Phần trên ta đã đề cập đến khái niệm “cơ cấu” từ đó, ta có thể hiểu cơ cấu thu NSNN là thuật ngữ chỉ cách tổ chức, sắp xếp các mục thu từ các sắc thuế, phí, lệ phí, viện trợ, các khoản thu khác trong tổng thể thu NSNN nói riêng và với tổng thể nền kinh tế nói chung nhằm thực hiện chức năng của thu NSNN. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu thu NSNN ở đây bao gồm cả việc xác định quy mô thu NSNN trong nền kinh tế (so sánh với GDP), cơ cấu chi tiết cho từng khoản thu (thu từ các sắc thuế, phí, lệ phí, …), cơ cấu thu NSNN theo thành phần kinh tế (kinh tế quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài). Trong giới hạn của luận văn, ở đây ta chỉ đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu thu NSNN theo thành phần và đề cập sơ bộ cơ cấu thu NSNN theo sắc thuế.
Khi nghiên cứu cơ cấu thu NSNN theo nguồn thu: từ thuế, phí, lệ phí, viện trợ, … nhng nh ở mục trên đã trình bày thu NSNN từ thuế chiếm 90%, nên trong mục này khi nghiên cứu cơ cấu thu NSNN theo nguồn thu ta chỉ đi nghiên nghiên cứu theo sắc thuế có nghĩa là xem xét các sắc thuế cấu thành nên thu NSNN:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ chịu thuế.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): là sắc thuế tính trên khoản giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lu thông đến tiêu dùng.
- Thuế xuất, nhập khẩu: là sắc thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu trong thơng mại quốc tế.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt: là sắc thuế đánh vào một số hàng hoá dịch vụ đặc biệt nằm trong danh mục Nhà nớc quy định.
- Thuế thu nhập cá nhân: là thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế.
- Thuế tài nguyên: là thuế đánh vào tài nguyên thiên nhiên khai thác đợc. - Phí: Phí là khoản tiền cá nhân, tổ chức phải trả khi đợc tổ chức, cá nhân khác cung cấp các dịch vụ đợc quy định trong pháp lệnh phí, lệ phí.
- Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi đợc cơ quan nhà nớc hoặc tổ chức đợc uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nớc đợc quy định trong pháp lệnh phí, lệ phí
- Ngoài ra còn một số sắc thuế khác nh: Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thuế nhà đất, Thuế sử dụng đất nông nghiệp ….
Nếu nghiên cứu cơ cấu thu NSNN theo góc độ thành phần kinh tế, thì ta có thể chia nguồn thu theo ba khu vực hay thành phần sau: thu NSNN từ khu vực quốc doanh, thu NSNN từ khu vực ngoài quốc doanh, thu NSNN từ khu vực có vốn đầu t nớc ngoài.
Thu NSNN từ thành phần kinh tế quốc doanh:
Thu NSNN từ thành phần kinh tế quốc doanh hay thu NSNN từ thành phần kinh tế Nhà nớc: đây chính là tổng nguồn thu từ thành phần kinh tế nhà nớc nh: thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, phí – lệ phí, thuế xuất khẩu, thuế tài nguyên, các khoản thu về đất, … và thu từ khu vực kinh tế này ở Việt Nam luôn là nguồn thu lớn nhất.
Thu NSNN từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:
Thu NSNN từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thực chất là thu NSNN từ các khu vực kinh tế: kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế t nhân, bao gồm các khoản thu nh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế môn bài, …..
Thu NSNN từ thành phần kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài:
Thu NSNN từ thành phần kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài bao gồm tất cả các khoản thu từ khu vực kinh tế có vốn đầu t nớc ngoài nh: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, ….