Hệ sinh thái thuỷ sinh

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VAØ KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

3.5.1 Hệ sinh thái thuỷ sinh

Các thủy vực vùng dự án Bệnh viện Đăk Nông gồm suối Daknia, hồ chứa nước Quảng Khê, suối Quảng Kê và các ao gia đình. Các suối nhỏ đều chảy vào suối Daknia xã Mekon, qua thác Dak Nung vào trung lưu sông Đồng Nai.

Suối Daknia chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt của cư dân thị xã Gia Nghĩa và các xã lân cận. Suối Quảng Khê và hồ chứa nước Quảng Khê góp phần tưới cho các vườn cà phê, tiêu nước vào mùa mưa, nhận nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình.

Chất lượng nước của các thủy vực ở khu vực dự án vào mùa mưa: pH ≤ 7

TDS: Suối Quảng Khê: 12,0 – 27,6 mg/l, hồ chứa nước Quảng Khê: 17,2 mg/l, sông Đồng Nai: 26,3 – 33,8 mg/l.

Tổng N: 0,5 – 1,0 mg/l

Cấu trúc hệ sinh thái thủy sinh

Thực vật phiêu sinh: Ngành Số loài % Tảo lam 13 6,8 Tảo vàng ánh 2 1,0 Tảo vàng 1 0,5 Tảo silic 82 42,9 Tảo lục 75 39,3 Tảo mắt 13 6,8 Tảo giáp 5 2,6 --- --- 191 loài 100%

Động vật phiêu sinh:

Nhóm/Ngành Số loài %

Trùng bánh xe 31 46,2

Giáp xác râu ngành 18 26,9

Giáp xác chân chèo 10 14,9

Giáp xác có vỏ 2 3,0 Động vật đơn bào 3 4,5 Aáu trùng 3 4,5 --- --- 67 loài 100 % Động vật đáy: Lớp/Ngành Số loài% Giun ít tơ 1 1,9 Đỉa 1 1,9 Giáp xác 3 5,7 Nhuyễn thể 7 13,2 Côn trùng và 41 77,3 Aáu trùng côn trùng --- --- 53 loài 100 % 3.5.2 Đánh giá

Đặc tính sinh thái học của hệ sinh thái thủy sinh khu vực dự án:

- Nước chảy là đặc tính cơ bản của các thủy vực vùng dự án với các loài đặc trưng của trung lưu sông Đồng Nai gồm ốc đinh Semisulcospira sp., hến Corbicula lamarckiana, các dạng ấu trùng côn trùng và côn trùng nước chảy thuộc bộ phù du, bộ chuồn chuồn, bộ Plecoptera, bộ cánh cứng, bộ bướm giả, bộ hai cánh (ấu trùng muỗi đỏ và ấu trùng ruồi vàng).

- Các loài sống ở các thủy vực nhỏ – nước acid yếu gồm:

+ Thực vật phiêu sinh: Phormidium tenue, Dinobryon bavaricum, D. sertularia, Eunotia bigibba, Actinella punctata, Epithemia turgida, Scencedesmus javanensis, Closterium acutum,….

+ Động vật phiêu sinh: Scaridium longicaudum, Lecane curvicornis, Monostyla

bulla, Macrothrix triserialis, M. spinosa, Chydorus barrosi, Paracyclops fimbriatus, ….

+ Động vật đáy: Ablabesmyia sp..

- Các loài đặc trưng cho các thủy vực giàu dinh dưỡng:

+ Thực vật phiêu sinh: Anabaena affinis, A. solitaria, Oscillatoria princeps, Spirulina major, Lyngbya limnetica, Melosira granulata, Synedra ulna và các loài tảo mắt.

+ Động vật phiêu sinh: Rotaria rotaria, Scaridium longicaudum, Polyarthra vulgaris, Mesocyclops leuckarti.

Số lượng thủy sinh vật

- Số lượng thực vật phiêu sinh từ 18.300 – 26.333.000 tb/m3, các loài chỉ thị cho môi trường giàu chất dinh dưỡng chiếm ưu thế gồm Synedra ulna, Melosira granulata. - Số lượng động vật phiêu sinh từ 85 – 22.899 con/m3, các loài Philodina roseola,

Philodina sp., Polyarthra vulgaris chỉ thị cho loại nước bẩn vừa chiếm ưu thế ở ao, hồ chứa nước. Aáu trùng nauplius chiếm ưu thế ở sông suối.

- Số lượng động vật đáy từ 20 – 650 con/m2. Các loài ốc và ấu trùng chiếm ưu thế ở sông suối. Ở ao và hồ chứa nước nhỏ ấu trùng chuồn chuồn, ấu trùng bộ phù du Cloeon sp. Và giun ít tơ chiếm ưu thế. Riêng ở suối Daknia có 2 loài cua Ranguna frushtorferi, Siamthelphusa beauvoisi đặc trưng cho miền Nam Trung bộ – Nam bộ Việt Nam.

Tóm lại: Chất lượng nước ở các thủy vực ở khu vực dự án rung tâm y tế DakNông – Xã Quảng Khê thuộc loại Hydrocacbonat (HCO3- > Ca2+ + Mg2+).

Hệ sinh thái thủy vực giàu có về thành phần loài. Ở các hồ ao nhỏ số lượng thủy sinh vật khá cao, còn ở suối, sông nước chảy số lượng thấp.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường đối với dự án xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh đak nông (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)