Lịch sử hình thành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 48 - 50)

Ở Việt Nam, thuật ngữ CNPT lại xuất hiện khá muộn vì trước đây, Việt Nam áp dụng mô hình sản xuất kế hoạch hoá, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Việt Nam không chú ý đến CNPT mặc dù linh phụ kiện dùng cho các sản phẩm cuối cùng của công nghiệp nặng như máy nông nghiệp, xe đạp, ô tô được sản xuất trong cùng một doanh nghiệp, theo cơ cấu tắch hợp theo chiều dọc. Ngay cả khi, thuật ngữ này cũng được giới thiệu với hầu hết các nước châu Á tại các cuộc họp của Tổ chức năng suất châu Á (APO) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Ờ Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam khi đó đang ở giai đoạn đầu Đổi mới, vẫn không chú ý đến vì còn phải đối phó với những vấn đề cấp bách khác như phát triển nông nghiệp, cải cách kinh tế, và xoá đói giảm nghèo.

Kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu đón nhận những luồng đầu tư từ những nhà đầu tư nước ngoài. Họ đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào đáp ứng được yêu cầu. Họ nêu vấn đề này với Chắnh phủ Việt Nam và đề nghị Chắnh phủ thực hiện các biện pháp thắch hợp để giải quyết. Tuy nhiên, lúc đó Chắnh phủ Việt Nam chưa quen với khái niệm CNPT và chưa có những định nghĩa chắnh thức về CNPT, nên mọi biện pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này khó thực hiện một cách hiệu quả. Khái niệm này được du nhập vào nước ta thông qua vai trò của VDF (Diễn đàn Phát triển Việt Nam) và ảnh hưởng của các luồng FDI Nhật Bản. Thuật ngữ CNPT được sử dụng chắnh thức từ năm 2004, chủ yếu trong các chỉ thị, công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chắnh phủ. Chỉ thị số 47/2004/CT-TTg ngày 22/12/2004 về các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu có đề ra nhiệm vụ trong năm 2005: ỘTập trung phát triển các ngành CNPT để tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu và thúc đẩy mối quan

hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệpẦỢ. Một vài công văn và chỉ thị sau đó cũng lặp lại nội dung này (Chỉ thị 27/2006/CT-TTg ngày 07/08/2006). Đặc biệt, nội dung phát triển công nghiệp đã được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam (Quyết định số 73/2006/QĐ-TTg ngày 04/04/2006 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020). CNPT trở thành một trong những nội dung chắnh đối với Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 (Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28/05/2007). Tuy nhiên, trong các văn bản này vẫn chưa xuất hiện một định nghĩa chắnh thức về CNPT.

Ngày 31/07/2007, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Nội dung quy hoạch không xác định thế nào là công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu nêu ra các ngành cần tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, gồm: Dệt - May, Da - Giày, Điện tử - Tin học, Sản xuất và lắp ráp ô tô, Cơ khắ - Chế tạo. Thực tế, công nghiệp hỗ trợ hay CNPT chỉ khác nhau ở cách sử dụng từ ngữ. Nếu căn cứ từ nguyên gốc, thì Ộsupporting industriesỢ chủ yếu hướng tới các ngành lắp ráp, có sản phẩm cuối cùng là một chỉnh thể được lắp ráp từ nhiều bộ phận, linh kiện khác nhau. Có lẽ theo ý đồ những nhà soạn thảo chắnh sách, sử dụng thuật ngữ công nghiệp hỗ trợ sẽ bao hàm nhiều ngành hơn, phù hợp với việc đưa ra các giải pháp chung. Như vậy, đến nay vẫn chưa hình thành quan điểm chắnh thức về CNPT ở Việt Nam. Các chắnh sách, văn bản dường như cẩn trọng trong cách sử dụng thuật ngữ do những khó khăn trong việc định hình một khái niệm vốn có nhiều quan điểm và tùy từng mục tiêu mà có các lý giải khác nhau.

Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, khái niệm CNPT theo phạm vi cốt lõi là phù hợp nhất. Theo cách hiểu này, khái niệm cốt lõi định nghĩa CNPT

là ngành công nghiệp cung cấp bộ phận (parts), thành phần (components) và dụng cụ (tools) để sản xuất ra hàng hoá cuối cùng (Assembly/Sub Ờ assembly).

Tuy nhiên, để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạch định chắnh sách ở

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w