Tính hiệu quả của phương án.

Một phần của tài liệu Đồ án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho trung tâm điều hành xe buýt thuộc tổng công ty vận tải hà nội (Trang 93 - 98)

- : Lộ trình tuyến cũ : Lộ trình tuyến mớ

c. Tính hiệu quả của phương án.

Việc điều chỉnh chiều đi của tuyến buýt qua đường Kim Liên mới sẽ giảm được áp lực lên tuyến đường Phạm Ngọc Thạch-Chùa Bộc và giảm được việc trùng lặp với một số điểm với tuyến buýt 18 và phục vụ nhu cầu đi của dân cư trên đường Kim Liên mới.

Chiều về của tuyến buýt đi qua Hàng Ngang, Đồng Xuân, Hàng Giấy, đây là khu vực tập trung đông dân cư, thương mại, dịch vụ nên sẽ thu hút được đông hành khách, nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến.

1. Kết luận.

Trong điều kiện kinh tế xã hội Hà Nội ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu đi lại của người dân và yêu cầu về chất lượng phục vụ của VTHKCC ngày càng cao. Chính vì vậy VTHKCC bằng xe buýt cần phải tự đổi mới mình để cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Và để làm được điều này thì trước hết cần phải có những biện pháp đổi mới ngay từ khâu quản lý, của bộ phận làm công tác xây dựng, điều hành hệ thống VTHKCC bằng xe buýt. Vì vậy đề tài đã đề xuất một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của TTĐH xe buýt-TCT vận tải Hà Nội.

Chương 1 đề tài đã khái quát về VTHKCC và công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt để làm cơ sở đánh giá ở chương 2 và đề ra các giải pháp ở chương 3.

Trong chương 2, đề tài đã đánh giá về hoạt động của TTĐH để từ đây rút ra các hạn chế mà trung tâm còn mắc phải.

Chương 3 nêu lên các giải pháp về hệ thống thông tin và hợp lý hoá lại luồng tuyến các tuyến xe buýt (áp dụng cho tuyến buýt số 23) để từ đây nâng cao được hiệu quả hoạt động của TTĐH xe buýt nói riêng và chất lượng của VTHKCC bằng xe buýt nói chung.

2. Kiến nghị.

Đề nghị TCT vận tải Hà Nội xem xét việc ứng dụng tích hợp hệ thống GIS và GPS vào công tác điều hành xe buýt của Trung tâm.

Đề nghị TTĐH xe buýt nghiên cứu và hợp lý hoá lại luồng tuyến cá tuyến xe buýt đang hoạt động không hiệu quả như hiện nay.

Vì TTĐH xe buýt không quản lý về phương tiện nên đề nghị với TCT vận tải Hà Nội đề xuất với các trung tâm và xí nghiệp trực thuộc đổi mới và nâng cấp chất lượng phương tiện để hoạt động có hiệu quả hơn.

Lời cảm ơn.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Thị Phương, các thầy cô trong Viện Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải, các anh chị trong TTĐH xe buýt và các bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình để em hoàn thiện đề tài này. Vì giới hạn về thời gian, khả năng kiến thức, thực tế nên đề tài không thể tránh được những thiếu sót, em kính mong sự chỉ bảo của thầy cô để đề tài của em hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng trong thực tế.

Hà Nội 3/2009. Sinh viên thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. “Tổ chức vận tải hành khách công cộng” - PGS.TS Từ Sỹ Sùa.

2. “Công nghệ khai thác phương tiện vận tải đô thị F1” - PGS.TS Nguyễn Văn Thụ, TS Khuất Việt Hùng. Viện quy hoạch và quản lý GTVT.

3. “Bài giảng Tổ chức quản lý doanh nghiệp giao thông công cộng” - ThS .Trần Thị Thảo. Viện quy hoạch và quản lý GTVT.

4. “Hoàn thiện phương pháp xây dựng mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong thành phố” - Luận án Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng Mai (1998).

5. “Quy hoạch và phát triển vận tải hành khách công cộng Hà Nội đến năm 2020” - Tedi (2001). 6. “Đồ án tốt nghiệp Cao Ngọc Doanh” - Lớp QH&QLGTĐT K44.

Một phần của tài liệu Đồ án đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác điều hành xe buýt cho trung tâm điều hành xe buýt thuộc tổng công ty vận tải hà nội (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w