Khớp nối giữa khung thân trước và khung thân sau xe hai thân loại xe ben vẫn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo mô hình kết cấu khung xe hai thân (Trang 80 - 83)

vẫnchuyển(ArticulatedDumpTruck)

Hình 2. 18: Khớp nối giữa khung thân trước và khung thân sau xe ben vận chuyển

Khớp nối giữa thân khung trước và thân khung sau xe ben vận chuyển (Articulated Dump Truck) giúp xe đánh lái sang trái hoặc sang phải nhờ xi lanh thủy lực.Để tránh tình trạng khớp nối bị bẻ cong, bị xoắc khi quay vòng hoặc khi bánh xe hai bên ở độ cao khác nhau, người ta sử dụng một trục xoay ở khớp nối thân sau với

khung sau .

Điểm khác biệt của loại xe này chính là kết cấu khớp xoay thân. Khớp xoay này vừa là cầu nối giữa thân trước và thân sau vừa làm nhiệm vụ chống xoắn giữa hai thân. Kết cấu này gọn tiện nhưng vẫn đảm bảo các tính năng cơ học của thân xe.

Chương III:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH KHUNG XE HAI THÂN 3.1 Tình hình sử dụng các phương pháp tính toán thiết kế kết cấu các chi tiết trên xe chuyên dùng hiện nay

Hiện nay có các phương pháp để tính toán thiết kế các chi tiết cơ khí như: phương pháp lực, phương pháp phần tử hữu hạn. Phương pháp lực đây là phương pháp cổ điển, là phương pháp sử dụng nhiều từ trước đến nay, song nó chỉ đáp ứng được với những kết cấu đơn giản, những kết cấu phức tạp thì với phương pháp này khối lượng và thời gian tính toán sẽ rất lớn.

Trong khi đó kết cấu trên xe chuyên dụng là đa dạng và phức tạp nếu sử dụng phương pháp lực thì sẽ gây khó khăn cho các nhà thiết kế, nhà thiêt kế phải mất nhiều thời gian công sức để tính toán thiết kế do vậy phương này hiện nay các nhà thiết kế thường ít sử dụng hơn trong tính toán để thiết kế các chi tiết cơ khí.

Với sự hỗ trợ của máy tính điện tử đã có nhiều phần mềm tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn như CATIA, Mechanical Desktop, ANSYS, SAP2000…. Các

phần mềm này giúp cho nhà thiết kế tính toán các chi tiết một cách nhanh chóng có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực cơ học vật rắn, nó giúp rút ngắn thời gian tạo ra sản phẩm và tăng năng suất lao động.

3.2 Tính toán bằng Phương pháp Phần tử hữu hạn

a) Thế nào là Phương pháp Phần tử hữu hạn?

Phương pháp Phần tử hữu hạn (Finite Element Method - FEM) là một phương

pháp gần đúng để giải một số lớp bài toán biên.Theo phương pháp phần tử hữu hạn, trong cơ học vật thể được chia thành những phần tử nhỏ có kích thước hữu hạn, liên kết với nhau tại một số hữu hạn các điểm trên biên gọi là các điểm nút. Các đại lượng cần tìm ở nút sẽ là ẩn số của bài toán gọi là các ẩn số nút. Tải trọng trên các phần tử cũng được đưa về các nút. Trong mỗi phần tử, đại lượng cần tìm được xấp xỉ bằng những biểu thức đơn giản và có thể biểu diễn hoàn toàn qua các ẩn số nút. Dựa trên nguyên lí năng lượng, có thể thiết lập được các phương trình đại số diễn tả quan hệ giữa các ẩn số nút và tải trọng nút của một phần tử. Tập hợp các phần tử theo điều kiện liên tục sẽ nhận được hệ phương trình đại số đối với các ẩn số nút của toàn vật thể. Phương pháp phần tử hữu hạn có thể dùng để giải gần đúng các bài toán biên tuyến tính, phi tuyến và các bất phương trình.

b) Ứng dụng của Phương pháp Phần tử hữu hạn

Ph ương pháp phần tử h ữu h ạn thường đ ược dùng trong các bài toán Cơ học (cơ học kết cấu, cơ học môi trường liên tục) đ ể xác định trường ứng su ất và biến d ạng của vật thể.

Ngoài ra, ph ương pháp phần tử hữu hạn cũng đư ợc dùng trong vật lý học đ ể giải các phương trình sóng, như trong vật lý plasma, các bài toán về truyền nhiệt, động lực học chất lỏng, trường điện từ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo mô hình kết cấu khung xe hai thân (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w