Là một trong những người mở đường tinh anh và tài năng của văn học Việt Nam thời kì

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 78 - 80)

- Trước 1975, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

2. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: a) Nội dung: a) Nội dung:

- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: một “cảnh đắt trời cho” là cảnh chiếc thuyền trong làn sương sớm và một cảnh tượng phi thẩm mĩ, phi nhân tính. Qua đó, nhà văn đã chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

- Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

+ Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà lam lũ. + Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu sâu sắc hơn về người đàn bà, về người chồng, về bạn và về chính mình.

Qua câu chuyện đó, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện, phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”: tấm ảnh với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Qua đó, nhà văn nhằm gửi gắm ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chân chính là cuộc đời và phải vì cuộc đời.

b) Nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.

- Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

c) Ý nghĩa văn bản:

Tác phẩm thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: nghệ thuật chân chính phải luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Hãy tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu.

Gợi ý:

- Để có thể xuất bản một bộ lịch nghệ thuật về thuyền và biển, theo lời đề nghị của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mỹ. Sau mấy buổi sáng “phục kích”, anh đã “chộp” được một cảnh “đắt” trời cho: cảnh một chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Thế

nhưng ngay sau đó, Phùng lại chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình. Những ngày sau, cảnh bạo lực đó lại tiếp diễn. Không thể nén chịu được, Phùng đã xông ra ngăn cản người đàn ông, bị lão đánh trả nên anh bị thương.

- Ở tòa án huyện, người đàn bà hàng chài được Đẩu- Chánh án huyện- mời đến, anh khuyên người đàn bà bỏ chồng để khỏi bị hành hạ. Nhưng khi nghe câu chuyện và những lý lẽ của người đàn bà hàng chài thì Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ ra nhiều điều.

- Những tấm ảnh Phùng chụp đã được chọn cho bộ lịch nghệ thuật. Mỗi lần ngắm bức ảnh ấy, Phùng lại thấy hiện lên màu hồng hồng của ánh sương mai và người đàn bà hàng chài thô kệch.

Bài tập 2: Phân tích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa-

Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý:

- Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” gợi hình ảnh của chiếc thuyền cất vó trong bức tranh đẹp tuyệt đỉnh, toàn bích mà nhiếp ảnh Phùng đã phát hiện trong một buổi sáng sớm nhưng sau đó cũng là sự “vỡ lẽ” của anh khi phát hiện ra cuộc sống đích thực của gia đình người hàng chài sau con thuyền lúc nhìn gần.

- Nhan đề hàm chứa ẩn ý của nhà văn về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời đồng thời cũng là sự gợi ý về khoảng cách, về cự ly nhìn ngắm đời sống mà người nghệ sĩ cần coi trọng.

- Nhan đề vừa gợi tình huống truyện, vừa biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Bài tập 3: Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?

Gợi ý:

Xem Đáp án đề thi Tốt nghiệp THPT năm 2011 (Phần Định hướng ôn thi Tốt nghiệp THPT)

Bài tập 4: Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu hấp dẫn người đọc

bởi xây dựng được một tình huống truyện có ý nghĩa phát hiện, khám phá. Qua phân tích tác phẩm, hãy làm rõ vấn đề trên.

Gợi ý:

1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm và tình huống khám phá, phát hiện trong tác phẩm

Chiếc thuyền ngoài xa

2. Phân tích tình huống:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w