II. Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông
1. Thuận lợi
Trƣớc hết, việc duy trì và cải thiện mối quan hệ Việt Nam – EU trong những năm qua đã và sẽ mang lại cơ hội cho quá trình phát triển
kinh tế của Việt Nam, không những chỉ trong hoạt động xuất khẩu mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác nhƣ: đầu tƣ; ODA, du lịch,...
Một trong những thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việtnam sang EU là cơ sở pháp lý vững chắc. Điều đó đƣợc thể hiện bằng Hiệp định khung giữa EU và Việt nam. Bằng việc ký kết này, EU đã thể hiện mối quan tâm thực sự của mình đối với Việt nam và có chiến lƣợc phát triển lâu dài không những trên phƣơng diện thƣơng mại mà còn ở các lĩnh vực khác nhƣ quan hệ chính trị, văn hoá v.v..
Việt nam cũng đã có mối quan hệ lâu dài rất tốt đẹp với các nƣớc thành viên của EU nhƣ Pháp, Đức, Italia ... Với mối quan hệ tốt đẹp đối với các thị trƣờng này, chúng ta có thể xâm nhập dễ dàng hơn vào thị trƣờng của các nƣớc thành viên khác trong Liên minh châu Âu.
Các mặt hàng nông sản của Việt nam đang có ƣu thế hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nƣớc trong ASEAN, Trung Quốc … vì những mặt hàng này của các nƣớc đã bị loại bỏ khỏi danh sách ƣu đãi GSP hoặc đang bị hạn chế khối lƣợng nhập khẩu nhƣ tình trạng của Trung Quốc.
Đối với Việt Nam, EU là một thị trƣờng ổn định, có tiềm năng kinh tế, khoa học kỹ thuật tớn trên thế giới. Vì vậy, EU đƣợc coi là đối tác kinh tế chiếm hơn 4% buôn bán của thế giới, vừa là thị trƣờng tiêu thụ lớn, 386 triệu dân. Do đó, EU là một thị trƣờng đầy tiềm năng của Việt Nam trong những năm tới.
Việt Nam và EU là hai nền kinh tế thị trƣờng ở các trình độ khác nhau nên có thể bổ sung cho nhau, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, công nghệ. Thực tế cho thấy EU bao gồm chủ yếu là các nƣớc tƣ bản, nền kinh tế thị trƣờng xuất hiện và chi phối hàng trăm năm qua, trong khi đó Việt Nam
mới chỉ đang chuyển dần vào cơ chế thị trƣờng. Do đó sự hợp tác trong quan hệ hai bên sẽ bổ sung cho nhau. Đi kèm với hoạt động thƣơng mại là hoạt động đầu tƣ và chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề của công nhân.
Hơn thế nữa Việt Nam đang trong thời gian đƣợc hƣởng GSP trên một số hàng nhƣ: dệt may, giầy dép,... nên càng có nhiều cơ hội xuất khẩu sang EU với lợi thế lao động và nguyên vật liệu rẻ sẽ thu đƣợc một lƣợng kim ngạch lớn cho ngân sách nhà nƣớc, đƣợc thể hiện băng tốc độ tăng bình quân khá cao của kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990 – 2000(37,1%), xuất khẩu Việt Nam sang EU chiếm tỷ trọng trung bình là 18% trong kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1995-2000. EU là thị trƣờng xuất khẩu lớn thứ ba sau ASEAN và Nhật Bản, mối quan hệ hợp tác với EU đã góp phần mở rộng thị trƣờng xuất khẩu và tạo nhiều quan hệ thƣơng mại trên thế giới, nếu trƣớc năm 1990 Việt Nam có quan hệ thƣơng mại với 40 nƣớc thì trong thập kỷ 20 này đã tăng lên 140 nƣớc với 70 hiệp định thƣơng mại cấp quốc gia, có thể nói đây là sự thay đổi tiến bộ vƣợt bậc của nƣớc ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
Nếu chỉ nói đến thuận lợi thôi thì sẽ là chƣa đủ, vì bên cạnh những thuận lợi Việt Nam còn phải gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang thị trƣờng EU.