước tính khoảng 0.5 - 1.5 mg N/l, 0.004 - 0,03 mg P/l, 10 - 20 mg COD/l, 10 - 20 mg TSS/l.

Nước tráng rửa phim

Sự hình thành nước thải từ quá trình tráng film X quang: chủ yếu do 3 nguồn chính: Quá trình Developer, Fixer và rửa phim

Đặc điểm của nước nước thải từ quá trình tráng film X quang

Lượng phim tiêu thụ hàng ngày tại Bệnh viện (quy mô 500 giường bệnh viện tuyến tỉnh) ước tính sẽ khoảng 200 – 300 tấm film/ngày.

Nồng độ các chất trong nước thải khác nhau tùy theo cách thức sử dụng hóa chất tráng film. Tuy nhiên, đặc điểm chung là đều chứa bạc ở các dạng và nồng độ khác nhau.

Lượng nước thải tráng film ước tính:

Theo nghiên cứu từ họat động chụp rửa film ảnh X quang tại các bệnh viện lớn nhỏ trên địa bàn tp HCM, thì số lượng film tráng được tương ứng với một bộ thuốc (20 lit Developer + 20 lit Fixer) là 404 tấm film.

Vậy ước tính trung bình lượng nước thải ra từ họat động tráng film X quang của Bệnh viện Đăk Nông:

250/404 x 40 l = 24,75 l/ngày

Tính chất của nước thải tráng film:

Tổng hợp các nguồn phân tích nước thải tráng film tại các bệnh viện ở Tp HCM, cho thấy tính chất của lọai nước thải này như sau:

Bảng 4.5: Thành phần ô nhiễm cuả nước thải tráng phim

Thông số Developer Fixer Wash

Tiêu chuẩn A, 5945 - 1995 6772:2000 mức I PH* 10,4 – 10,6 5,2 – 6,1 6,2 – 7,2 6 – 9 5 -9 Độ màu (Pt-Co)* 720 – 3630 80 – 285 26 – 97 COD (mg/l)* 24.000 – 110.000 84.000 – 96.000 176 – 6.400 50 50 BOD (mg/l) 4430 – 8050 3.400 – 7.730 86 – 275 20 30 SO42- (mg/l)* 13625 – 17560 5.135 – 15.000 47 – 185 N – NH3 (mg/l) 20 – 34 20.160 – 24.976 32 – 68 0,1 Tổng N (mg/l) 437 – 1926 20.944 – 25.200 46 – 83 30 Ag (mg/l) N/A 2.286 – 15.916 4,46 – 197 Cu (mg/l) không phát hiện đến 0,2

không phát hiện N/A 0,2

Pb (mg/l) không phát hiện

đến 2,9 không phát hiện N/A 0,1

Zn (mg/l) 0,1 – 2,1 không phát hiện

đến 0,65 N/A 1

Nguồn tổng hợp

Nhận xét

- Lọai nước Developer có giá trị pH cao (từ 10,4 đến 10,6), pH của Fixer lại khá thấp (từ 5 đến 6). Nước thải rửa Wash có giá trị pH gần ở mức trung tính.

- Hàm lượng chất hữu cơ cao, giá trị COD từ 80.000 – 110.000 mg/l cao gấp 800 đến

chất hữu cơ này là khá thấp và biến đổi trong khỏang rộng (tỉ lệ BOD/COD dao động từ 0.03 đến 0.3).

- Tổng Nitơ cũng rất cao (đặc biệt trong dung dịch thuốc Fixer cao gấp 417 lần so với tiêu chuẩn qui định. Đáng chú ý là Nitơ tồn tại trong dung dịch Fixer hầu hết ở dưới dạng Amonia.

- Tùy thuộc vào hóa chất của các hãng khác nhau mà có thể có chì xuất hiện trong nước thải.

- Về hàm lượng bạc trong nước thải, sẽ thay đổi tùy theo các cách sử dụng khác nhau.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐAK NÔNG (Trang 41 -44 )

×