- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận
c) nghĩa nhan đề truyện “Thuốc”:
- Là phương thuốc chữa bệnh lao của người Trung Quốc xưa: ăn bánh bao tẩm máu người.
- Thức tỉnh người dân Trung Hoa và chỉ cho họ thấy rằng phương thuốc trên là phản khoa học, cần tìm ra phương thuốc khác để chữa bệnh về thể xác.
- Phải tìm một phương thuốc khác để chữa căn bệnh mê muội, đớn hèn về chính trị - xã hội của người dân Trung Hoa và giải thoát cho những người cách mạng tiên phong khỏi bi kịch không được hiểu, không được ủng hộ.
d) Nội dung:
- Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: thực trạng u mê tăm tối và “cái xấu xí” của người dân.
+ Niềm tin mãnh liệt của vợ chồng lão Hoa về hiệu nghiệm của phương thuốc (khi đi mua thuốc, khi cho con ăn bánh bao)
+ Những người khách trong quán trà (người râu hoa râm, cậu Năm gù, người mặt thịt ngang phè, bác Cả Khang...) bàn luận về thuốc, cam đoan về khả năng chữa trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu người; kháo nhau về chuyện đời như khai báo người để lĩnh thưởng, về cái chết của người cách mạng.
- Hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du: mong mỏi vào sự thức tỉnh của quần chúng. + Hình ảnh bà mẹ Hạ Du khi ra nghĩa địa, suy nghĩ và nỗi băn khoăn của bà khi đứng trước mộ con
+ Lời kêu oan cho con của người mẹ và hình ảnh con quạ xòe đôi cánh, nhún mình, rồi như một mũi tên, vút bay thẳng về phía chân trời xa
e) Nghệ thuật:
- Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng:
+ Chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du: tượng trưng cho tập quán chữa bệnh phản khoa học và sự u mê của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ về khoa học lẫn chính trị.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Thể hiện sự trân trọng của Lỗ Tấn đối với những người làm cách mạng và niềm tin của tác giả vào tương lai của Cách mạng; đồng thời chỉ ra thái độ cần có của nhân dân đối với Cách mạng.
+ Con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém, chết tù với nghĩa địa người nghèo: là biểu tượng cho sự chia rẽ, mất đoàn kết và sự ngu muội về chính trị của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ coi việc làm cách mạng là làm giặc và có thái độ kì thị, khinh miệt đối với những người Cách mạng.
g) Ý nghĩa văn bản:
- Nhân dân không được ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt và người cách mạng thì không được bôn ba trong chốn quạnh hiu mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ họ.
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc khác để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về tinh thần.
II. Luyện tập:
Câu 1. Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Lỗ Tấn và cho biết lí do đổi nghề của ông?
Gợi ý : Xem mục I.1
Câu 2. Tóm tắt ''Thuốc" ( Lỗ Tấn) và nêu ý nghĩa nhan đề của tác phẩm
*Gợi ý : Xem mục I.2.b
Câu 3. Phân tích những hình ảnh nghệ thuật mang tính biểu tượng trong truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.
*G
ợi ý : Xem mục 1.2. e
Câu 4. Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn
về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy.
- Khách trong quán trà đã bàn về: Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. - Điều nhà văn muốn nói:
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao.
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách mạng.
Bài 2: SỐ PHẬN CON NGƯỜI (M. Sô-lô-khốp) I. Kiến thức cơ bản:
1. Tác giả:
a) Vị trí: Mi-khai-in Sô-lô-khốp là nhà văn Nga Xô Viết, đoạt giải thưởng Nô-
ben văn học năm 1965, được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỉ XX