3.1.3.1. Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Thực trạng đau đầu hiện nay của ngành điện tử đó là sự mất cân đối trong cơ cấu sản xuất: 80% sản xuất là hàng điện tử dân dụng, và chỉ có 20% là thiết bị chuyên dùng và phụ tùng linh kiện. Chắnh vì vậy, định hướng phát triển cho ngành này sẽ phải là cải thiện cơ cấu bất cân đối này, với việc tập trung vào các nhóm sản phẩm định hướng phát triển gồm: máy tắnh và các
thiết bị ngoại vi, thông tin Ờ viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hoá, sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ. Đồng thời tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp. Chắnh phủ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của phát triển CNPT cho ngành này, bởi CNĐT không thể phát triển trên một cái nền là CNPT không vững chắc. Các lĩnh vực phụ trợ được ưu tiên phát triển là: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ...) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành CNĐT.
3.1.3.2. Định hướng thị trường
CNĐT Việt Nam phải thực hiện đa dạng hoá thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để không những đáp ứng được thị trường trong nước mà còn có thể tiếp cận thị trường khu vực và trên thế giới. Phát triển các sản phẩm có giá trị tăng cao và có tắnh cạnh tranh là con đường phát triển bền vững của CNĐT.
3.1.3.3. Định hướng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố không thể thiếu để điện tử Việt Nam có thể biến đổi về chất, nâng cao giá trị cho sản phẩm. Nguồn nhân lực được tập trung đào tạo theo hướng cho ra đời những chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; các kỹ sư công nghệ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến; đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm; và cuối cùng là các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất.
CNĐT Việt Nam hầu như chỉ tiến hành hoạt động lắp ráp các linh kiện, bộ phận điện tử nhập khẩu từ nước ngoài trong suốt 30 năm qua, chưa có những nghiên cứu, thiết kế hay phát triển sản phẩm và công nghệ. Việt Nam hầu như vẫn nằm ngoài chuỗi giá trị sản xuất điện tử của thế giới. Chắnh vì vậy, một trong những biện pháp trọng tâm là phải đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Xuất phát điểm sẽ là sản xuất các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tiếp đó, khi đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu cho những sản phẩm đơn giản, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tắch hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Hơn nữa, thực hiện mối liên kết chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Những công ty lớn như Microsolf, Samsung, Phillips đều có trung tâm phát triển, nghiên cứu sản phẩm rất phát triển, để có thể không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tắnh năng của sản phẩm.
Để phát triển CNĐT Việt Nam không chỉ trông chờ vào nội lực. Chúng ta nên tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài như tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.
3.1.3.5. Định hướng phát triển công nghiệp điện tử theo vùng
CNĐT sẽ được tập trung đầu tư phát triển ở các khu công nghiệp và khu chế xuất tại các vùng kinh tế trọng điểm theo định hướng phát triển kinh
tế - xã hội các vùng này đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Chắnh phủ.
3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐIVỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐIỆN TỬ - TIN HỌC VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
Như vậy CNPT ở Việt Nam không chỉ yêu cầu phát triển về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp đầu tư ngày càng hiện đại hoá thì càng khắt khe với chất lượng, thông số kỹ thuật, nguồn gốc nguyên vật liệu. Đây là thách thức rất lớn nhưng cũng là thời cơ rất lớn để CNPT có điều kiện phát triển mạnh, cung ứng nguyên, phụ liệu linh kiện cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp dịch vụ lớn.
Nhận thức được yêu cầu đó, trong Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31/07/2007 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Quyết định này không chỉ đề cập đến quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của CNPT nói chung mà còn có chiến lược cụ thể cho từng ngành gồm: ngành Dệt Ờ May, ngành Da Ờ Giày, ngành Điện tử - Tin học, ngành Sản xuất và Lắp ráp ô tô và ngành Cơ khắ Chế tạo. Trong khuôn khổ của bài khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ xin tập trung vào ngành CNPTĐTTH.
3.2.1. Quan điểm phát triển
Đảng và Chắnh phủ đã nhận thức được sự phát triển của CNPTĐTTH có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành CNĐT, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược công nghiệp hoá của Việt Nam, từ nay đến năm 2020.
Hơn nữa, phát triển CNPTĐTTH không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn phải tham gia hợp tác quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đó là hướng phát triển bền vững với chủ lực là các doanh nghiệp SMEs.
Phát triển CNPT không phải theo chiều rộng, đầu tư dàn trải, mà dựa trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam. Vì vậy, Chắnh phủ đã chủ trương phát triển những ngành phụ trợ Dệt Ờ May, Da Ờ Giày, Điện tử - Tin học, Ô tô, Cơ khắ Ờ Chế tạo để tập trung phát triển.
Ngoài ra, phát triển CNPTĐTTH theo hướng tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lược Ờ các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, ngành điện tử - tin học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn đa quốc gia như Intel, Canon... phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tắch hợp cao, vi điều khiển, các thiết bị thông minh dùng cho những vi mạch có bộ nhớ nhanh; một số linh kiện lắp ráp đơn giản sẽ do khu vực sản xuất nội địa thực hiện.
Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chắnh của CNPTĐTTH. Bởi thế, Việt Nam phải phát huy lợi thế về nguồn nhân lực trẻ, tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ công nghệ cao, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất linh, phụ kiện cho ngành. Đồng thời, xây dựng được ngành sản xuất linh phụ kiện điện tử - tin học theo hướng gắn kết và tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng của các công ty và tập đoàn đa quốc gia.
3.2.2. Mục tiêu phát triển
Chắnh phủ Việt Nam đã đề ra một số mục tiêu phát triển cụ thể cho ngành CNPTĐTTH nhằm cụ thể hoá các quan điểm phát triển trước đó đã
nêu ra. Trong đó có bao gồm những mục tiêu định tắnh như: (i) xây dựng ngành phụ trợ cho CNĐT để có thể tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh phụ kiện đáp ứng nhu cầu trong nước, khu vực và thế giới; (ii) mục tiêu trước mắt là có thể sản xuất được những linh kiện lắp ráp đơn giản, các chi tiết nhựa, khuôn mẫu, mạch in...; (iii) tranh thủ đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia để có thể phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tắch hợp cao, vi điều khiển, các thiết bị SoC (System on-a- chip), IC thông minh, những sản phẩm tắn hiệu hỗn hợp, những vi mạch có bộ nhớ nhanh,...; (iv) phát triển các cơ sở sản xuất, thiết kế các hệ thống bán dẫn tắch hợp cao, các phần mềm nhúng, các bảng mạch tắch hợp dùng cho thiết bị thông tin, máy tắnh, thiết bị ngoại vi, đồ điện, điện tử gia dụngẦ
Bên cạnh những mục tiêu mang tắnh định tắnh, chúng ta cũng đề ra một số mục tiêu mục tiêu định lượng như tăng tỷ trọng cung ứng nội địa ước đạt 20 Ờ 25%.
3.2.3. Định hướng phát triển
Phát triển thành công CNPT cho ngành điện tử sẽ giúp thay đổi bộ mặt của ngành này từ một ngành có thân phận lắp ráp hơn 30 năm, chuyển sang thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hình thành một số cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo có tác động cấu trúc lại ngành.
Còn đối với các doanh nghiệp SMEs làm phụ trợ, Chắnh phủ khuyến khắch phát triển theo hướng gia công, để có thể phát huy thế mạnh của mình. Không chỉ dựa vào nội lực, chúng ta phải tận dụng năng lực từ nước ngoài thông qua nguồn vốn đầu tư và công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia, phát triển linh phụ kiện theo hướng vươn xa trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp FDI thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành cơ sở nghiên cứu, thiết kế mang thương hiệu Việt Nam.
Chắnh phủ cũng đã có sự quan tâm nhất định đối với các doanh nghiệp SMEs trong công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, xây dựng và nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.