Công ty chuyên sản xuất các mặt hàng như: Thuốc nổ, dây nổ mìn, giấy bao bì, vật liệu nổ, điện dân dụng. Vì vậy vật liệu được sử dụng vào sản xuất rất đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại và chủng loại và quy cách khác nhau như: bột gỗ, Nitơrat
Amon – Trung Quốc, thuốc nổ TNT – TQ, kíp vi sai Trung Quốc, máy bơm, xe IFA… Một số nguyên liệu có thể mua được trong nước nhưng phần lớn phải nhập từ nước ngoài.
Vật liệu của công ty được đánh giá theo giá vốn của vật liệu mua sắm bao gồm chí phí bốc dỡ, vận chuyện bảo quản từ nơi mua đến kho, tiền thuê bến bãi, tiền thuê, tiền phạt lưu kho, chi phí của bộ phận thu mua, chi phí công tác cán bộ thu mua, giá vật liệu hao hụt trong định mức (nếu có). Nếu chi phí thu mua vật liệu đã được tính trên hóa đơn thì giá thực tế là giá hóa đơn của một số vật liệu thu mua đó.
Đối với vật liệu mua ngoài vận chuyển, giá thực tế bao gồm: giá hóa đơn và chi phí thu mua phải do đơn vị vận chuyển. Nếu vật liệu thu mua do bộ phận của công ty vận chuyển thì toàn bộ chi phí được tập hợp cho bộ phận vận tải. Cuối tháng phân bổ cho từng đối tượng vật liệu giá thực tế của vật liệu thu mua bao gồm: giá hóa đơn và chí phí vận chuyển phân bổ.
Giá vật liệu thực tế thu hồi tính bằng giá bán thực tế.
Đối với vật liệu xuất kho: Công ty chủ yếu tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Đặc điểm hạch toán chi tiết vật liệu:
- Định kỳ một tháng một lần kế toán vật liệu xuống kho nhận chứng từ nhập, xuất vật liệu (sau khi đã kiểm tra và ký tên).
- Sau khi nhận chứng từ ở kho về, kế toán kiểm tra lại việc phân loại chứng từ của thủ kho sau đó tiến hành phân loại các chứng từ xuất cho từng thứ vật liệu và cho đối tượng sử dụng.
- Sắp xếp xong kế toán tiến hành ghi giá vật liệu và tính thành tiền theo các phiếu nhạp kho, phiếu xuất kho.
Đặc điểm hạch toán tổng hợp vật liệu
Việc thu mua vật liệu, kế toán tiến hành ghi vào các sổ như sau:
- Sổ chi tiết số 2: mở cả năm, theo dõi đối với từng người bán, mỗi người bán được mở một trang nhất định tùy thuộc vào số nghiệp vụ phát sinh nhiều hay ít mỗi trang hóa đơn ghi vào một dòng. Cuối tháng tiến hành cộng sổ làm cơ sở lập nhật ký chứng từ số 5.
- Nhật ký chứng từ số 5: Dùng để ghi chép phản ánh các nghiệp vụ thanh toán với người bán về việc cung cấp vật tư hàng hóa. Nhật ký chứng từ số 5 được mở hàng tháng, mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan tới TK 331 ghi chung một dòng cho tất cả các đơn vị bán.
- Nhật ký chứng từ số 1 và số 2: Mở hàng tháng theo từng chứng từ thanh toán và các chứng từ liên quan. Nếu công ty thanh toán bằng tiền mặt thì kế toán sẽ phản ánh số tiền trên Nhật ký chứng từ số 1. Nếu công ty thanh bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán sẽ căn cứ vào giấy báo Có TK 111, Nợ TK 331 hoặc ghi vào Nhật ký chứng từ số 2 phần ghi Có TK 112, Nợ TK 333.
- Một số sổ khác thường dùng: Sổ chi tiết số 6-TK 141 tạm ứng, Nhật ký chứng từ số 10, Nhật ký chứng từ số 6.