Bài tập 2. Cảm nhận của anh (chị) về bi kịch nhân vật Trương Ba trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ.
Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát đoạn trích và bi kịch của nhân vật Trương Ba.2. Bi kịch và cách giải quyết bi kịch của nhân vật Trương Ba: 2. Bi kịch và cách giải quyết bi kịch của nhân vật Trương Ba:
a) Bi kịch sống nhờ, sống vay mượn, giả dối, không có sự hòa hợp giữa hồn và xác.
- Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba phải sống cuộc sống nửa của Trương Ba, nửa của anh hàng thịt: ngày ở nhà Trương Ba, tối đến phải sang giúp chị vợ hàng thịt mổ lợn.
- Sống trong thân xác hàng thịt, Trương Ba không thể làm những điều mình mong muốn vì không thể điều khiển được xác.
- Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba không được sống đúng với bản chất cao khiết, hiền lành, trung thực của mình mà phải luôn đấu tranh với những đòi hỏi của xác với những thói quen phàm tục, không còn mặn mà với những trò chơi thanh cao nữa.
b) Bi kịch tha hóa và bi kịch tự ý thức:
-Trước khi bị Nam Tào và Bắc Đẩu bắt chết oan: Trương Ba vốn là một con người khéo léo, nho nhã, đánh cờ giỏi, rất mực yêu thương vợ con, quan tâm đến mọi người, được mọi người thương yêu, kính trọng…(lời của cái Gái, lời người vợ và người con dâu: hiền hậu, vui vẻ, tốt lành)
- Sau ba tháng ngụ cư trong xác hàng thịt:
+ Hồn Trương Ba có sự thay đổi: Không thương yêu vợ con, không quan tâm đến bà con lối xóm, trở nên vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Cảm thấy khó chịu trong thân xác kềnh càng, thô lỗ, phàm tục, đau khổ vì người thân xa lánh, ghét bỏ. Trương Ba nhận thức được sự tha hóa của bản thân nên đau đớn, bế tắc, tuyệt vọng.
c) Trương Ba giải quyết bi kịch: Trả xác lại cho anh hàng thịt, kiên quyết không nhập vào xác cu Tị, chọn cái chết vĩnh viễn, xin cho cu Tị được sống.
3. Đánh giá chung.
- Rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Cuộc sống thật đáng quý nhưng không phải sống thế nào cũng được. Nếu sống vay mượn, chắp vá thì con người chỉ gặp bi kịch, cuộc sống của mỗi người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống chính là mình, sống vị tha, chân thật. Con người cần phải biết đấu tranh để loại bỏ những cái dung tục, xấu xa để vươn tới những cái cao đẹp.
- Qua bi kịch và cách giải quyết bi kịch, đánh giá về vẻ đẹp của con người Trương Ba - Đánh giá nghệ thuật của đoạn kịch.
Bài tập 3.Trò chuyện với Đế Thích, Hồn Trương Ba nói: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt…Không thể sống với bất cứ giá nào được, ông Đế Thích ạ!”
Anh (chị) hãy bình luận lời tâm sự trên của hồn Trương Ba.
* Gợi ý:
1. Giải thích lời tâm sự của Trương Ba. Câu nói của Trương Ba thể hiện cảnh ngộ éo
le của mình: nhân vật phải rơi vào tình thế sống vay mượn, sống nhờ vả vào thân xác thô lỗ của anh hàng thịt do đó luôn đau đớn, dằn vặt về cuộc sống chắp vá của bản thân; bản thân nhân vật luôn tồn tại sự mâu thuẫn giữa một bên là tâm hồn trong sáng, thanh cao và một bên là thân xác thô lỗ, cộc cằn.
2. Ý nghĩa câu nói của Trương Ba. Trương Ba phải sống nhờ vả vào xác anh hàng thịt
nên ông thấm thía bi kịch sống giả dối, sống nhờ. Câu nói của Trương Ba thể hiện triết lí: Cuộc sống vô cùng đáng quý nhưng không thể sống mà chấp nhận sự giả dối, chấp nhận thói dung tục
của một con người tầm thường. Khi phải sống nhờ vả, vay mượn, con người sẽ bị phụ thuộc, dần đánh mất đi tâm hồn trong sáng, sự trung thực. Trương Ba tâm sự “Không thể sống với bất cứ giá nào được” cũng có nghĩa là ông sẽ từ chối dứt khoát cuộc sống vay mượn, nhờ vả vào xác anh hàng thịt để giữ lấy phẩm giá cao quý của bản thân dù phải trả giá bằng cái chết vĩnh viễn. Qua câu nói của Trương Ba, tác giả nhằm nhắn nhủ: Con người cần phải biết lựa chọn, đấu tranh để bảo vệ những phẩm tính cao quý của mình nhằm hướng tới khát vọng sống trong sạch, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn
3. Đánh giá của người viết về lời tâm sự của Trương Ba và liên hệ thực tế cuộc sống.
Bài tập 4. Cảm nhận của anh (chị) về đoạn kết của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt- Lưu Quang Vũ.
Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát đoạn kết. Sau khi trả xác cho anh hàng thịt, xin cho cu Tị được
sống, hồn Trương Ba nhập vào màu xanh cây cỏ trong vườn, trò chuyện với vợ. Cu Tị và bé Gái ăn na và gieo hạt cho nó mọc thành cây mới. Đoạn kết của vở kịch mang không khí ấm áp, toát lên niềm vui của sự đoàn tụ, tiếp nối.
2. Ý nghĩa của đoạn kết.
- Đoạn kết thể hiện ý nghĩa của sự sống và cái chết: Khi Trương Ba chết hẳn, không phải ở trong tình trạng bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa lại là lúc ông được sống trong sự gần gũi, tình yêu thương của những người thân. Những con người cao quý như Trương Ba vẫn có mặt giữa cuộc sống hàng ngày của gia đình, của mỗi chúng ta.
- Giá trị của những hành động, những lời nói tốt đẹp của Trương Ba: Những việc làm, lời nói của những con người như Trương Ba có ý nghĩa giáo dục các thế hệ sau và thể hiện lời nhắn nhủ: điều tốt lành sẽ được nối tiếp, phát huy mãi mãi qua các thế hệ.
3. Đánh giá chung
Bài tập 5: Trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, việc Trương Ba chấp nhận lựa chọn cái chết có ý nghĩa gì?
*Gợi ý:
- Trương Ba lựa chọn cái chết để cho cu Tị được sống;
- Trương Ba không muốn tiếp tục cuộc sống với bêntrong một đằng, bên ngoài một nẻo
mà muốn là tôi toàn vẹn
- Thể hiện thái độ quyết liệt của Trương Ba trong việc đấu tranh với cái dung tục, tầm thường, xấu xa để bảo vệ cái đẹp, cái cao cả, để được là chính mình.
- Thể hiện tư tưởng nhân văn của tác giả.
Bài 11: VỢ CHỒNG A PHỦ- Tô Hoài I. Kiến thức cơ bản:
Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau của đất nước.
2. Tác phẩm: a) Nội dung: a) Nội dung:
- Nhân vật Mị:
+ Con người có cuộc sống thống khổ.
+ Con người có sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. + Con người có sức phản kháng mạnh mẽ.
- Nhân vật A Phủ:
+ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền.
+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt…
- Giá trị của tác phẩm: + Giá trị hiện thực:
Miêu tả chân thực số phận cực khổ, tủi nhục của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.
+ Giá trị nhân đạo:
* Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng.
* Tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị.
* Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng Cách mạng của nhân dân Tây Bắc.
b) Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc.
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ.
c) Ý nghĩa văn bản: Tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân, thể hiện số phận
đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ
II. Luyện tập:
Bài tập 1. Hãy tóm tắt ngắn gọn truyện “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài. Gợi ý:
Truyện kể về cuộc đời của một đôi vợ chồng người Mông là Mị và A Phủ.
- Mị là một cô gái trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhưng vì món nợ từ đời cha mẹ nên cô bị bắt về làm dâu gạt nợ cho gia đình thống lí Pá Tra. Cô phải sống không khác gì trâu, ngựa, bị bóc lột sức lao động, hành hạ về thể xác và áp chế về tinh thần. Cuộc sống triền miên trong đau khổ, tủi nhục đã biến Mị thành một cô gái lúc nào cũng “cúi mặt”, “mặt buồn rười rượi”, “mỗi ngày Mị càng không nói”, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Tết đến, không khí rộn ràng, tiếng sáo gọi bạn, men rượu… đã làm hồi sinh lòng yêu đời, sức sống của Mị, cô cảm thấy lòng “phơi phới trở lại”, “muốn đi chơi”. Nhưng khi Mị sửa soạn váy áo đi chơi thì A Sử về, hắn đã trói Mị vào cột nhà song “tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”.
- A Phủ là một chàng trai nghèo, mồ côi, khoẻ mạnh, giỏi lao động. Vì đánh A Sử đến phá rối cuộc chơi, nên bị phạt vạ và phải làm người ở trừ nợ cho nhà Pá Tra. Một lần vì để hổ ăn thịt một con bò mà A Phủ bị đánh đập, bị trói đứng vào cột. Khi thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã thức tỉnh và cắt dây trói cho A Phủ, sau đó Mị chạy theo A Phủ trốn đi.
- Hai người đến Phiềng Sa, trở thành vợ chồng và tạo dựng một cuộc sống mới. Nhờ sự giúp đỡ của A Châu- cán bộ cách mạng, A Phủ trở thành tiểu đội trưởng du kích, cùng mọi người cầm súng để giữ bản làng.
Bài tập 2. Anh (chị) hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (đoạn trích) của nhà văn Tô Hoài.
*Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, truyện “Vợ chồng A Phủ”, về nhân vậtA Phủ. A Phủ.
2. Phân tích nhân vật A Phủ.
a) A Phủ là chàng trai có số phận bất hạnh, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi.
- Từ nhỏ, A Phủ đã sớm mồ côi, bơ vơ, mất cả cha mẹ, anh em trong trận dịch đậu mùa khủng khiếp, bị bán đổi lấy thóc cho người Thái.
- Lớn lên, mặc dù là chàng trai hiền lành, chăm chỉ, giỏi giang, có sức khỏe hơn người nhưng anh không lấy được vợ vì quá nghèo.
- Bị xử kiện bất công, đánh đập tàn nhẫn và trở thành người ở trừ nợ suốt đời, sống hay chết cũng bị quyết định bởi bàn tay tàn bạo của Pá Tra.
- Ở nhà Pá Tra, A Phủ bị bóc lột sức lao động, bị hành hạ.
b) A Phủ có tính cách gan góc, có khát vọng tự do, có sức sống tiềm tàng mãnh liệt - Từ bé đã sớm tỏ ra gan góc: Mới mười tuổi bị bán cho người Thái nhưng đã tìm cách trốn thoát.
- Lớn lên, anh là chàng trai ngang tàng,
+ Sẵn sàng trừng trị kẻ xấu: Dám đánh lại A Sử - con trai nhà giàu, có thế lực với cách đánh nắm cái vòng bạc, kéo dập đầu mà đánh.
+ Khi trở thành người làm công gạt nợ, A Phủ vẫn là con người tự do, không biết sợ cường quyền: dám cãi lại thống lí
c) Quá trình vùng lên tự giải thoát: Bị trói, A Phủ đã nhai vòng dây mây để chạytrốn;
được sự giúp đỡ của Mị, A Phủ thoát khỏi sự kìm kẹp của bọn thống trị, tìm đường giải phóng cuộc đời, bản làng quê hương.
3. Đánh giá của chung.
- Cùng với Mị, cuộc đời và tính cách A Phủ có ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và phẩm chất của người dân vùng cao Tây Bắc (Từ trong bóng tối của cuộc đời đầy gian khổ, tủi nhục- >vươn tới ánh sáng, tự do, cách mạng).
- Nghệ thuật xây dựng tính cách độc đáo: Nếu xây dựng nhân vật Mị tác giả đã thể hiện cách nhìn từ bên trong để làm nổi bật sức sống tiềm tàng thì xây dựng nhân vật A Phủ tác giả lại thể hiện cách nhìn từ bên ngoài, tập trung miêu tả hành động để nhấn mạnh tính cách mạnh mẽ, ngang tàng của nhân vật này.
Bài tập 3. Trong bài Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết:
“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên.
*Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát.
- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, truyện “Vợ chồng A Phủ”, về nhân vật và nhận định.
- Giải thích, làm rõ các ý chính của nhận định: dù sống trong cực nhục, đày đọa, Mị vẫn vươn lên với sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.
2. Phân tích nhân vật Mị để làm rõ nhận định.
- Mị là hình ảnh tiêu biểu của con người tốt đẹp bị đày đọa.
+ Mị có phẩm chất tốt đẹp: là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, yêu đời, yêu tự do, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Cô xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
+ Mị bị đày đọa về thể xác lẫn tinh thần.
* Mang danh là con dâu thống lí nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ, bị bóc lột tàn bạo sức lao động, thường xuyên bị đánh đập tàn nhẫn; Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.
* Trong cuộc sống tù hãm, Mị dần mất ý thức về cuộc sống, trở nên câm lặng, “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”