0
Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

CẤU HÌNH OSPF

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẾ HỆ MẠNG QOS TRONG MPLS (Trang 107 -109 )

2. Ánh xạ theo L_LSP: (Label-only-infered-PSC LSP)

5.2 CẤU HÌNH OSPF

OSPF là giao thức định tuyến dạng link-state thường được dùng để triển khai trên hệ thống mạng phức tạp. OSPF tự xây dựng cơ chế để đảm bảo độ tin cậy chứ không sử dụng các giao thức chuyển vận như TCP để đảm bảo độ tin cậy.

OSPF sử dụng giải thuật Dijkstra để xây dựng bảng định tuyến. Đây là giải thuật xây dựng các đường đi ngắn nhất SPT (shortest-path tree) để đi đến đích. Thông điệp quảng cáo LSA mang thông tin của router và trạng thái các láng giềng lân cận. Dựa trên các thông tin học được khi trao đổi các thông điệp LSA, OSPF sẽ xây dựng topology mạng.

Các loại gói tin OSPF

OSPF có 5 loại gói tin là Hello, Database Description, Link State Request, Link State Update, Link State Acknowledge (LSA).

– Hello: gói tin Hello dùng để phát hiện trao đổi thông tin của các router cận kề.

– Database Description: gói tin này dùng để chọn lựa router nào sẽ được quyền trao đổi thông tin trước (master/slave).

– Link State Request: gói tin này dùng để chỉ định loại LSA dùng trong tiến trình trao đổi các gói tin DBD.

– Link State Update: gói tin này dùng để gửi các gói tin LSA đến router cận kề yêu cầu gói tin này khi nhận thông điệp Request.

– Link State Acknowledge: gói tin này dùng để báo hiệu đã nhận gói tin Update.

OSPF hỗ trợ hai mức độ phân cấp qua khái niệm vùng (area). Mỗi vùng là một số 32 bit biểu diễn ở định dạng IP (vùng 0.0.0.0) hay dạng thập phân (vùng 0). Vùng 0 là vùng trung tâm. Tất cả các vùng khác đều phải kết nối trực tiếp với vùng 0 hay kết nối qua virtual link. OSPF có một số loại vùng sau: normal area, stub area, totally stubby area, not-so-stubby area (NSSA), totally not-so-stubby area.

1.Normal Area

Mặc định, vùng mang những đặc tính sau:

– Nhận các thông tin tóm tắt (summary LSA) từ các vùng khác. – Nhận các thông tin từ bên ngoài (external LSA).

– Nhận các thông tin mặc định từ bên ngoài (external default LSA).

2.Stub Area: đây là vùng sẽ không nhận những routing update từ bên ngoài nhưng vẫn nhận update từ những Area láng giềng.

3. Stotaly stub Area: đây có thể coi là vùng cực đoan nhất nó không nhận bất cứ routing update nào, và trong bảng routing của nó chỉ có một routing ra ngoai duy nhất là default route. vùng này thích hợp cho những site ở xa có ít network và cần sự giới hạn kết nối ra bên ngoài.

4. NSSA Stub Area: đây là vùng được sử dụng khi kết nối đên ISP hoặc khi có sự redistribute giữa các routing protocol khác nhau. vùng này sẽ nhận các route từ bên ngoài.

Câu lệnh cấu hình OSPF:

Router(config)#router ospf process-id

Router(config-router)#network ip-address wild-card mask area area-id Ví dụ cấu hình OSPF:

P2(config)#router ospf 2008

P2(config-router)#network 10.10.10.8 0.0.0.3 area 0 P2(config-router)#network 10.10.10.12 0.0.0.3 area 0 P2(config-router)#network 192.168.1.104 0.0.0.0 area 0

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẾ HỆ MẠNG QOS TRONG MPLS (Trang 107 -109 )

×