Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác:

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 107 - 112)

C. Thu nhập được miên thuế

A. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác:

Sản lượng tính thuế tài nguyên được xác định trong các trường hợp như sau: - Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thì sản lượng tài nguyên thương phẩm để tính thuế là số lượng, trọng lượng hay khối lượng của tài nguyên khai thác thực tế trong kỳ nộp thuế, không phụ thuộc vào hiện trạng và mục đích khai thác tài nguyên (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo.... ).

- Đối với loại tài nguyên không thể xác định được số lượng, trọng lượng hay khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất khác nhau, hàm lượng tạp chất lớn thì sản lượng tài nguyên để tính thuế được xác định trên số lượng trọng lượng hay khối lượng của từng chất thu được do sàng tuyển, phân loại.

VD: Một công ty trong kỳ nộp thuế phải sàng tuyển hàng nghìn m3 đất, đá, nước (không thể xác định được số lưọng), để thu được 2kg vàng cốm, 100 tấn quạng sắt .. thì thuế tài nguyên được tính trên số lượng vàng cốm và quặng sắt thu được này. Đồng thời xác định sản lượng loại tài nguyên khác có khai thác sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản, như nước khai thác sử dụng cho hoạt động sàng tuyển.

- Đối với loại tài nguyên khai thác, chưa bán ra ngay mà đưa vào để tiếp tục sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác nếu không trực tiếp xác định được sản lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế được căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và định mức tiêu hao tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

VD: Để sản xuất ra 1000 viên gạch mộc (chưa nung) thì phải sử dụng 1m3 đất sét. Trong tháng, cơ sở khai thác đất sét sản xuất được 100.000 viên gạch thì sản lượng đất sét khai thác chịu thuế tài nguyên là 100.000/1000= 100m3.

- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện: là sản lượng điện xuất tuyến cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện được xác định qua hệ thống đo

đếm điện đạt tiêu chuẩn đo lường Việt nam đặt tại vị trí giao nhận. Sản lượng điện này được bên mua và bên bán xác nhận.

- Trường hợp khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên klhai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200 triệu đồng và khó khăn trong việc quản lý thì có thể thực hiện khoán số lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ. Cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý chuyên ngành để ấn định số lượng tài nguyên khai thác được khoán.

Cũng trong trường hợp nêu trên, nếu loại tài nguyên khai thác được tập trung vào đầu mối thu mua và được cơ sở thu mua cam kết chấp thuận thì cục thuế tỉnh, thành phố có thể quyết định (bằng văn bản) để tổ chức, cá nhân thu mua tài nguyên nộp thay thuế tài nguyên cho người khai thác.

B. Giá tính thuế:

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị của một đơn vị tài nguyên tại một nơi khai thác, đảm bảo theo nguyên tắc giá thị trường và được xác định cụ thể trong từng trường hợp như sau:

- Đối với tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác và có thể bán ra ngay sau khi khai thác (như đất, đá, cát sỏi, thuỷ sản…) thì giá tính thuế của một đơn vị tài nguyên là giá thực tế bán ra, không bao gồm thuế GTGT.

- Đối với tài nguyên khai thác có cùng phẩm cấp, chất lượng, sau đó một phần sản lượng tài nguyên được bán ra tại nơi khai thác theo giá thị trường, một phần vận chuyển đi để tiêu thụ hoặc đưa vào sản xuất, chế biến, sàng tuyển, chọn lọc… thì giá tính thuế đơn vị của toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác được trong tháng là giá bán một đơn vị cả loại tài nguyên đó tại nơi khai thác. Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) chia (:) cho tổng sản lượng loại tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.

Trường hợp trong tháng có phát sinh sản lượng tài nguyên khai thác, nhưng không phát sinh doanh thu bán tài nguyên tại nơi khai thác thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên được xác định theo giá tính thuế của tháng trước liền kề hoặc theo giá hạch toán để xác định số thuế tài nguyên của tháng. Hết kỳ kinh doanh xác định lại theo giá bán thực tế của sản lượng tài nguyên khai thác đã kê khai thuế nêu trên để tính số thuế tài nguyên thực tế phải nộp khi lập tờ khai quyết toán thuế tài nguyên.

- Đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị của sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác trong 2 trường hợp nêu trên thì giá tính thuế được xác định theo từng trường hợp cụ thể như sau:

+ Loại tài nguyên xác định được sản lượng ở khâu khai thác, nhưng qua sàng tuyển, chọn lọc… mới bán ra, thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá bán của sản phẩm đã qua sàng tuyển, phân loại trừ các chi phí phát sinh ở khâu sàng tuyển, chọn lọc và qui đổi theo hàm lượng hay tỷ trọng để xác định giá tính thuế đơn vị là giá bán thực tế của tài nguyên khai thác chưa có thuế GTGT.

VD: Giá bán một tấn than sạch là 65.000 đồng/tấn (chưa bao gồm thuế GTGT) từ nơi khai thác đến nơi bán ra là 10.000 đồng/ tấn; tỷ trọng than sạch trong than thực tế khai thác là 80%.

Giá tính thuế tài nguyên một tấn than tại nơi khai thác = ( 65.000 – 10.000) x 80 %.

Loại tài nguyên chưa xác định được số lượng ở khâu khai thác vì trong tài nguyên khai thác có nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá bán đơn vị (không bao gồm thuế GTGT) của sản phẩm nguyên chất của chất có hàm lượng cao nhất trong tài nguyên khai thác hoặc giá bán sản phẩm nguyên chất của từng chất có trong tài nguyên khai thác (trường hợp tách riêng được các chất sau khi khai thác). VD: vàng cốm, quặng sắt…

- Giá tính thuế đơn vị tài nguyên đối với gỗ là giá bán tại bãi giao.

- Giá tính thuế đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện tính cho 1 kwh thuỷ điện thương phẩm theo mức ấn định là 750 đồng áp dụng từ 1/7/2007.

Khi có sự thay đổi giá bán lẻ điện bình quân thì giá tính thuế tài nguyên 1 kwh thuỷ điện được xác định bằng giá tính thuế tài nguyên 1 kwh thuỷ điện trước khi điều chỉnh hệ số điều chỉnh.

Hệ số điều chỉnh = Giá 1 kwh điện bán lẻ bình quân tại thời điểm điều chỉnh. Giá 1 kwh điện bán lẻ bình quân trước khi điều chỉnh.

- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhưng không bán ra mà sử dụng tài nguyên khai thác đưa vào làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác; tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nộp thuế theo kê khai, không chấp hành đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo qui định; tổ chức, cá nhân nộp thuế tài nguyên theo phương pháp ấn định, thì giá tính thuế đơn vị tài nguyên áp dụng theo giá do UBND cấp tỉnh qui định cho từng thời kỳ.

Cục thuế Tỉnh, thành phố chủ trì phối hợp với sở tài chính và sở tài nguyên môi trường tổ chức rà soát, nắm bắt tình hình vầ giá cả thị trường tài nguyên tại địa phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình UBND tỉnh quyết định và báo cáo về bộ tài chính (tổng cục thuế). Khi giá bán của loại tài nguyên có biến động lớn (tăng hoặc giảm từ 20% trở lên) thì phải điều chỉnh giá tính thuế tài nguyên.

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế tài nguyên phải thông báo công khai giá tính thuế đơn vị tài nguyên tại trụ sở cơ quan thuế.

- Riêng đối với dầu mỏ, khí đốt, giá tính thuế đơn vị tài nguyên thực hiện theo qui định tại luật dầu khí. Cụ thể:

Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô là giá bình quân của dầu thô được bán tại thời điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ nộp thuế. (Hợp đồng giao dịch sòng phẳng là hợp đồng giao dịch giữa người mua và người bán trong quan hệ thị trường, không bao gồm các hợp đồng mua bán giữa nội bộ của một công ty, giữa các Chính phủ, giữa các tổ chức thuộc chính phủ, hoặc bất cứ giao dịch, trao đổi nào bị ảnh hưởng bởi những quan hệ thương mại không bình thường).

Trong trường hợp dầu khí được bán không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế tài nguyên do Bộ tài chính xác định dựa trên giá thị trường có xét đến chất lượng dầu khí, địa điểm và các yếu tố liên quan khác.

Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên là giá bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng tại điểm giao nhận trong kỳ nộp thuế.

Thuế suất thuế tài nguyên

Pháp lệnh thuế tài nguyên hiện hành qui định khung thuế suất thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên. Khung thuế suất thuế tài nguyên qui định thuế suất cao nhất và thuế suất thấp nhất đối với từng loại và từng nhóm tài nguyên. Thuế suất thuế tài nguyên được xác định trên nguyên tắc vừa đảm bảo nguòn thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện các hoạt động liên quan đến việc bồi dưỡng, tái tạo

nguồn tài nguyên, vừa đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Căn cứ vào giá trị của từng loại tài nguyên, điều kiện khai thác và yêu cầu quản lý đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ, bộ hoặc ngành chủ quản tập hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến loai tài nguyên khai thác, baó cáo bộ tài chính để xem xét điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên phù hợp với khung thuế suất. Việc điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên chỉ tiến hành trong trường hợp cần thiết và theo loại tìa nguyên cụ thể, không điều chỉnh thuế suất trong trường hợp cá biệt.

Theo biểu thuế tài nguyên hiện hành, tài nguyên được chia thành 8 nhóm phù hợp với 8 nhóm đối tượng chịu thuế. Trong từng nhóm, thuế suất được qui định cho từng loại tài nguyên. Nhóm tài nguyên có mức thuế suất cao nhất là sản phẩm rừng tự nhiên (nhóm V) với các mức thuế suất từ 5 đến 40%. Nhóm có mức thuế suất thấp nhất là nước thiên nhiên (nhóm VII) có thuế suất từ 0 đến 4%. Riêng thuế tài nguyên đối với dầu thô và khí thiên nhiên được tính trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu hoặc khí thực, có phân biệt theo điều kiện khai thác. Thuế suất với dầu thô và khí thiên nhiên được qui định cụ thể như sau:

Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô và khí thiên nhiên được xác định trên cơ sở lũy tiến từng phần của tổng sản lượng dầu thô hoặc khí thực, khai thác trong mỗi kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu thô hoặc khí bình quân mỗi ngày khai thác được của tòan bộ diện tích hợp đồng dầu khí; có phân biệt với các dự án khuyến khích đầu tư và các dự án khác.

Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô có 6 mức. Các mức thuế suất đối với các dự án khuyến khích đầu tư từ 4 đến 20%, đối với các dự án khác từ 6 đến 25%.

Biểu thuế suất thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên có 3 mức. Các mức thuế suất đối với các dự án khuyến khích đầu tư từ 0 đến 6%, đối với các dự án khác từ 0 đến 10%.

5.4. THUẾ NHÀ, ĐẤT

5.4.1. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ NHÀ ĐẤT

Thuế nhà, đất là sắc thuế có cơ sở tính thuế là trị gía tài sản nhà và đất.

Nhà và đất thường luôn gắn với nhau và có cùng chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng. Chính vì vậy, ở một số nước trên thế giới và ở nước ta, thuế nhà và thuế đất được qui định trong cùng một sắc thuế. Tuy nhiên, có thể thấy là cơ sở tính thuế của thuế nhà và thuế đất không phụ thuộc vào nhau.

Thuế nhà là thuế tính trên giá trị nhà của các chủ sở hữu. Nó động viên một phần thu nhập của chủ sở hữu nhà, một tài sản quan trọng thể hiện mức độ giàu có và khả năng nộp thuế của các chủ thể trong xã hội.

Thuế đất là thuế thu vào các chủ thể có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất dùng vào mục đích xây dựng nhà ở và xây dựng công trình.

Thuế nhà, đất nói chung và thuế đất nói riêng thuộc loại thuế tài sản và có tính chất trực thu. Người chủ sở hữu nhà và người sử dụng đất là người nộp thuế nhà, đất và cũng chính là người chịu khỏan thuế này.

Thuế đất thực chất là thuế đánh vào khả năng sinh lời của đất dùng vào việc xây dựng nhà ở và xây dựng công trình. Khả năng sinh lời của đất lại phụ thuộc vào vị trí của đất và những điều kiện hưởng thụ phúc lợi xã hội. Những điều kiện đó càng tốt thì

khả năng sinh lời của đất càng cao. Chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của đất là giá cả quyền sử dụng đất hình thnàh trên thị trường bất động sản. Như vậy, trị giá đất đai của chủ sở hữu có thể tăng lên nhờ sự đầu tư công cộng của nhà nước. Trị giá tăng thêm đó phầ lớn là bộ phận địa tô chênh lệch không do chủ sở hữu tạo ra. Bộ phận này cần được điều tiết một phần cho nhà nước bằng thuế đất.

Thuế nhà đất được thu thường xuyên hàng năm căn cứ vào trị giá nhà và trị giá đất thể hiện ở diện tích, vị trí đất chứ không căn cứ vào kết quả sinh lời qua giao dịch thực tế của chủ sở hữu nhà và chủ sử dụng đất. Nói cách khác, thuế nhà, đất được thu trong suốt quá trình chiếm giữ tài sản của các chủ thể nộp thuế chứ không phải vào thời điểm mua, bán hay chuyển nhượng nhà đất.

Thuế nhà, đất gắn liền với hoạt động quản lý đất đai và xây dựng của chính quyền địa phương, dặc biệt là chính quyền cấp cơ sở. Do đó, chính quyền địa phương đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức triển khai thu thuế nhà, đất. Đồng thời, thuế nhà, đất thường tạo thành nguồn thu chiến tỷ trọng lớn trong ngân sách của địa phương.

Thuế đất hiện nay ở nước ta chỉ thu vào các chủ thể sử dụng đất vào mục đích xây dựng công trình để ở và các công trình kiến trúc khác. Phần lớn đất đai sử dụng cho sản xuất kinh doanh được áp dụng chế độ cho thuê đất và phải nộp tiền thuê đất, còn đất dùng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thì chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong điều kiện nước ta hiện nay, để thuận tiện khi tính thuế, Pháp lệnh về thuế nhà đất qui định lấy mức thuế sử dụng đất nông nghiệp làm căn cứ để xác định thuế đất. Từ mức thuế đó nhân với một hệ số tính thuế đất. Qui định hệ số tính thuế nhằm mục đích nâng mức động viên thông qua thuế đối với đất ở đất xây dựng công trình cao hơn mức động viên thông qua thuế sử dụng đất nông nghiệp. Mục đích sử dụng thuế đất bên cạnh việc động viên một phần thu nhập của người sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách còn thực hiện khuyến khích sử dung tiết kiệm có hiệu quả quĩ đất ở, đất xây dựng công trình, hạn chế việc chuyển quĩ đất sản xuất nông gnhiệp sang xây dựng nhà ở.

5.4.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Đối tượng nộp thuế là tất cả các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình, bao gồm:

- Đất được uỷ quyền quản lý, thì tổ chức cá nhân uỷ quyền phải nộp thuế;

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w