- Đánh giá: Tổng số hành khách (theo từng loại vé), số chuyến thực hiện, thời gian hành trình của chuyến, tốc độ trung bình của xe Xử lý vi phạm.
d. Mô hình quản lý xe buýt.
(Nguồn: Nghiên cứu của Lê Văn Trung, Đinh Viết Chủng) Để đảm bảo chức năng điều hành và giám sát hệ thống xe buýt hoạt động theo thời gian thực, hệ thống xây dựng trên cơ sở tích hợp công nghệ GPS và GIS sao cho thông tin về tình trạng hoạt động của xe được phân tích và hiển thị trực quan, các dữ liệu được kiểm tra và lưu trữ nhanh và chính xác nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lý như sau:
- Hiển thị vị trí các xe buýt trên nền bản đồ số. - Tạo các báo cáo vi phạm của lái xe.
- Cảnh báo lái xe tức thời trong các trường hợp có vi phạm. - Cung cấp thông tin phục vụ hành khách.
- Thông tin điều chỉnh của Trung tâm khi có sự cố xảy ra trên đường.
Trung tâm điều hành.
Cơ sở dữ liệu GIS được tổ chức lưu trữ trong một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu bao gồm các thành phần không gian và thuộc tính của đối tượng.
- Không gian: sử dụng nền địa hình tỷ lệ 1/2000 thể hiện tuyến xe buýt, bến xe, trạm dừng, nhà chờ, bãi xe, cơ sở quản lý,...
- Thuộc tính:
+ Hoạt động của tuyến xe: đơn vị quản lý, các loại vé xe, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, giãn cách thời gian chạy xe lúc bình thường và giờ cao điểm, thông tin về lộ trình.
+ Thông tin đặc điểm của xe buýt như loại xe, số ghế, công suất, chu kỳ bảo hành, bảo dưỡng.
+ Nhân viên hoạt động trên các tuyến xe buýt: mã nhân viên, ngày tháng năm sinh, quê quán, bằng lái.
Dữ liệu hoạt động của xe buýt được Trung tâm điều hành điều khiển thu thập tự động từ các xe buýt (ghi nhận bởi hộp đen-Blackbox gắn trên xe) và được tổ chức lưu trữ theo thời gian vào cơ sở dữ liệu của hệ thống hoặc được hiển thị phục vụ công tác giám sát trực tiếp. Nguồn dữ liệu này cũng được tổng kết, thống kê theo tuần, tháng hoặc quý. Từ đó Trung tâm có thể dễ dàng lưu trữ dữ liệu giám sát, truy xuất thông tin, cập nhật và xuất các báo cáo phục vụ công tác điều hành tuyến xe buýt, quản lý hạ tầng mạng lưới tuyến xe buýt,
Các xí nghiệp, bến bãi.
- Giám sát không gian và tìm kiếm thông tin thuộc tính các đối tượng cũng như tình trạng hoạt động của cá xe buýt do mình quản lý.
- In ấn các báo cáo, bảng biểu tổng hợp, thống kê liên quan đến phương tiện vận chuyển, nhân sự vận hành hệ thống xe buýt, hoạt động của hệ thống xe buýt, vi phạm của lái xe và nhân viên bán vé.
- Thiết lập và vận hành thời gian biểu bảo dưỡng phương tiện vận chuyển. - Cập nhật dữ liệu vận tải cấp cơ sở theo chu kỳ hàng ngày, hàng tuần.
Phân phối thông tin qua WEB.
Website của Tổng công ty vận tải Hà Nội không chỉ cung cấp thông tin về công ty như cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động mà còn giới thiệu về công tác quản lý điều hành VTHKCC bằng xe buýt. Các Phòng kế hoạch điều độ của các xí nghiệp trực thuộc có thể truy cập và lấy thông tin về tình hình hoạt động các phương tiện của mình. Việc áp dụng WebGIS sẽ rất hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho hành khách về tình trạng hoạt động của các tuyến xe buýt, trao đổi thông tin liên quan đến dịch vụ vận tải hành khách công cộng.