Chương 2 Đánh giá thực trạng hoạt động của Trung tâm điều hành xe buýt Tổng công ty vận tải Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đồ án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho trung tâm điều hành xe buýt thuộc tổng công ty vận tải hà nội (Trang 38 - 40)

Tổng công ty vận tải Hà Nội.

2.1. Tổng quan về Tổng công ty vận tải Hà Nội.2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Ngay từ khi mới thành lập, xe buýt đã nhận đước sự chào đón nồng hậu của người dân Hà Nội, năm 1980 là thời kỳ phát triển đến đỉnh cao của xe buýt. Đây là giai đoạn xe buýt hoạt động theo cơ chế bao cấp hoàn toàn của nhà nước, thời điểm này xe buýt đã vận chuyển được 50 triệu hành khách đáp ứng được phần lớn nhu cầu đi lại của người dân thủ đô.

Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước xoá bỏ bao cấp, doanh nghiệp xe buýt tự hoạch toán kinh doanh nên bỏ vận tải hành khách công cộng chuyển sang vận chuyển hành khách liên tỉnh và kinh doanh dịch vụ, đây cũng là giai đoạn bùng nổ phương tiện cá nhân tại Hà Nội nên xe buýt lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, lượng tuyến xe buýt giảm nhanh, người dân mất dần thói quen đi xe buýt .

Để khôi phục lại hoạt động của xe buýt nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của giao thông đô thị ,về môi trường, UBNDTP Hà Nội đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khôi phục lại xe buýt như tách riêng xe buýt nội thành và xe khách liên tỉnh, áp dụng chính sách trợ giá cho xe buýt từ năm 1992 và khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe buýt .

Đến năm 1998, đã có 3 đơn vị hoạt động xe buýt trên địa bàn thành phố, đó là công ty xe buýt Hà Nội, Xí nghiệp 10/10, Công ty Xe điện Hà Nội. Hoạt động xe buýt đã bắt đầu khởi sắc, có sự tăng trưởng đáng kể cả về số lượng tuyến, số lượng xe và sản lượng vận chuyển. Tuy nhiên, thời kỳ này hoạt động xe buýt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, chưa giải quyết được những bức xúc đặt ra từ thực trạng giao thông đô thị của thành phố Hà Nội, các đơn vị hoạt động xe buýt còn ở quy mô nhỏ và phân tán .

Đứng trước thực trạng nói trên, ngày 29/6/2001.UBNDTP Hà Nội đã có quyết định số 45/2001/QĐ-UB về việc thành lập Công ty Vận tải và dịch vụ công công Hà Nội trên cơ sở hợp nhất 4 công ty: Công ty Xe buýt Hà nội, Công ty xe điện Hà Nội, Công ty vận tải hành khách nam Hà Nội, Công ty xe du lịch Hà Nội với mục tiêu củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển hành khách công cộng. Ngày 26 tháng 19 năm 2001, UBNDTP đã có quyết định 6364/QĐ- UB phê diệt dự án “ Đầu tư phương tiện VTHKCC giai đoạn 2001-2002” trong đó đầu tư 520 xe mới và 50 xe Renault do chính phủ Pháp viện trợ.

Công ty vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội đã được thành lập với sứ mệnh thống nhất, phát triển hoạt động vận tải hành khách công cộng lên một tầm cao mới, mở rộng nâng cao các tuyến vận tải liên tỉnh…Công ty đã tiến hành tách hoạt động xe buýt ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Khối buýt gồm có 4 Xí nghiệp: Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội, Xí nghiệp xe buýt Thủ đô, Xí nghiệp xe buýt 10-10, Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long. Khối kinh doanh gồm 5 xí nghiệp: Xí nghiệp xe khách nam Hà Nội, Xí nghiệp xe điện Hà Nội, xí nghiệp kinh doanh tổng hợp, Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm Hà Nội.

Ngay từ khi thành lập, để nâng cao chất lượng hoạt động xe buýt, công ty đã tiến hành nhiều hoạt động cải tiến, đổi mới toàn diện cơ chế quản lý, điều hành với các nội dung sau: Tăng tần suất phục vụ và đưa xe mới vào hoạt động; điều hành tập trung; bỏ khoán doanh thu nhưng khoán chất lượng phụ vụ; cải tiến phương thức phát hành và quản lý vé…Tập trung nâng cao chất lượng phục vụ với những tiêu chí như xe chạy đúng tuyến, đón trả khách đúng điểm, đúng giờ, an toàn văn minh, lịch sự, thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của hành khách…Cuối năm 2002 công ty đã có 31 tuyến buýt tiêu chuẩn, vận chuyển được 48,8 triệu hành khách bằng 177% so với kế hoạch và gấp hơn 3 lần năm 2001 .

Cùng với nhưng thành công trong hoạt động xe buýt, hoạt động của khối kinh doanh của công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội cũng đạt được những thành tựu. Công ty đã đầu tư hàng trăm xe chất lượng cao phụ vụ cho các tuyến liên tỉnh, dịch vụ đại lý ô tô và các dịch vụ khác đều chiếm lĩnh thị phần và thứ hạng cao trong thị trường cả nước đặc biệt là khu vực miền Bắc.

Tuy đạt được những kết quả đáng khách lệ, góp phần qua trọng trong việc giải quyết những bức xúc của giao thông đô thị, nhưng hoạt động của công ty còn thiếu tính bền vững do chưa phát huy được mọi nguồn lực của xã hội co việc phát triển hệ thống xe buýt công cộng của thành phố. Trong khi đó, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đặc biệt là quá trình độ thị hoá Hà Nội diễn ra nhanh chóng với mức tăng dân số 4-5 % năm đã tạo sức ép nhiều mặt, đặc biệt là giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hang hoá đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn Thủ Đô .

Để thực hiện được mục tiêu phát triển hệ thống vận tải nói chung và vận tải hành khách công cộng nói riêng cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nó phải được phát triển tương xứng tạo cơ sỏ cho việc phát triển kinh tế Thủ Đô mạnh mẽ, bền vững và ổn định, ngày 15 tháng 8 năm 2003, UBNDTPHà Nội đã có quyết định số 4862/QĐ-UB về việc giao nhiệm vụ cho các sở, ngành nghiên cứu thành lập tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con trong đó có tổng công ty vận tải Hà Nội

Ngày 29/4/2004, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 71/2004/QĐ-TT phê duyệt đề án thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con,

kinh doanh đa ngành trong đó ngành chính là vận chuyển hành khách công cộng và vận tải hành khách liên tỉnh, góp phần thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển ngành vận tải công cộng đến năm 2010 có tính đến năm 2020 của thành phố Hà Nội. Tiếp theo quyết định đó số 71/2004/QĐ- TTcủa Thủ tướng chính phủ, ngày 14/5/2004, UBNDTP Hà Nội ban hành quyết định số 72/2004/QĐ-UB chính thức thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội (HANOI TRANSERCO), trên cơ sở tổ chức lại công ty vận tải và dịch vị công cộng Hà Nội trực thuộc sở giao thông công chính thành phố .

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty vận tải Hà Nội.

Tổng công ty vận tải Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước, do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được thành lập theo quyết định số 72/2004/QB-UB ngày 14 tháng 05 năm 2004 và quyết định số 112/2004/QB-UB ngày 20 tháng 07 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch: Tổng công ty vận tải Hà Nội – Hà Nội Transerco. Trụ sở chính: Số 5 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 700 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước cấp: 654,3 tỷ đồng.

Vốn tự tích luỹ: 45,7 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đồ án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho trung tâm điều hành xe buýt thuộc tổng công ty vận tải hà nội (Trang 38 - 40)