KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 105 - 107)

C. Thu nhập được miên thuế

5.3.1. KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ TÀI NGUYÊN

Tài nguyên là nguồn của cải thiên nhiên chưa được khai thác. Có loại tài nguyên có thể tái tạo được, chẳng hạn như nước, không khí… có loại tài nguyên không thể tái tạo được như các loại khoáng sản. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống con người là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên để việc khai thác sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả, tránh lãng phí nguồn tài nguyên, phục vụ tốt cho cuộc sống con người, chính phủ các nước phải áp dụng nhièu chính sách khác nhau, trong đó, thuế tài nguyên được coi là một giải pháp hữu hiệu. Ở các nuớc thuế đánh vào việc khai thác việc khai thác tài nguyên có thể có nhiều tên gọi khác nhau như thu tiền thuê, thu phí, đánh thuế tài nguyên… Dù với tên gọi gì thuế tài nguyên cũng đánh vào việc khai thác một số loại tài nguyên nhát định mà không đánh vào tất cả các loại tài nguyên. Thông thường thuế tài nguyên chỉ đánh vào những tài nguyên mà nhà nước có thể kiểm soát được, những tài nguyên này có hạn, cần khai thác sử dụng một cách có hiệu quả hay cần đầu tư chi phí để tái tạo chúng..

Thuế tài nguyên là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác được.

Với cách hiểu như trên thuế tài nguyên có đặc điểm sau: - Thuế tài nguyên là khoản thu mang tính chất tô nhượng .

- Tài nguyên thiên nhiên là sản vật do tài nguyên ban tặng, là tài sản công của một quốc gia mà nhà nước là chủ sở hữu .Vì vậy những cơ sở khai thác, sử dụng

nguồn tài nguyên phải trả cho nhà nước một khoản tiền giống như việc trả tiền mua tài sản chủ sở hữu tài sản. Thông qua đó nhà nước có thể thu hồi một phần giá trị của tài nguyên.

- Trong nhiều trường hợp thuế tài nguyên mang tính chất của một loại thuế sử dụng.

Trong nhiều trường hợp, nhà nước phải chi phí để quản lí quy hoạch, khảo sát và giải quyết hậu quả tiêu cực đến môi trường sinh thái do việc khai thác và sử dụng tài nguyên gây nên .Vì vậy thuế tài nguyên được coi là một loại phí sử dụng để bù đắp các khoản chi phí có liên quan dến việc quản lý,bảo vệ và tái tạo nguồn tài nguyên. 5.3.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

Đối tượng thuộc diện phải đăng ký, kê khai và nộp thuế tài nguyên là tất cả các tổ chức, cá nhân có khai thác tài nguyên thiên nhiên theo qui định của pháp luật Việt nam.

Một số trường hợp cụ thể được qui định như sau:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đang trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo mức cụ thể đã qui định trong giấy phép đầu tư cấp trước ngày 1/6/1998 thì tiếp tục được trả tiền tài nguyên hay nộp thuế tài nguyên theo qui định đó cho đến hết thời hạn của giấy phép được cấp. Trường hợp được gia hạn giấy phép đầu tư sau ngày thông tư 42/2007 có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo hướng dẫn của thông tư này.

- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam (nay là luật đầu tư) mà bên Việt nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên được ghi trong giấy phép đầu tư thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà bên Việt nam dùng để góp vốn pháp định. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, bên Việt nam phải kê khai số tài nguyên phát sinh đã góp vốn, báo cáo bộ tài chính để ghi vốn NSNN và quản lý vốn theo chế độ hiện hành.

- Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và hợp đồng chia sản phẩm thì thuế tài nguyên phải nộp của doanh nghiệp liên doanh hay của bên nước ngoài phải được xác định trong hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chia sản phẩm và nếu thoả thuận tính vào phần sản phẩm chia cho bên Việt nam. Khi chia sản phẩm, bên Việt nam có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên vào NSNN theo qui định của luật ngân sách, thuế tài nguyên trên toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác.

- Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán phải tính đầy đủ thuế tài nguyên trong giá bán và nộp vào ngân sách.

5.3.3. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ

Tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

kinh tế (bao gồm vùng biển chồng lấn giữa Việt nam và quốc gia liên quan) và thềm lục địa thuộc chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, bao gồm: khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại; dầu mỏ; khí đốt; sản phẩm của rừng tự nhiên; thuỷ sản tự nhiên; nước thiên nhiên; tài nguyên thiên nhiên khác.

Như vậy, hoạt động chịu thuế tài nguyên là hoạt động khai thác của các tổ chức, cá nhân đối với các loại tài nguyên thiên nhiên kể trên theo đúng qui định của pháp luật Việt nam.

Mọi trường hợp cố ý tiến hành khai thác các loại tài nguyên cấm khai thác đều bị xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành. Khi kiểm tra, phát hiện những vụ việc vi phạm, cơ quan thuế phải thông báo và phối hợp với cơ quan có chức năng để tiến hành, xử lý theo thẩm quyền.

Trường hợp tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác bị bắt giữ, tịch thu và được phép bán ra thì tổ chức được giao bán và nộp vào ngân sách.

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w