Tổ chức bảo quản xe hai thân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo mô hình kết cấu khung xe hai thân (Trang 42 - 119)

- Bảo quản xe ngắn hạn phải tiến hành ngay sau khi sử dụng, còn bảo quản dài hạn không để quá 10 ngày, kể từ khi máy làm việc.

- Công tác chuẩn bị đưa xe đi bảo quản do nhóm công nhân chuyên trách tiến hành với sự tham gia của thợ lái xe.

- Xe đem bảo quản ngắn hạn, phải tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp gần nhất sắp làm. Khi chuẩn bị máy bảo quản dài hạn, phải tiến hành bảo dưỡng cấp 2(BDC2) và làm thêm bảo dưỡng theo mùa (nếu có quy định)

- Khi bảo quản ngắn hạn hay dài hạn, trước tiên phải tiến hành làm vệ sinh xe, sau đó tháo các cụm và chi tiết cần bảo quản riêng trong kho. Số lượng và cụm chi tiết này cho từng loại xe tuỳ theo dạng bảo quản( ngắn hoặc dài hạn) được quy định trong tài liệu kĩ thuật kèm theo máy.

- Khi bảo quản xe ở ngoài trời, cần tránh ảnh hưởng của mặt trời tới bánh hơi, hệ thống khí nén và thuỷ lực, dây curoa và các chi tiết làm bằng cao su bằng cách bôi lên một lớp dầu chuyên dùng. Tất cả các lỗ, cửa mà nước mưa có thể lọt vào phải che đậy kín.

- Đối với các lò xo của cơ cấu kéo căng băng tải, dây đai hay xích cần nới lỏng và bôi mỡ chống gỉ.

- Các tay gạt, bàn đạp của cơ cấu điều khiển phải đưa về vị trí hãm.

- Mui và cửa buồng lái phải đóng và khoá lại. Tất cả dụng cụ đồ nghề kèm theo xe phải kiểm tra và cất vào kho.

- Các cụm và chi tiết tháo khỏi xe phải xếp lên giá đỡ và hòm tại kho. Tránh hiện tượng chênh lệch quá về nhiệt độ tại các kho này.

- Các chi tiết làm bằng vải hoặc cao su cần bảo quản trong nơi thoáng gió.

- Lốp xe phải đặt đứng trên giá. Sau 2-3 tháng lại phải xoay, thay đổi điểm đặt của chúng trên giá.

- Đối với săm, dù bảo quản riêng hay lồng trong lốp cũng phải bơm lên, đặt đứng trên giá hoặc treo vào giá hình tròn. Cứ 1-2 tháng lại phải thay săm trong lốp theo hình tròn.

- Cáp thép và xích trước khi đem bảo quản phải bôi mỡ chống gỉ và cuộn lại đặt trên giá.

- Trong quá trình bảo quản, phải tiến hành bảo dưỡng kĩ thuậtphù hợp với hướng dẫn sử dụng.

- Việc kiểm tra tình trạng xe bảo quản trong kho cần tiến hành hai tháng một lần, còn bảo quản ngoài trời phải kiểm tra hàng tháng. Kết quả kiểm tra phải ghi lại ở lý lịch xe.

1.3.3. Bảodưỡngsửachữakỹthuậtxehaithân.

- Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp kĩ thuật nhằm duy trì cho xe luôn luôn ở trạng thái kĩ thuật tốt khi sử dụng bảo quản, vận chuyển.

- Do hao mòn dần, người ta phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của xe vì khả năng làm việc của chúng không thể duy trì được bằng bảo dưỡng kĩ thuật nữa. Đó là tổng hợp các biện pháp kĩ thuật nhằm duy trì và phục hồi khả năng làm việc hay trạng thái kĩ thuật tốt của xe.

- Bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa có liên quan chặt chẽ với nhau nên người ta đưa vào hệ thống chung gọi là hệ thống bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa.

- Hệ thống bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa xe là tổng hợp các hoạt động về tổ chức, kế hoạch, công nghệ, cung ứng vật tư và sử dụng cán bộ nhằm duy trì và khôi phục trạng thái kĩ thuật tốt của xe trong suốt thời hạn phục vụ, nhằm bảo đảm an toàn và nâng cao hiệu suất sử dụng xe.

- Các biện pháp duy trì và khôi phục khả năng làm việc của máy được tiến hành theo kế hoạch do chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa máy quy định.

- Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa xe là tập hợp các quy định và hướng dẫn thống nhất, nhằm xác định hình thức tổ chức, nội dung và sửa chữa xe có kế hoạch, để duy trì khả năng làm việc của nó trong suốt thời hạn phục vụ, trong những điều kiện sử dụng cho trước.

- Chế độ bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa cho phép lập kế hoạch bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa, lập dự trù về nhân lực, vật tư kĩ thuật và tiền vốn cho công tác này.

1.3.3.1.Bảodưỡngthuật.

Bảo dưỡng kĩ thuật nhằm tạo điều kiện làm việc bình thường cho xe, cụm máy và chi tiết tránh cho chúng không bị hao mòn trước thời hạn và hư hỏng bất thường, làm cho tốc độ hao mòn ở mức độ tốt nhất trong quá trình sử dụng.

Để xe hai thân đạt được năng xuất cao, làm việc liên tục, không có hỏng hóc, cần phải thực hiện tốt một số yếu tố sau đây:

- Điều chỉnh và bảo dưỡng kĩ thuật chu đáo, điều khiển xe đúng, tổ chức thực hiện chính xác (trừ khi xe phải nghỉ làm việc do thiếu nhiên liệu, vật liệu bôi trơn, điện

năng). Trong quá trình vận hành chất lượng làm việc của xe bị giảm xuống chủ yếu là do máy bị hao mòn, biến dạng và phá hỏng hoàn toàn các chi tiết riêng lẻ. Lúc này sự điều chỉnh bị rối loạn, khe hở lắp ghép bị thay đổi, độ xiết chặt giữa các chi tiết bị lỏng ra, do đó độ chính xác thực hiện các thao tác bị giảm đi, năng xuất của máy bị giảm xuống.

Muốn bảo đảm cho máy đào làm việc bình thường thì phải thực hiện những biện pháp chủ yếu sau đây:

- Tổ chức bảo dưỡng kỹ thuật có hệ thống bằng cách làm sạch và lau chùi thường xuyên, điều chỉnh bôi trơn, cung cấp nước và nhiên liệu đủ, thay thế hoặc sữa chữa các chi tiết và các cụm máy bị hỏng. Biện pháp đầu tiên là tổ chức thực hiện việc sửa chữa. Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa xe theo kế hoạch dự phòng là toàn bộ những biện pháp tổ chức kỹ thuật được thực hiện theo trình tự kế hoạch nhằm bảo đảm khả năng làm việc của xe trong suốt thời gian phục vụ khi thực hiện các loại bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa từng xe khi đang hoạt động với một trình tự và một chu kỳ nhất định là cơ sở của hệ thống này.

Bảo dưỡng kỹ thuật phải bảo đảm khả năng làm việc của máy trong quá trình vận hành bằng cách thực hiện toàn bộ công tác dự báo về sự hao mòn của các chi tiết và sự hỏng hóc xe. Trong quá trình sử dụng xe phải thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo dưỡng kỹ thuật từng ca: Thực hiện trước, trong và sau ca làm việc

- Bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch được thực hiện theo thứ thự từng mục của kế hoạch do nhà máy quy định thời gian xe làm việc. Bảo dưỡng kỹ thuật theo kế hoạch có hai nội dung: Chu kỳ thực hiện và thành phần công việc. Tuỳ thuộc vào trình tự thực hiện mà mỗi loại bảo dỡng kỹ thuật đều có số thứ tự.

Nội dung của kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật có nhiều danh mục bao gồm các công việc của mỗi trong những loại bảo dưỡng kỹ thuật trên, kể cả loại bảo dưỡng từng ca.

Sửa chữa xe tức là phải phục hồi khả năng làm việc của chúng bằng cách thực hiện toàn bộ công việc bảo đảm loại trừ những hỏng hóc. Kế hoạch sửa chữa xe có hai nội dung: Sửa chữa thường kỳ và sửa chữa lớn.

Các loại bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa và thời hạn thực hiện, cũng như nội dung thứ tự thực hiện công việc theo bảo dưỡng kỹ thuật và sữa chữa định kỳ do nhà máy quy định trong thuyết minh hướng dẫn sử dụng từng loại xe.

Việc bảo dưỡng kỹ thuật cho xe vào thời gian xe nghỉ làm việc hoặc vào các ngày nghỉ của tổ chức thi công tại các công trờng máy hoạt động. Nhân viên theo dõi xe là người thực hiện việc bảo dưỡng kỹ thuật theo ca, bảo dưỡng kỹ thuật do các đội chuyên môn đảm nhận, các đội này tham gia kế hoạch dự phòng bảo dưỡng kỹ thuật. Trong thời gian tiến hành công tác bảo dưỡng kỹ thuật, thợ lái và thợ phụ lái cũng có 25

thể là thành viên của đội. Việc bảo dưỡng kỹ thuật các máy bao gồm việc kiểm tra có hệ thống các chi tiết quan trọng. Việc làm sạch thường xuyên các cụm máy và các chi tiết của xe có ý nghĩa rất lớn không chỉ để giữ hình thức mà còn tạo khả năng theo dõi tình trạng kỹ thuật của mỗi chi tiết.

- Tất cả các bề mặt có sơn của xe phải lau chùi nhẹ nhàng bằng vải mềm có tẩm dầu.

- Các khí cụ kiểm tra- đo lường, các chi tiết của hệ thống điều khiển thuỷ lực và động cơ đốt trong thường lau chùi lần cuối bằng vải sợi bông mềm và sạch.

- Kính ở bên ngoài và bên trong buồng lái phải lau chùi cẩn thận. - Lau chùi dầu mở chảy qua các vòng bít.

- Khi tiếp nhiên liệu vào bình chứa và thay chất lỏng công tác trong hệ thống thuỷ lực phải tuân theo những nguyên tắc đã định. Bình chứa của thiết bị động lực thường tiếp qua miệng bình bằng phương pháp tự động hoặc bơm tay lắp ở trên máy đào. Khi tiếp nhiên liệu bằng bơm tay thì phải rửa trước bộ lọc ống tiếp dầu một cách cẩn thận. Trước khi tháo chất lỏng công tác phải cho động cơ làm việc để đưa nhiệt độ chất lỏng đến 600

C , rồi cho tất cả các xi lanh và mô tơ thuỷ lực hoạt động để khuấy những chất lắng bẩn lắng xuống trong hệ thống thuỷ lực. Do trọng lượng các bộ phận lắp ráp trong bộ phận công tác ảnh hưởng đến các khoang chứa đầy chất lỏng, cho nên máy đào được điều chỉnh sao cho piston của các xi lanh thuỷ lực ở vào vị trí cực hạn.

- Tắt máy động cơ và tháo áp lực trong các ống dẫn.

- Tháo rời mối nối các ông dẫn cung cấp cho các xi lanh thuỷ lực và xả chất lỏng công tác từ các xi lanh thuỷ lực. Mở khoá và xả chất lỏng công tác trong bình chứa, tháo rời tất cả các ống dẫn xả và xả chất lỏng công tác từ trong thân bơm, mô tơ và ống dẫn. Rửa bình chứa bằng chất lỏng công tác sạch, làm khô bình và bộ phận làm mát bằng khí nén. Điều chỉnh bộ lọc, bộ làm mát và nối tất cả các ống dẫn.

Kiểm tra trạng thái và siết chặt các chi tiết xe: Sự làm việc mỗi một xe có liên quan đến việc khắc phục lực ma sát phát sinh do sự chuyển động tương đối của các chi tiết máy. Các lực này dù nhỏ đến đâu cũng đều dẫn đến sự mài mòn các chi tiết, kết quả là làm thay đổi kích thước và hình dáng ngoài của chúng. Vì vậy thợ lái khi vận hành xe hoặc tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật thì cần kiểm tra tình trạng của các chi tíêt khác nhau: Về kích thước của chúng, sự xuất hiện chảy dầu, tiếng đạp gõ, sự rung. Khi bảo dưỡng theo ca (lau sạch và vệ sinh máy) thợ lái và phụ lái không những chỉ kiểm tra tình trạng của kết cấu của kim loại mà còn phải phát hiện những mối liên kết bằng bulông bị lỏng ra. Xác định tình trạng kỹ thuật của xe sẽ cho phép xác lập kế hoạch thực tế để chuẩn bị sửa chữa tốt hơn.

Điều chỉnh các bộ phận: Người ta điều chỉnh các bộ phận xe để duy trì sự tác động tương hỗ cần thiết của các cụm chi tiết và các tổ hợp chi tiết mà không cần phải thay thế hoặc thay đổi các kích thước của các chi tiết. Sự điều chỉnh thường có:

- Điều chỉnh hàng ngày: Thường thực hiện trong quá trình làm việc để đề phòng sự mài mòn tự nhiên của các chi tiết và đề phòng làm mất khả năng điều chỉnh vốn có của nó.

- Sự điều chỉnh theo mùa: Tiến hành để đề phòng khả năng rối loạn trong xe với sự thay đổi thời tiết trong năm.

- Sự điều chỉnh theo quá trình sản xuất thực hiện khi thay đổi thiết bị công tác của xe.

1.3.3.2.Sửachữaxehaithân.

- Công việc sửa chữa xe hai thân bao gồm: Tháo dỡ xe thành các đơn vị lắp ráp, tháo các đơn vị lắp ráp thành các chi tiết, thay thế các chi tiết hỏng hoặc sửa chữa chúng. Các dạng gia công chi tiết để phục hồi chúng như hàn, tiện và các công việc gia công cơ học, đắp kim loại bằng các biện pháp khác nhau ( hàn đắp, mạ, điện phân, tráng bề mặt...), sơn phủ. Lắp các bộ phận của máy và phục hồi chế độ lắp ghép, thử các bộ phận.

- Sửa chữa thường kỳ: Được tiến hành tại nơi xe làm việc do thợ lái và thợ phụ thực hiện, trường hợp riêng biệt có thể do thợ của trạm sửa chữa. Loại sửa chữa này được tiến hành bằng cách thay thế hoặc phục hồi các chi tiết (trừ những chi tiết chính) bằng cách tháo hoặc không tháo cả cụm ra khỏi xe.

- Sửa chữa lớn: Gồm việc tháo rời toàn bộ xe để sửa tất cả các bộ phận và chi tiết hư hỏng. Khi lắp ráp các chi tiết và các bộ phận cần phục hồi tất cả các chế độ lắp ghép. Việc sửa chữa lớn được tiến hành ở các xí nghiệp chuyên sửa chữa.

- Sửa chữa thường kì cần tiến hành các công việc chủ yếu sau:

+ Thay thế các trục, chốt bị mòn và lò xo đã đến lúc hỏng. Kiểm tra các cặp bánh răng côn và bánh răng thắng, các đĩa xích và khi cần thiết phảI cạo sạch các vết xây xát trên răng. Thay thế các bulông, vòng đệm, đai ốc, các vít và những chi tiết ghép nối khác đã bị hư hỏng. Kiểm tra sự hoạt động của áp kế.

+ Hệ thống truyền động thuỷ lực: Khi sửa chữa cần cọ rửa các bộ phân phối thuỷ lực, các khối van và các mô tơ thuỷ lực. Tháo các cụm bị hư hỏng và thay thế các chi tiết đã bị mòn.

+ Kết cấu thép: Xem xét cẩn thận các bộ phận kết cấu thép. Sau khi phát hiện các hư hỏng ( biến dạng, nứt, mối hàn không dảm bảo) cần phải sửa chữa kịp thời.

+ Tuỳ theo số lượng máy đào cùng loại và sự phân chia các công việc sửa chữa, người ta áp dụng các biện pháp sửa chữa khác nhau trong các xí nghiệp. Đối với khối 27

lượng công việc lớn, tốt nhất là chuyên môn hoá công việc sửa chữa theo từng nguyên công riêng biệt. Công việc sửa chữa càng đợc chuyên môn hoá rộng rãi thì các biện pháp sửa chữa hoàn thiện càng áp dụng tốt trong các xí nghiệp sửa chữa.

 Tháo dỡ xe hai thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc hoàn thành công tác sửa chữa có kết quả tốt phụ thuộc nhiều vào vấn đề tháo dỡ xe. Trước khi tháo xe cần làm quen với các cơ cấu, công dụng và mối liên hệ tương quan của các bộ phận và những chi tiết. Trước khi tháo rời từng bộ phận, người ta cần nghiên cứu cấu tạo bên trong của chúng, các biện pháp lắp ghép giữa những chi tiết riêng lẻ. Xác lập thứ tự và phơng pháp tháo dỡ. Mỗi một nhà máy chế tạo phải có các phiếu công nghệ tháo (lắp) xe hai thân và các cụm lắp ráp riêng biệt, trong các phiếu đó phải chỉ rõ trình tự tháo các cụm lắp ráp riêng biệt của nó, liệt kê các dụng cụ vạn năng và chuyên dùng được sử dụng để lắp ráp và quy phạm sử dụng chúng.

- Trên các máy bốc xúc truyền động thuỷ lực thường sử dụng một số lượng lớn các thiết bị thuỷ lực. Để giảm nhẹ công việc tháo lắp chúng, nhà máy chế tạo đã chế tạo các bộ đồ gá lắp ráp (chẳng hạn như các bộ kẹp để tháo và lắp các xi lanh thuỷ lực, thiết bị kích nâng tổ hợp di chuyển bánh hơi).

- Trước khi tháo rời cũng như trong quá trình tháo rời, đối với các bộ phận các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế tạo mô hình kết cấu khung xe hai thân (Trang 42 - 119)