Kế toán phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty tnhh thương mại tuấn hiền (Trang 95 - 96)

- Phương pháp kế toán

3.2.1.1.Kế toán phải thu khách hàng

- Đối với các khoản phải thu cần phải theo dõi thời hạn được chiết khấu, thời hạn thanh toán, quá hạn

- Trong đó có một số nợ phải thu kéo dài qua các năm nhưng công ty không xử lý, làm giảm ý nghĩa giá trị thực của tài sản trên Bảng cân đối kế toán

- Kế toán theo dõi và quản lý khoản phải thu của khách hàng chưa chặt chẽ. Trong sổ sách chỉ thể hiện được số tiền mà khách hàng còn phải trả nợ công ty mà chưa biết được khi nào khách hàng sẽ thanh toán

- Công ty dựa vào tính chất quen biết, uy tín như nếu khách hàng quen biết lâu năm thì công ty cho thời hạn tín dụng dài, còn khách hàng mới quen thì cho thời hạn tín dụng ngắn hơn nhưng điều này lại không thể hiện lên sổ chi tiết công nợ mà chỉ lưu vào tập hồ sơ cùng với hợp đồng mua bán.

- Do đó công ty cần thiết kế lại mẫu sổ chi tiết tài khoản phải thu khách hàng và lập thêm Bảng theo dõi các khoản phải thu khách hàng. Nhằm phân loại được các khoản nợ dài hạn, nợ ngắn hạn cũng như các khoản nợ không có khả năng đòi để từ đó có các biên pháp xử lý với từng khoản nợ đối với từng khách hàng cũng như đối với công ty.

Mẫu sổ chi tiết phải thu khách hàng Đối tượng: Khách hàng Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Thời hạn được chiết Tình trạng Ngày đến Ghi chú Ngày Số Nợ

Thường xuyên theo dõi chặt chẽ, cần cung cấp thông tin đầy đủ khi lập báo cáo, biên bản đối chiếu công nợ nếu khách hàng yêu cầu

Quy định thời hạn thanh toán cụ thể ghi trong hợp đồng mặc dù khách hàng là quen thuộc.

Quy định mức nợ tối đa mà khách hàng được phép nợ tuỳ thuộc vào khách hàng thường xuyên hay không thường xuyên.

Cần phải trích lập các khoản dự phòng theo quy định.

Nếu khách hàng thanh toán chậm phải gửi thư nhắc nhở yêu cầu thanh toán hoặc cử nhân viên trực tiếp đi thu nợ.

3.2.1.2. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Công ty phải lập kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn hoặc bị cơ quan pháp luật giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án,.. thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải tổng hợp toàn bộ các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải thu và phải trả tại công ty tnhh thương mại tuấn hiền (Trang 95 - 96)