BẢNG 3.1: CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 88 - 95)

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐIỆN TỬ TIN HỌC

BẢNG 3.1: CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ

Nguồn: Junichi Mori, (08/2006), Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ.

Cụ thể, cơ sở dữ liệu về CNPT nên tuân theo những tiêu chắ sau:

Thứ nhất, phần giới thiệu được soạn thảo công phu sẽ thể hiện thái độ

chân thành của người đứng đầu doanh nghiệp. Đây không phải là một chỉ số hoàn hảo vì bài viết tốt hay không còn phụ thuộc vào khả năng của người soạn thảo. Tuy nhiên, nó vẫn còn có thể giúp loại bỏ các nhà cung cấp ắt tiềm năng do không có khả năng thể hiện điểm mạnh của mình rõ ràng. Ngoài ra, nhà cung cấp cũng có thể cho biết khả năng giao hàng đúng hạn của mình trong mục này, vì không có cách nào khác để đo lường định lượng tắnh chắnh xác của việc giao hàng.

Thứ hai, thông tin cụ thể về trang thiết bị sản xuất (máy móc và thiết bị)

sẽ giúp nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài dự đoán được chất lượng và quy mô sản xuất. Qua danh mục máy móc kèm theo tên nhà sản xuất, các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài có thể dự đoán được mức độ của chất lượng sản phẩm. Số lượng máy móc cũng có thể cho biết năng lực sản xuất tối đa.

Thứ ba, độ chắnh xác chế tạo tắnh bằng milimét có thể được dùng làm

chỉ số đánh giá chất lượng sản phẩm, đặc biệt khi các nhà lắp ráp có vốn đầu 83

tư nước ngoài cần những sản phẩm có độ chắnh xác cao như khuôn đúc và khuôn dập. Các nhà cung cấp có thể đề cao kỹ năng của kỹ sư và kỹ thuật viên trong mục này, kể cả khi doanh nghiệp chỉ có máy móc không còn mới.

Thứ tư, các chứng chỉ về chất lượng có liên quan như ISO 9000 và ISO

14000 là nội dung tham khảo rất tốt về chất lượng sản xuất nói chung. Chúng không cho biết khả năng về một công nghệ cụ thể nào, nhưng vẫn hữu ắch trong việc loại bỏ những nhà cung cấp ắt tiềm năng.

Thứ năm, danh mục các khách hàng chủ yếu là một chỉ số ẩn đối với

khả năng giao hàng đúng hạn, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Nếu nhà cung cấp có quan hệ kinh doanh ổn định với các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài khác, thì nhiều khả năng là mức độ cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, với danh mục này, các nhà lắp ráp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể trao đổi thông tin với nhau về nhà cung cấp cụ thể nào đó.

Cuối cùng, thông tin về doanh số bán hàng hàng năm, vốn và lực lượng lao động cũng có ắch trong việc xác định quy mô sản xuất.

Nếu cơ sở dữ liệu về CNPT của Việt Nam có thể thoả măn những yêu cầu trên, chắc chắn đây sẽ là cầu nối hữu hiệu cho doanh nghiệp lắp ráp và nhà cung cấp linh, phụ kiện.

3.3.1.6. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang có xu hướng tăng lên ở Việt Nam, có thể coi là làn sóng đầu tư thứ hai, kể từ nửa sau những năm 1990. Mọi người thường cho rằng các doanh nghiệp FDI sản xuất ô tô, xe máy, đồ điện tử thường bị hấp dẫn bởi nguồn lao động rẻ và có chất lượng của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chi phắ cho lao động thấp là cần thiết, nhưng kỹ thuật viên hay tổ trưởng dây chuyền có khả năng cải tiến sản xuất mới là yếu tố quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp, cũng như sự

nghiệp công nghiệp hoá và tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều này đúng với cả các công ty con của nước ngoài được chuyển giao kỹ thuật trực tiếp từ công ty mẹ, và các nhà cung cấp trong nước hấp thụ hiệu ứng lan toả từ các công ty FDI. Nếu tắch tụ trong các ngành lắp ráp không đi liền với sự phát triển của CNPT thì khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ không được cải thiện.

Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn nhân lực công nghiệp, tuy nhiên thiếu hụt kỹ thuật viên và nhà quản lý cấp trung đã xuất hiện và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn. Đầu tư vào các ngành lắp ráp có thể được mở rộng trong vài năm tới để tận dung chi phắ lao động thấp nhưng trong tương lai, khi mức lương tăng lên, các nhà lắp ráp FDI sẽ chuyển sang các nước khác có chi phắ vận hành thấp hơn. Để tiếp tục và tự chủ trong quá trình công nghiệp hoá, Việt Nam cần phải phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao nhằm cải thiện năng suất và giá trị gia tăng ngay từ bây giờ khi mà Việt Nam vẫn đang có lợi thế về nguồn lao động giản đơn.

Một điều hết sức hiển nhiên là nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các ngành CNPT. Xây dựng được một lực lượng lao động với trình độ, tay nghề tiên tiến sẽ là một bệ phóng đối với sự phát triển CNPT ở Việt Nam, bởi đầu tư vào lĩnh vực phụ trợ đòi hỏi nhiều vốn, với dây chuyền máy móc hiện đại, tất yếu cũng phải tương xứng với trình độ lao động lành nghề, chất lượng cao. Dưới đây là một số giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ lao động phục vụ CNPT:

Ớ Xây dựng lực lượng kỹ sư nòng cốt

Giải pháp cần thiết cần được đặt ra là cải cách triệt để đào tạo đại học theo cả hai hướng, đó là phần cứng (bằng trang thiết bị) và phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), đồng thời có một khối lượng lớn kỹ sư có thể làm việc trong các ngành CNPT. Các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật, vắ dụ như

chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất.

Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết. Một vắ dụ điển hình là, từ năm 2002, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt Nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được tiến hành ở các trường cao đẳng kỹ thuật ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước.

Ớ Khuyến khắch việc đào tạo quản lý ở bậc trung cấp

Hiện nay, Việt Nam thiếu một thế hệ cán bộ có thể làm quản lý ở bậc trung cấp, một phần do ảnh hưởng của chiến tranh. Các doanh nghiệp nước ngoài thường khó tìm được những nhà quản lý bậc trung cấp mà có đủ khả năng làm việc. Vì thế, thông qua các chương trình đào tạo thông qua học việc (OJT - On the Job Training) dài hạn, các nhà quản lý theo yêu cầu nghề nghiệp được lựa chọn từ số sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học. Một nhà sản xuất hàng điện tử Nhật Bản thậm chắ còn sẵn sàng đứng ra hỗ trợ cho khoá đào tạo thường niên về quản lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Hiệu quả của các chương trình này sẽ cao hơn rất nhiều nếu Chắnh phủ đứng ra tổ chức các khoá học nhằm tăng cường trình độ quản lý ở bậc trung cấp. Vắ dụ, các khoá đào tào chắnh thức của Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại (AOTS) cần được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động tham gia.

Bên cạnh đó, Chắnh phủ Việt Nam có thể tận dụng mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp phụ trợ trong vấn đề đạo tạo nguồn

nhân lực. Malaysia với Trung tâm phát triển kỹ năng Penang là một trong những mô hình thành công trong liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và chắnh phủ mà Việt Nam nên học tập. Dưới đây là một số mô hình thành công trong phát triển nguồn nhân lực công nghiệp ở Việt Nam:

Ớ Đào tạo tại chỗ trong doanh nghiệp FDI Ờ Phát triển kỹ thuật chế tạo khuôn mẫu ở công ty Muto Việt Nam

Phương án đầu tiên cho doanh nghiệp đang khó khăn về nguồn nhân lực là đào tạo tại chỗ. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động, một số doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đã mở các chương trình đào tạo cho riêng mình. Công ty Muto Việt Nam, chuyên sản xuất khuôn mẫu và linh phụ kiện nhựa phun ở Khu Công nghiệp Biên Hoà và Khu Công nghiệp Long Bình (Đồng Nai), là một trong số các doanh nghiệp như vậy. Muto Việt Nam đã bắt đầu triển khai các khoá đào tạo tại chỗ theo nhu cầu về thiết kế và chế tạo khuôn mẫu cho các kỹ thuật viên của công ty từ năm 1998. Công ty đã tổ chức được 6 khoá, đào tạo tổng cộng 170 học viên. Hoạt động này không chỉ góp phần nâng cao kỹ năng cho người lao động, mà còn giữ tỷ lệ nhảy việc của công ty ở mức thấp.

Ớ Phát triển nguồn nhân lực có kết hợp với khu công nghiệp Ờ Trung tâm Đào tạo kỹ thuật Việt Nam Ờ Singapore

Trung tâm Đào tạo kỹ thuật Việt Nam Ờ Singapore (VSTTC) được thành lập năm 1997 với sự hỗ trợ của Chắnh phủ Singapore, nằm đối diện với Khu Công nghiệp Việt Nam Ờ Singapore (Bình Dương). Mục đắch chắnh của VSTTC là cung cấp lao động cho các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Việt Nam Ờ Singapore thông qua 5 khoá đào tạo 6 tháng, gồm (i) bảo trì điện, (ii) bảo trì cơ khắ, (iii) cơ khắ chế tạo, (iv) điện tử, và (v) cơ điện tử. Năm 2005, đã có 230 học viên tham gia các khoá học, trong đó 95%

là học sinh tốt nghiệp trung học chưa có việc làm, và 5% là do cơ quan cử đi [20,257].

VSTTC tổ chức các cuộc họp định kỳ với các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Việt Nam Ờ Singapore, nỗ lực xây dựng giáo trình và khoá học cho phù hợp với nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Vắ dụ, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên về lao động trong ngành cơ điện tử, trung tâm đã ngay lập tức tăng số lượng tuyển sinh cho chuyên ngành này. Tất cả học viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm và hầu hết đều làm việc cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này.

Hỗ trợ của Chắnh phủ Singapore đã kết thúc vào năm 2006. Trung tâm đã được sáp nhập với trường trung cấp của Bình Dương, mở thêm các khoá đào tạo dài hạn, do đó số lượng học viên đã tăng lên 2.000 người mỗi năm [20,257]. Trung tâm cũng hy vọng được nâng cấp thành trường cao đẳng trong tương lai gần.

Ớ Cộng tác giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp Ờ Dự án hợp tác giữa trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Dự án tăng cường năng lực đào tạo công nhân kỹ thuật tại trường cao đẳng Công nghiệp Hà Nội (HIC), có tên là dự án HIC Ờ JICA, cùng với sự hợp tác của JICA thực hiện trong giai đoạn 2000 Ờ 2005 có thể được xem là vắ dụ điển hình của sự cộng tác giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực. Dự án này gồm hai khoá, một khoá đào tạo hai năm dành cho sinh viên tuyển sinh, và một khoá đào tạo ngắn hạn dành cho những người đã đi làm hoặc giảng viên. Hàng năm, khoá dài hạn tiếp nhận khoảng 240 Ờ 360 sinh viên vào học các khoá đào tạo về (i) gia công cơ khắ, (ii) gia công kim loại tấm, và (iii) điều khiển điện [20,258].

Điểm nổi bật của dự án HIC Ờ JICA là chú trọng đến thực hành, 60 Ờ 70% thời gian đào tạo được dành cho thực hành. Điều đáng lưu ý là dự án còn nhận đơn đặt hàng sản xuất của các doanh nghiệp để có thêm cơ hội thực hành. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Nhật và Việt Nam, các học viên đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm, hàng mẫu, và công cụ sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp FDI và trong nước. Từ đó, các học viên biết cách đọc bản vẽ của doanh nghiệp, và có khả năng cảm nhận sự chắnh xác và chất lượng của sản phẩm.

Ngoài ra, dự án cũng triển khai các chương trình thực tập tại doanh nghiệp. Chương trình này tạo ra nhiều cơ hội thực hành hơn cho học viên, và cũng là cơ hội doanh nghiệp tìm ra những học viên xuất sắc. Tỷ lệ học viên tốt nghiệp từ dự án tìm được việc làm ngay là 100% và được rất nhiều các công ty tiếp nhận vào thực tập. Từ những thành quả ban đầu của dự án, có thể nói đây là trường hợp thành công cần được triển khai mở rộng trong tương lai.

Như vậy, phát huy được sự thành công của những dự án đào tạo nguồn nhân lực trên đây sẽ giúp tháo nút thắt về lực lượng lao động phục vụ khu vực CNPTĐTTH.

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w