Sự phát triển của công nghiệp điện tử thế giới

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 32 - 35)

Qua hơn một thế kỷ phát triển, ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) đã có những bước tiến vượt bậc, làm thay đổi bộ mặt của đời sống con người. Trong thời gian tới, chắc chắn ngành công nghệ cao này vẫn tiếp tục có những tăng trưởng vượt bậc, với những sản phẩm được cải tiến không ngừng, tắnh năng vượt trội, tạo ra những giá trị gia tăng cho cuộc sống.

2.1.1.1. Giá trị sản xuất

Cụ thể, giá trị sản xuất của CNĐT thế giới đạt 321 tỷ USD năm 2008, với tốc độ tăng trưởng là 2,5%. Con số này được dự đoán vào năm 2009 là 345 tỷ USD và đạt 519 tỷ vào năm 2013. Giai đoạn 2006 Ờ 2010, CNĐT thế giới được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8 - 10% [32].

BIỂU ĐỒ 2.1: PHẦN TRĂM GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

Nguồn: Sebastien Rospide, (10/2007), The European electronic industries: outlook and perspectives 2006-2011, Munich.

Theo biểu đồ 2.1, điện tử - viễn thông là ngành có giá trị sản xuất lớn nhất, chiếm 71,1% về giá trị tương đối. Về giá trị tuyệt đối, thiết bị gia dụng có giá trị 75 tỷ Euro, viễn thông 308 tỷ Euro, xử lý dữ liệu 286 tỷ Euro và thiết bị nghe nhìn 183 là tỷ Euro.

2.1.1.2. Cơ cấu sản xuất

Ngày nay, các nước công nghiệp điện tử phát triển như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc đang có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất. Họ tập trung vào sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như máy tắnh, thiết bị viễn thông, nghe nhìn kỹ thuật số, dụng cụ bán dẫn, thiết bị y tế, đo lường và tự động hoá.

BIỂU ĐỒ 2.2: BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG MỘT SỐ NGÀNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Nguồn: Sebastien Rospide, (10/2007), The European electronic industries: outlook and perspectives 2006-2011, Munich, tr.13.

Theo biểu đồ 2.2, khu vực công nghiệp có mức tăng trưởng nhanh nhất là dược phẩm, với tốc độ 8%, sau đó là hàng không (7%) và hai ngành ở vị trắ sát nút với 6% là ô tô và xử lý dữ liệu. Trong số những ngành thuộc công nghiệp điện tử, xử lý dữ liệu có tốc độ tăng trưởng cao nhất (6%) so với

ngành điện (5%) và điện tử dân dụng (4%). Qua đó cho thấy xu thế chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng cao cấp, hàm lượng kỹ thuật cao của điện tử thế giới.

Cụ thể thị trường thiết bị xử lý số liệu dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 8,5%, thiết bị viễn thông 11%, thiết bị điện tử chuyên dùng 8%, trong khi sản phẩm điện tử tiêu dùng chỉ tăng 5%. Thiết bị điện tử y tế cũng đang được chú ý ở thị trường nhiều nước. Cùng với sự tiến bộ của y học, thiết bị điện tử y tế ngày càng có vị trắ tương xứng trên thị trường điện tử thế giới [53].

2.1.1.3. Thị trường sản xuất

Các thị trường sản xuất thiết bị điện tử chủ yếu trên thế giới bao gồm: châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Mỹ: Hoa Kỳ, Canada, Mexico và Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông), Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga, Brazil.

Hiện nay, vùng Đông Á đang trở thành cứ điểm sản xuất lớn nhất thế giới với nhiều loại hàng đồ điện, điện tử gia dụng, được mệnh danh là vòng cung điện tử Đông Á. Các nước trong khu vực này, năm 2003 sản xuất 82% sản lượng thế giới về máy điều hoà không khắ, 55% về máy giặt, 52% về tủ lạnh, 56% về máy hút bụi; năm 2004 sản xuất 105 triệu chiếc tivi màu (70% sản lượng thế giới), 93 triệu chiếc máy thu và phát hình (90%) [26]. Khoảng 25 năm trở về trước, tại vùng Đông Á, các mặt hàng này hầu hết chỉ sản xuất tại Nhật nhưng sau đó cứ điểm sản xuất chuyển nhanh sang Hàn Quốc, Đài Loan, rồi sang các nước ASEAN, chủ yếu là Malaysia và Thái Lan, rồi đến Trung Quốc. Hiện nay, Nhật Bản chỉ sản xuất các loại cao cấp, còn lại thì nhập khẩu từ các cứ điểm sản xuất của doanh nghiệp Nhật hoạt động tại ASEAN và Trung Quốc.

BIỂU ĐỒ 2.3: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC NĂM 2007

Nguồn: Sebastien Rospide, (10/2007), The European electronic industries: outlook and perspectives 2006-2011, Munich, tr.8.

Qua biểu đồ 2.3 về giá trị sản xuất điện tử của một số khu vực trên thế giới, ta có thể thấy tổng sản lượng CNĐT (TSL CNĐT) năm 2007 của Trung Quốc đạt 321 tỷ Euro, chiếm 26,8% TSL CNĐT thế giới và là nhà sản xuất điện tử lớn nhất thế giới, đang chuyển mạnh từ lắp ráp sang nghiên cứu phát triển sản phẩm. Tiếp đến là châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, với giá trị lần lượt là 253 và 241 tỷ Euro.

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ điện tử - tin học trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w