Đánh giá: Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã tổng kết cuộc kháng chiến chống

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 40 - 41)

I. Kiến thức cơ bản: 1 Tác giả:

3. Đánh giá: Chỉ bằng một đoạn thơ ngắn, Tố Hữu đã tổng kết cuộc kháng chiến chống

năng của tác giả trong sử dụng từ láy và các biện pháp tu từ quen thuộc, sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ lục bát dân tộc.

Bài tập 8: Vì sao có thể nói Việt Bắc là bài thơ mang đậm chất ca dao, dân ca? *Gợi ý:

- Về mặt kết cấu: Bài thơ được cấu trúc thành một cuộc chia tay đầy lưu luyến với lời hỏi đáp đối ứng (mình - ta, ta - mình) – một khung cảnh thường thấy trong ca dao, dân ca Việt Nam.

- Về chủ thể trữ tình: người đi và người ở lại được thể hiện bằng cặp đại từ nhân xưng mình – ta quen thuộc của ca dao truyền thống.

- Thể thơ: thể thơ lục bát của ca dao với âm điệu nhịp nhàng, giọng điệu êm ái, ngọt ngào...

- Hình ảnh thơ: có nhiều hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng thường được sử dụng quen thuộc trong ca dao, dân ca (sông, núi, nước nguồn, cây, lòng son...).

Bài tập 9: Những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc? *Gợi ý:

- Về mặt nội dung:

+ Việt Bắc là khúc hùng ca: ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng và thắng lợi vẻ vang của đất nước và dân tộc.

+ Việt Bắc là khúc tình ca: ngợi ca và khẳng định tình cảm gắn bó, nghĩa tình sâu nặng của cách mạng với nhân dân.

- Về mặt hình thức nghệ thuật:

+ Sử dụng thể thơ lục bát – một thể thơ truyền thồng của dân tộc. + Kết cấu lời thơ theo kiểu đối đáp của ca dao.

+ Ngôn ngữ thơ và hình ảnh thơ được vận dụng sáng tạo từ ca dao và đời sống, gần gũi với nhân dân.

+ Lối chuyển nghĩa truyền thống: so sánh, nhân hóa ...

Bài 5: ĐẤT NƯỚC ( Nguyễn Khoa Điềm) I. Kiến thức cơ bản:

1.Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w