Có những chính sách kích cầu đối với những người có nhu cầu đất ở thực sự, đố

Một phần của tài liệu Thực trạng giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc năm 2013 (Trang 63 - 68)

PHẦN 5 KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

* Khu vực trung tâm

- Giá đất cao nhất: 12.550.000đ/m2 - Giá đất thấp nhất: 4.550.000đ/m2 * Khu vực cận trung tâm

- Giá đất cao nhất: 5.050.000đ/m2 - Giá đất thấp nhất: 1.850.000đ/m2 * Khu vực xa trung tâm

- Giá đất thấp nhất: 2.135.000đ/m2 - Giá đất cao nhất: 835.000đ/m2 * Các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất

- Yếu tố vị trí - Yếu tố diện tích

- Yếu tố chiều rộng mặt tiền - Yếu tố môi trường

- Yếu tố kinh tế - Yếu tố pháp lý - Yếu tố tâm lý

- Yếu tố mục đích sử dụng - Yếu tố môi giới

* Ý kiến

- Người dân trong khu vực điều tra ở đội tuổi 30 – 50 là công chức hay làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán thường quan tâm và tiếp cận với giá đất hơn những người làm công việc tự do vì hầu hết đất được sử dụng để ở, ít mua bán.

- Đa số các hộ được phỏng vấn đều không đồng ý với bảng giá đất hàng năm của Nhà nước và lý do được đưa ra là quá thấp so với giá thị trường.

5.2. Đề nghị

Qua quá trình điều tra, tìm hiểu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn huyện Tam Đảo, xuất phát từ thực trạng công tác quản lý đất đai nói chung và công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói riêng trên địa bàn huyện tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

- Để thực hiện yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay là phải có một thị trường đất đai công khai, minh bạch, được tổ chức quản lý chặt chẽ, UBNB tỉnh Vĩnh Phúc cần không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm xây dựng khung giá sát hơn với giá thị trường.

- Giá quy định hiện tại của UBND tỉnh Vĩnh Phúc còn chênh lệch nhiều so với giá thị trường, vì vậy cần phải điều chỉnh giá quy định về sát hơn với giá thị trường.

- Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiến hành công tác định giá đất một cách thường xuyên theo định kỳ và đột suất theo nhu cầu thực tế của thị trường để giá đất quy định luôn phù hợp với thực tế, phản ánh đúng giá trị sử dụng của thửa đất.

- Từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách đất đai nói chung và thị trường bất động sản nói riêng cho phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, quy hoạch đồng bộ, tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho công tác định giá đất đai và công tác quản lý đất đai của Nhà nước.

- Để có một thị trường đất đai hoạt động công khai, minh bạch và đầy đủ thông tin cung cấp cho người mua và người bán cần thành lập một cơ quan chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực giá đất.

- Để có sự gắn kết chặt chẽ giữa Nhà nước với người dân, cũng như để củng cố, xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện có nhiều việc cần tiến hành một cách đồng bộ. Hàng loạt các giải pháp này cần được sự ủng hộ đồng lòng thực hiện của cả chính quyền và nhân dân để đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, (2003), Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

2. Bộ Tài chính, (2007), Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP.

3. Chính phủ,(2008),Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản.

4. Chính phủ, (2004), Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của

Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

5. Chính phủ, (2007), Nghi định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính phủ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2003), Nghị định số

181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ thi hành Luật Đất đai 2003. 7. Chính phủ, (2007),Nghị định số 153/2007/NĐ- CP của Chính phủ quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản

8. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

9. Vũ Thị Tùng Hoa, (2010), Bài giảng triết học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

10. Nguyễn Thế Huấn và Phan Thị Thu Hằng, (2008), Giáo trình Định giá

đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

11. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Báo

cáo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của huyện Kim Bảng.

12. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2003), Luật đất đai. 13. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2006), Luật Kinh

14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2006), Luật Nhà ở. 15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2005), Luật Thương mại. 16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2003), Luật Xây dựng. 17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2005), Bộ luật Dân sự. 18. Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng, 2005, Giáo trình thị trường bất

động sản, NXB Nông nghiệp.

19. UBND tỉnh Hà Nam, (2012), Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 28

tháng 12 năm 2012 về việc quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam năm 2013.

20. Nguyễn Thị Yến (2011), Nghiên cứu thực trạng giá đất ở và các yếu tố

ảnh hưởng đến giá đất ở tại thành phố Bắc Ninh,tỉnh Bắc Ninh năm 2011. Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Thực trạng giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở tại địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc năm 2013 (Trang 63 - 68)