Căn cứ tính thuế

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 72 - 88)

- Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập

4. Căn cứ tính thuế

Thuế TNDN được xác định dựa trên căn cứ: thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x Thuế suất.

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH& CN) x Thuế suất thuế TNDN.

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN đã nộp theo qui định của Luật thuế TNDN.

a. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, dịch vụ trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập chịu thuế khác, kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

- Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập và kỳ tính thuế xác định cuối cùng đối với cơ sở kinh doanh chuyển đổi hình loại hình doanh

nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chi tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của Pháp luật về kế toán. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định theo công thức sau: TNCT = DT tính chi phí hợp TNCT khác

TNCT trong - lý trong kỳ + trong kỳ

Kỳ tính thuế tính thuế tính thuế

- Trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển lỗ theo kế hoạch thì thu nhập chịu thuế được xác định sau khi trừ số lỗ của các kỳ tính thuế trước chuyển sang.

- Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác địnhthu nhập chịu thuế đối với cơ sở thường thì thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

a1. Doanh thu tính thu nhập chịu thuế.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trôi mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, doanh thu tính thuế không bao gồm thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra.

Ví dụ: Trên hoá đơn GTGT của một cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có các chỉ tiêu sau:

- Giá bán hàng hoá : 500.000 đồng - Thuế GTGT (10%): 50.000 đồng - Giá thanh toán: 550.000 đồng

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 500.000 đồng.

+Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng, doanh thu tính thuế bao gồm cả thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra.

Ví dụ: Trên hoá đơn bán hàng của một cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng chỉ ghi giá bán là 330. 000 đồng (giá đã có thuế GTGT). Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ là 330.000 đ

- Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

+ Đối với hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.

Ví dụ: Ông A mua hàng trả góp của Công ty X, thời hạn trả góp là 6 tháng, ngày 16 tháng 8 năm 2006.

+ Đối với dịch vụ là thời điểm dịch vụ hoàn thành và cung cấp cho khách hàng hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

Trường hợp thời điểm lập hoá đơn xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu được tính theo thời điểm lập hoá đơn.

Ví dụ: Công ty đóng tàu Y nhận sửa chữa tàu biển cho công ty vận tải biển Z, thời hạn hoàn thành công việc theo hợp đồng sửa chữa là 3 tháng, từ ngày 01 tháng 12 năm 2006 đến hết tháng 2 năm 2007, công việc sửa chữa được thực hiện theo đúng hợp đồng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế của hoạt động sửa chữa đối với Công ty Y là tháng 02 năm 2007.

- Doanh thu của một số ngành đặc thù được quy định như sau:

+ Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp, trả chậm doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định theo giá bán trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.

Ví dụ: Công ty Thương mại X bán xe máy loại 125cc. Giá bán xe theo phương thức trả tiền 1 lần là 36 triệu đồng/chiếc (giá chưa có thuế GTGT). Nếu bán theo phương thức trả góp thì tháng thứ nhất người mua phải trả 6 triệu, 5 tháng sau mỗi tháng phải trả 6,5 triệu, tổng số tiền người mua phải trả theo hợp đồng trả góp là 38,5 triệu đồng/chiếc xe. Giả sử trong năm N, Công ty bán được 100 xe máy theo phương thức trả góp thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động này trong năm được xác định là:

36 triệu đồng x 100 xe = 3.600 triệu đồng

+ Đối với hoạt động gia công hàng hoá là tiền thu về của gia công bao gồm: Tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá.

Ví dụ: Công ty May M, trong năm tính thuế nhận may gia công 300 bộ quần áo bảo hộ lao động. Tiền gia công 160.000đ/1 bộ (giá chưa có thuế GTGT), trong đó:

Tiền công là 80.000đ/1 bộ

Tiền vải + chỉ + các phụ kiện khác là 60.000đ/1 bộ Khấu hao TSCĐ + các chi phí khác là 20.000đ/1 bộ

Doanh thu để tính thuế thu nhập chịu thuế đối với hoạt động may gia công của Công ty M là:

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra dùng để trao đổi, biếu, tặng, trang bị, thưởng cho người lao động doanh thu để tính TNCT được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi, biếu, tặng.

Ví dụ: Công ty sản xuất quạt điện, trong kỳ tính thuế dùng 200 chiếc quạt để đổi lấy nguyên liệu phục vụ cho sản xuất quạt. Giá bán chưa có thuế GTGT trên thị trường tại thời điểm trao đổi là 300.000đ/chiếc quạt.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với 200 chiếc quạt đem trao đổi là: 300.000đ x 200 chiếc = 60.000.000đ

+ Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh làm ra tự dùng để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như: Điện từ dùng, sản phẩm xây dựng cơ bản tự làm, sản phẩm sản xuất ra làm tài sản cố định, doanh thu để tính TNCT là chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó.

Ví dụ: Công ty xây dựng, trong kỳ tính thuế xây dựng nhà làm việc. Các khoản chi phí có liên quan đến hoạt động xây dựng nhà làm việc của Công ty là:

Tiền công xây dựng là: 400 triệu đồng Tiền nguyên, nhiên vật liệu: 600 triệu đồng

Các chi phí khác liên quan đến xây dựng toà nhà 200 triệu đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng nhà làm việc của Công ty xây dựng là:

400 triệu đồng + 600 triệu đồng + 200 triệu đồng = 1.200 triệu đồng

+ Đối với cơ sở kinh doanh nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng theo đúng giá quy định của cơ sở kinh doanh giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng.

Ví dụ: Công ty Thương mại X nhận bán hàng đại lý đúng giá cho Công ty may 10, trong kỳ tính thuế có doanh số bán quần áo đại lý là 700 triệu đồng (giá bán chưa có thuế GTGT), hoa hồng đại lý là 4% trên giá thực bán.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động đại lý của Công ty thương mại X là:

700 triệu đồng x 4% = 28 triệu đồng.

+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu để tính TNCT là số tiền thu từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê trả trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định phù hợp với việc xác định chi phí của cơ sở kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện về việc xác định chi phí hợp lý, cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu như sau:

Số tiền thuê xác định theo từng năm = Doanh thu trả trước Số năm trả trước

- Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản trả trước của số năm trả tiền trước.

Đối với cơ sở kinh doanh và cá nhân chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá ơn chứng từ theo chế độ quy định, có hoạt động cho thuê tài sản mà bên thuê trả trước cho nhiều năm thì doanh nghiệp để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản thu được.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đang trong thời gian ưu đãi thuế lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số tiền thu nhập doanh nghiệp từng năm miễn thuế, giảm thuế được xác định như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp từng năm được miễn, giảm thuế

= Tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước Số năm bên thuê trả tiền trước

Ví dụ: Công ty Vận tải A có diện tích mặt bằng cho thuê, thời hạn cho thuê là 5 năm (từ năm n + 1 đến năm n +5), tổng số tiền bên thuê phải trả là 600 triệu đồng (giá cho thuế chưa có thuế GTGT), bên thuê trả tiền trước cho 3 năm là 360 triệu đồng.

Năm tính thuế (n+1) Công ty vận tải A có thể lựa chọn xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo một trong hai phương pháp tuỳ theo điều kiện xác định chi phí hợp lý của Công ty.

Phương pháp 1:

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế = 360 triệu đồng : 3 = 120 triệu đồng Phương pháp 2:

Doanh thu tính thu nhập chịu thuế = 360 triệu đồng.

Giả định Công ty vận tải A đang trong thời gian được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tổng số thuế TNDN của số năm trả tiền trước là 33,6 triệu đồng. Thuế TNDN Công ty A phải nộp đối với hoạt động cho thuê mặt hàng của năm (n+1) là: 33,6 triệu đồng : 3 = 11,2 triệu đồng

+ Doanh thu đối với hoạt động tín dụng là số lãi phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng hạn.

Một số trường hợp cụ thể:

- Đối với số lãi thu của các khoản cho vay trong hạn đã hạch toán vào thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc và lãi) khách hàng không trả được đúng hạn, tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

- Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ khách hàng không được trả được đúng hạn còn lại không phải hạch toán vào thu nhập, khi thu được hạch toán vào thu nhập.

- Đối với thu lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu … là số lãi phải thu trong kỳ.

+ Doanh thu vận tải hàng không là toàn bộ số tiền doanh nghiệp vận tải hàng không được hưởng từ việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá sau khi đã hoàn thành dịch vụ vận chuyển, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

+ Doanh thu bán điện là số tiền ghi trên hoá đơn GTGT. Thời điểm xác định doanh thu để tính TNCT căn cứ vào ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ trên hoá đơn tính tiền, không phân biệt đầu tháng hay cuối tháng. Ngày cuối cùng ghi chỉ số công tơ thuộc tháng nào thì tính vào doanh thu của tháng đó. Đối với các dịch vụ có hoạt động xuất hóa đơn tương tự như nước, bưu điện thì cũng xác định như trên.

Ví dụ: Hoá đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 23/5 đến 23/6 doanh thu của hoá đơn này tính vào tháng 6.

+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh thu để tính TNCT là số tiền phải thu về phí bảo hiểm gốc, phí dịch vụ đại lý, phí nhận tái bảo hiểm, thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm sau khi đã trừ các khoản phải chi để giảm thu như: Hoàn phí bảo hiểm, giảm phí nhận tái bảo hiểm; hoàn hoa hồng nhượng tái bảo hiểm, giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

+ Đối với hoạt động xây dựng: Lắp đặt là số tiền phải thu của giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao.

+ Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức chia sản phẩm, doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như sau:

* Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu thì doanh thu để tính thuế TNDN của từng bên là số tiền bán hàng hoá, dịch vụ của từng bên được chia theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

* Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu để tính thuế TNDN của từng bên là số tiền bán sản phẩm đó hoặc tiền bán sản phẩm tương tự tại cùng thời điểm phát sinh nếu sản phẩm đó không được bán ra hoặc bán ra không theo thị trường.

* Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận thì doanh thu để tính thuế TNDN của hợp đồng hợp tác

doanh cử ra một bên làm đạ diện, xuất hoá đơn, ghi nhạn doanh thu và kê khai nộp thuế TNDN thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

+ Trường hợp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu ngoại tệ.

a2. Những khoản chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế:

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các khoản chi phí có liên quan tới việc tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. - Các khoản chi phí thực sự có chi ra và có căn cứ hợp pháp.

- Các khoản chi có mức chi hợp lý.

- Khoản chi có tính thu nhập hơn là tính vốn.

1. Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).

a. TSCĐ được trích khấu hao tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN, về nguyên tắc phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

+ TSCĐ phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ đó thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh.

+ TSCĐ sử dụng vào sản xuất kinh doanh.

+ TSCĐ phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo chế độ quản lý và hạch toán kế toán hiện hành,

b. Mức trích khấu hao TSCĐ được tính vào chi phí hợp lý theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp được tính khấu hao theo một trong 3 phương pháp sau:

Một phần của tài liệu bài giảng môn nghiệp vụ thuế (Trang 72 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w