Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 97 - 100)

- Phần mở đầu: Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa phương pháp luận

3. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

- Phong cách Nguyễn Tuân trước hết được thâu tóm trong một chữ “ngông”, thể hiện tính ngang tàng, kiêu bạc, độc đáo của nhà văn. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của nhà văn đều chứng tỏ một sự độc đáo, tài hoa uyên bác; mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều là những nghệ sĩ xuất chúng trong nghề nghiệp; mọi sự vật được miêu tả dù tầm thường nhất cũng đều được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hoá mĩ thuật.

- Trước cách mạng, ông đi tìm cái đẹp còn vương sót lại mà ông gọi là “vang bóng một thời”. Cho nên thế giới nhân vật ưa thích hầu hết là những con người của thời vang bóng ấy. Sau cách mạng ông không đối lập xưa với nay, quá khứ với hiện tại mà ông luôn phát hiện chất

tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những con người phi thường mà cả ở những con người lao động bình thường.

- Nguyễn Tuân là nhà văn luôn thèm khát những cảm giác mới lạ. Cho nên ông không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, khuôn phép, văn ông luôn tìm đến với cái độc đáo, mãnh liệt, dữ dội, tuyệt mĩ của gió, bão, núi cao, rừng thiêng...

- Nguyễn Tuân là nhà văn có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có những phát hiện tinh tế độc đáo về núi sông cây cỏ nước mình.

- Chính nét phong cách rất tự do, phóng túng ấy, ông tìm đến với thể tuỳ bút là điều dễ hiểu.

II. Luyện tập:

Câu 1. Tình bày những hiểu biết của em về tiểu sử và con người Nguyễn Tuân. Câu 2. Trình bày quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân.

Câu 3. Tóm tắt đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Câu 4: Việc tìm hiểu những đặc điểm về con người Nguyễn Tuân giúp anh (chị) hiểu thêm gì về phong cách nghệ thuật của ông?

Gợi ý:

- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, ông yêu quí và trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc do đó trong các sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đi tìm cái đẹp ở thời xưa còn vương sót lại mà ông gọi là “Vang bóng một thời”như những phong tục đẹp, những thú chơi tao nhã của người xưa…Sau Cách mạng, ông khám phá và ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong chiến đấu và lao động.

- Nguyễn Tuân là người có ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Để thể hiện cái “ngông” của mình, ở mỗi trang viết, Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ sự độc đáo, tài hoa và uyên bác: mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều phải là những nghệ sĩ xuất chúng trong nghề nghiệp của mình và mọi sự vật luôn được quan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật.

- Nguyễn Tuân là một người rất mực tài hoa, uyên bác. Do đó, ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát và diễn tả của nghệ thuật ngôn từ. Điều đó khiến cho những trang văn của Nguyễn Tuân đầy ắp thông tin.

- Nguyễn Tuân là người thích tự do, phóng túng. Cá tính ấy khiến ông thành công hơn cả với thể “văn độc tấu”- thể tùy bút.

- Nguyễn Tuân là người biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Ông cho rằng nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc do đó trong sáng tác, ông luôn có sự tìm tòi, sáng tạo, đặc biệt là trong sử dụng ngôn từ nghệ thuật.

Câu 5: Trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thống nhất và chuyến đổi như thế nào?

Gợi ý:

- Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Phong cách ấy thâu tóm trong một chữ ngông. Chữ ngông của Nguyễn Tuân vừa có sự kế thừa truyền thống ngông

của các nhà nho tài hoa bất đắc chí vừa tiếp nhận ảnh hưởng cá nhân chủ nghĩa của văn hóa phương Tây.

- Sự thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945:

+ Luôn quan sát, khám phá và miêu tả sự vật nghiêng về phương diện văn hóa thẩm mỹ; quan sát, khám phá và miêu tả con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.

+ Quan niệm cái đẹp là những hiện tượng gây ấn tượng sâu đậm, đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ.

+ Sử dụng thể văn tùy bút hết sức phóng túng với nhân vật chính là cái tôi chủ quan của tác giả.

- Sự chuyển biến của phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng: + Trước Cách mạng:

* Đi tìm cái đẹp trong quá khứ, thế giới nhân vật là những con người xuất chúng thuộc về cái thời vang bóng, nếu còn sống trong hiện tại thì cũng bơ vơ, lạc lõng

* Tìm cảm giác mạnh ở quá khứ “vang bóng một thời” ở chủ nghĩa xê dịch, ở đời sống truỵ lạc, ở thế giới ma quỷ.

* Sử dụng thể văn tuỳ bút, thiên về diễn tả nội tâm của cái tôi chủ quan. + Sau Cách mạng:

* Không đối lập quá khứ với hiện tại: cái đẹp có cả ở qúa khứ, hiện tại và tương lai; tài hoa có cả ở nhân dân đại chúng.

* Tìm những hiện tượng gây cảm giác mạnh ở những phong cảnh đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên đất nước và những thành tích của nhân dân trong chiến đấu và xây dựng.

* Dùng thể văn tuỳ bút pha kí với bút pháp hướng ngoại để phản ánh hiện thực, ghi chép thành tích chiến đấu và xây dựng của nhân dân.

Câu 6: Tại sao có thể nói tác phẩm Người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945?

Gợi ý:

- Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” tiêu biểu cho phong cách của ông trước Cách mạng tháng Tám.

- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân biểu hiện ở tùy bút:

+ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ ngông. Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ sự độc đáo, tài hoa và uyên bác. Do đó mọi sự vật được ông quan sát, khám phá và miêu tả chủ yếu ở phương diện văn hóa mỹ thuật, mỗi nhân vật dù làm nghề nghiệp gì cũng đều phải là những nghệ sĩ xuất chúng. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, thiên nhiên Tây Bắc được Nguyễn Tuân khám phá dưới góc độ là một công trình nghệ thuật kì diệu của tạo hóa. Đấy là con sông Đà vừa hung bạo, vừa trữ tình mỹ lệ và đặc biệt, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, sông Đà không còn là con sông vô tri vô giác mà là một nhân vật có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động phong phú,

phức tạp. Và trên cái nền sông Đà, nhà văn khắc họa đậm nét hình tượng người lái đò vừa trí dũng, vừa tài hoa trong nghề leo ghềnh vượt thác với tay lái ra hoa, với chất vàng mười trong tâm hồn.

+ Nguyễn Tuân là nhà văn của những tính cách độc đáo, những tình cảm mãnh liệt. Do đó ông dạt dào cảm hứng khi viết về những cảnh đẹp diệu kì và dữ dội của sông Đà cũng như cuộc vượt thác ngoạn mục của người lái đò.

+ Nguyễn Tuân có sở trường với thể loại tùy bút. Trong tùy bút Người lái đò sông Đà, nhà văn đã thỏa sức thể hiện một cái tôi độc đáo, phong phú và tài hoa trong việc dựng người, dựng cảnh, liên tưởng táo bạo, phóng túng cùng chất trữ tình đậm nét.

+ Nguyễn Tuân là nhà văn có kho từ vựng phong phú và khả năng sáng tạo ngôn ngữ dồi dào. Trong Người lái đò sông Đà, vốn ngôn từ phong phú đã được tác giả tung ra một cách hả hê, phóng túng (ví dụ: để gọi thác dữ và đá hiểm, nhà văn đã sử dụng một loạt các từ và cụm từ:

thủy quân, cửa ải nước, cái thằng đá tướng, bọn đá hậu vệ, cổng đá…) ; nhà văn cũng tạo được nhiều tổ hợp từ độc đáo như: hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Câu văn trong tác phẩm giàu giá trị tạo hình với những so sánh, liên tưởng phong phú, đặc biệt là đoạn miêu tả thác đá và cuộc thủy chiến trên sông. Các câu văn giàu nhịp điệu, biết co duỗi nhịp nhàng (ví dụ: Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy; Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.)

Bài 2: TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên) I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả Chế Lan Viên:

- Tên khai sinh Phan Ngọc Hoan (1920-1989), quê Quảng Trị, trưởng thành trong phong trào thơ Mới; sau cách mạng tham gia công tác văn nghệ.

- Các tác phẩm chính: “Điêu tàn” (1937), “Ánh sáng và phù sa” (1960)…

- Phong cách: thơ ông giàu chất suy tư, triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú về thế giới hình ảnh.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn văn (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w