Kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập kế toán tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin (Trang 31 - 34)

Do là một doanh nghiệp sản xuất, đồng thời sản phẩm sản xuất ra trong công ty đòi hỏi điều kiện sản xuất, vận chuyển, dự

trự, cung cấp một cách đặc biệt. Sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi sử dụng phải qua kho dựu trự, công ty tổ chức ra những xí nghiệp chuyên làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu nổ nên TSCĐ trong công ty chủ yếu bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: là hệ thống văn phòng, hệ thống kho ( kho dự trự tại nơi sản xuất và kho dự trự vúng), hệ thống cảng (cảng Mông D-ơng, Bến Cái Đá, cảng Bạch Thái Bởi).

- Máy móc thiết bị sản xuất.

- Phương tiện vận tại: đường thủy, bộ làm nhiệm vụ chuyên chở vật liệu nổ công nghiệp.

- Dụng cụ quản lý tại văn phòng.

Tính trên chỉ tiêu nguyên giá thì TSCĐ trong doanh nghiệp được hình thành phần lớn từ hai nguồn: ngân sách Nhà nước và nguồn vốn vay.

Hiện nay, hệ số hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp là lớn ( hơn 70%), như vậy hệ số còn sử dụng được chiếm một tỷ tương đối nhỏ là gần 30%.

Đánh giá tài sản cố định, cách thức xác định nguyên giá TSCĐ:

NG = Gt + Tp + Pt + Lv - Tk - Cm - Th

Trong đó:

NG: nguyên giá TSCĐ

Gt: Giá thanh toán cho người bán tài sản (tính theo giá thu tiền 1 lần) Tp: Thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước ngoài giá mua (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ…)

Pt: Phí tổn trước khi dùng như: vận chuyển, lắp đặt, chạy thử… Lv: Lãi tiền vay phải trả trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tk: Thuế trong giá mua hoặc phí tổn được hoàn lại.

Cm: Chiết khấu thương mại hoặc giảm giá được hưởng. Th: Giá trị sản phẩm, dịch vụ thu được khi chạy thử.

Phương pháp khấu hao là phương pháp đường thẳng:

Mức khấu hao tháng Mức khấu hao ngày

Xác định giá trị còn lại của TSCĐ:

Giá còn lại = Nguyên giá TSCĐ – Hao mòn lũy kế

Chứng từ kế toán:

Tại Công ty, các trường hợp tăng TSCĐ chủ yếu do mua sắm mới; còn các trường hợp giảm TSCĐ chủ yếu do thanh lý nhượng bán, điều chuyển TSCĐ cho các đơn vị khác (trực thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam) hoặc cấp cho các xí nghiệp thành viên của mình. Hệ thống chứng từ về TSCĐ tại Công ty bao gồm tất cả các chứng từ tăng, giảm (là các quyết định tăng giảm TSCĐ của giám đốc), và các chứng từ TSCĐ bắt buộc đối với một doanh nghiệp Nhà nước theo qui định của Bộ tài chính tại quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995.

Một số chứng từ sử dụng: - Biên bản giao nhận TSCĐ - Biên bản thanh lý TSCĐ

- Biển bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành - Biên bản đánh giá lại TSCĐ

- Biên bản kiểm kê TSCĐ

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

(1) (2) (3)

Sơ đồ 2.4: Quy trình tổ chức chứng từ tài sản cố định

Đặc điểm kế toán chi tiết TSCĐ:

Xây dựng, mua sắm, hoặc nhượng bán, thanh lý Kế toán tài sản cố định Hội đồng giao nhận, thanh lý tài sản cố định Lập thẻ TSCĐ (hủy thẻ), ghi sổ TSCĐ Chứng từ tăng giảm tài sản (các loại) Quyết định tăng giảm tài sản cố định

Căn cứ vào các chứng từ tăng giảm TSCĐ kế toán ghi chi tiết TSCĐ: - Sổ chi tiết tài khoản 211, 212 : Được mở cho từng tháng và từng quý, dùng để

theo dõi số dư, các phát sinh Nợ/ Có của TK 211 trong kỳ.

- Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ: được mở cho từng tháng và từng quý, và mở riêng tại từng đơn vị thành viên vừa dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ có trong kỳ, vừa dùng để phản ánh khấu hao phải trích của các TSCĐ. Các sổ chi tiết này được ghi hàng ngày dựa trên các chứng từ TSCĐ và chứng từ có liên quan khi có các biến động phát sinh liên quan.

- Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ: được ghi vào cuối tháng dựa trên số liệu từ sổ chi tiết TSCĐ, sổ chi tiết TK 211, 212.

Đặc điểm kế toán tổng hợp TSCĐ:

Tài khoản sử dụng: các tài khoản sử dụng để phản ánh TSCĐ (211, 212,213, 241…) tại công ty được mở chi tiết giống như quy định của Bộ tài chính. Ngoài ra, do đặc điểm về bộ máy quản lý của công ty nên các nghiệp vụ mang tính cấp phát điều chuyển chiếm 1 tỷ lệ lơn. Vì vậy, để phản ánh nghiệp vụ này, kế toán còn sử dụng các TK 336 “ phải trả nội bộ” và TK 136 “ phải thu nội bộ”.

Sổ tổng hợp sử dụng trong hạch toán TSCĐ:

- Sổ Nhật ký chứng từ số 9: sổ này tại công ty không chi sử dụng để theo dõi các phát sinh Có mà còn theo dõi các phát sinh Nợ TK 211 trong kỳ. Sổ được mở hàng tháng và mở riêng cho từng TK 211, 212, 213. Số liệu trên NKCT số 9 được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái các TK 211, 212, 213.

- Sổ cái TK 211: được mở cho cả năm. Sổ được ghi vào cuối tháng căn cứ từ số liệu tổng hợp trên NKCT số 9.

Một phần của tài liệu Báo cáo kiến tập kế toán tại Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w