Tổng quan về tình hình GDP giai đoạn này

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu gdp theo thành phần tới thu nsnn bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 29 - 34)

Giai đoạn 1991 - 2005 là giai đoạn có nhiều dấu ấn rõ nét đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nớc. Để có thể đánh giá một cách cụ thể tình hình và sự biến động GDP thời kỳ này, có thể nghiên cứu những khoảng thời gian từ 1991 - 1995; 1996 - 2000; 2001 - 2005.

Giai đoạn 1991 -1995

Trong giai đoạn này mục tiêu tăng trởng kinh tế (GDP) đã đợc xác định trong văn kiện đại hội VII là phấn đấu tốc độ tăng trởng kinh tế từ 5,5% đến 6,5%. Với mục tiêu đặt ra nh vậy và bằng sự nỗ lực giai đoạn này nền kinh tế nớc ta đã đạt và vợt chỉ tiêu kinh tế đặt ra. Đây là một thành tựu to lớn, bớc đầu khẳng định tính đúng đắn trong định hớng và con đờng nớc ta đã lựa chọn.

Nền kinh tế nớc ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng, khắc phục đợc tình trạng suy thoái, liên tục có mức tăng trởng khá và tơng đối toàn diện ở các ngành kinh tế. Tổng sản phẩm trong nớc (GDP) tăng dần qua các năm, năm 1991 tăng 5,81% đến năm 1993 tăng 8,08% và năm 1995 là 9,54%; bình quân chung giai đoạn 1991 - 1995 GDP tăng 8,19%, trong khi kế hoạch đề ra tăng bình quân trong giai đoạn này là từ 5,5% đến 6,5%. Để phản ánh điều này qua đồ thị 2.1 sẽ thấy rõ hơn.

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 1991 - 1995

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nếu xét GDP theo giá hiện hành thì giá trị tuyệt đối năm sau cao hơn năm trớc nhiều lần: năm 1991 là 76707 tỷ sang năm 1992 tăng lên 110532 tỷ tức là tăng thêm 33825 tỷ (tăng gần gấp đôi) và đến năm 1994 là 178534 tỷ, năm 1995 là 228892 tỷ, so với năm 1991 thì đến năm 1995 GDP đã tăng 3 lần, đây là một tốc độ tăng cao kỷ lục và nó thể hiện nỗ lực của chúng ta, ta có thể minh hoạ GDP theo giá thực tế giai đoạn này qua đồ thị 2.2.

Đồ thị 2.2: GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1991 - 1995

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nh vậy, chỉ số tăng trởng kinh tế GDP đã vợt xa chỉ tiêu kế hoạch đa ra. Giai đoạn này đã thực hiện thành công cả hai mục tiêu ổn định và tăng trởng kinh tế, cơ bản đã tạo đợc một số điều kiện thuận lợi để bớc vào thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá mà giai đoạn trớc đây không đạt đợc.

Giai đoạn 1996 - 2000

Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này đã đợc nghị quyết đại hội VIII khẳng định: giai đoạn 1996 - 2000 là giai đoạn quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nớc. Mục tiêu và nhiệm vụ trong thời kỳ này là tập trung mọi lực lợng, tranh thủ thời cơ, vợt qua mọi thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện, vận hành theo cơ chế thị trờng có sự quản lý và điều tiết của Nhà nớc, theo định hớng XHCN. Tăng trởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, đảm bảo anh ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nên kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bớc phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau. Nhiệm vụ cụ thể của GDP trong giai đoạn này là: đảm bảo tốc độ tăng trởng kinh tế từ 9 – 10%.

Với nhiệm vụ đó, với đà tăng trởng của những năm cuối thời kỳ trớc, trong những năm đầu của giai đoạn này chúng ta không những đảm bảo mà còn vợt mức kế hoạch đặt ra. Cụ thể là năm 1996 tốc độ tăng trởng kinh tế là 9,34%, nhng sang năm 1997 do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ trong khu vực đã ảnh hởng khá nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam làm cho tốc độ tăng trởng của năm chỉ còn 8,15%, và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế này thể hiện rõ hơn ở năm 1998 nó làm cho nền kinh tế nớc ta bị ảnh hởng nghiêm trọng cộng với năm 1998 với những thiệt hại do thiên tai ở cá tỉnh Trung Bộ và Nam Trung Bộ làm cho tốc độ tăng trởng GDP chỉ còn 5,76% và ảnh hởng tiếp sang năm 1999 chỉ còn 4,77%; đây là tốc độ thấp nhất trong 10 năm qua. Song cho tới năm 2000 do đờng lối, chủ trơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nớc thì kinh tế của chúng ta đã có dấu hiệu phục hồi trở lại với tốc độ tăng trởng cao hơn những năm trớc, cụ thể tăng trởng kinh tế năm 2000 đã đạt 6,79% đây chính là tiền đề và bàn đạp quan trọng cho những năm tiếp theo của đầu thế kỷ. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn này chỉ đạt 6,96% so với trung bình thời kỳ trớc là 8,19%, còn so với mục tiêu của thời kỳ này là từ 9 - 10%, ta có thể thấy rõ thực trạng tình hình tăng trởng kinh tề của Việt Nam giai đoạn này qua đồ thị 2.3.

Đồ thị 2.3 : Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 1996 - 2000

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về con số tuyệt đối, GDP theo giá hiện hành thời kỳ này cũng có sự gia tăng mạnh mẽ, cụ thể năm 1996 GDP là 272037 tỷ, năm 1997 là 313624 tỷ thì đến năm 2000 là 441646 tỷ tức là tăng gần gấp đôi năm 1996, ta có thể thấy rõ điều này qua đồ thị 2.4.

Đồ thị 2.4 : GDP theo giá hiện hành giai đoạn 1996 - 2000

Đơn vị: tỷ đồng

Giai đoạn 2001 - 2005

Từ năm 2001 kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực và bớc đầu có những dấu hiệu cho một thời kỳ phát triển trở lại ổn định, mạnh mẽ với tốc độ cao. Năm 2001 tốc độ tăng trởng kinh tế là 6,89%, thì sang năm 2001 là 7,08% và đến năm 2005 là 8,43%, điều phấn khởi đối với chúng ta trong giai đoạn này không chỉ là GDP tăng cao mà còn tăng đều và ổn định qua các năm, năm sau cao hơn năm trớc, bình quân giai đoạn này GDP tăng 7,51% đạt mục tiêu nghị quyết đề ra, ta có thể thấy điều này qua đồ thị 2.5.

Đồ thị 2.5 : Tốc độ tăng trởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về số tuyệt đối, nếu ta xem xét GDP theo giá hiện hành ta có thể thấy qua đồ thị 2.6, thì tốc độ tăng của thời kỳ này vẫn cao, nhng điều quan trọng nhất đó là sự ổn định, năm sau cao hơn năm trớc nhng nền kinh tế dần đi vào ổn định, không còn hiện tợng tăng giảm đột biến.

Đồ thị 2.6 : GDP theo giá hiện hành giai đoạn 2001 - 2005

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu gdp theo thành phần tới thu nsnn bằng mô hình kinh tế lượng (Trang 29 - 34)