I. Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việtnam sang EU
2. Thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việtnam sang EU
sang EU thời gian qua.
Hiện nay châu Âu đã trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt nam. Xuất khẩu của Việt nam sang EU tăng khá nhanh: năm 1998 tăng 17 lần so với năm 1990, năm 1999 đạt 3,1 tỷ EURO, năm 2001 các công ty Việt nam đang phấn đấu đạt hơn 3,5 tỷ EURO hàng xuất khẩu bao gồm các mặt hàng nhƣ thuỷ sản, cà phê, đồ thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, … Về phía EU, năm 2000 các nƣớc khu vực này xuất khẩu sang Việt nam khoảng hơn 1 tỷ EURO, chủ yếu là máy công cụ, thiết bị kỹ thuật, dƣợc phẩm. .. Các doanh nghiệp Việt nam tích cực tìm cách mở thị trƣờng sang châu Âu và doanh nghiệp các nƣớc EU cũng đến Việt nam ngày càng nhiều để tìm kiếm cơ hội đầu tƣ kinh doanh tại đất nƣớc giàu tiềm năng, văn hóa lâu đời và có hơn 80 triệu khách hàng này.
Hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt nam sang EU là cà phê, cao su, gạo chè, gia vị và một số rau quả. Do đã và đang đƣợc tập trung thành các khu vực sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp nên các mặt hàng cao su, cà phê và chè xuất khẩu sang EU khá ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao. Giá trị cà phê, chè và các loại gia vị VN xuất sang EU qua các năm đều tăng.
Bảng 2.3 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt nam sang EU
Đơn vị: triệu USD
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Giá trị cà phê, chè và các loại gia vị
234,7 146,9 277,9 357,7 357,9 397,8
Nguồn: Vụ kế hoạch và Quy hoạch, Bộ NN&PTNT
Nhìn chung, tuy giá cả có biến động theo từng năm nhƣng tổng giá trị của các mặt hàng này tăng và năm sau cao hơn năm trƣớc. Riêng mặt hàng cà phê, do giá cả trên thị trƣờng thế giới từ năm 1996 giảm liên tục nên kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng chậm. Trong khi gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu sang EU nhung chƣa nhiều lắm vì mức thuế nhập vào thị trƣờng này rất cao (10)%) và nhập khẩu vào chủ yếu để tái xuất sang nƣớc thứ ba. Rau quả là mặt hàng mới thâm nhập vào thị trƣờng EU vài năm gần đây nhƣng kim ngạch tăng tƣơng đối nhanh. Tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu rau quả sang thị trƣờng này chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt nam. Các thị trƣờng xuất khẩu nông sản chính của Việt nam trong khối EU là Hà Lan, Thuỵ Điển, Pháp, Anh và Bỉ.
Hiện nay còn nhiều mặt hàng nông sản và thực phẩm Việt nam chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu mang tính kỹ thuật cao nên chƣa thể xuất khẩu đƣợc vào EU. Chẳng hạn đối với động vật và thực phẩm từ động vật,
theo quy định của EU thì nƣớc xuất khẩu phải có kế hoạch và thiết bị đầy đủ để giám sát dƣ lƣợng độc tố trong nhóm hàng này nhƣng chúng ta chƣa đáp ứng đƣợc (ví dụ trƣờng hợp thịt động vật và mật ong).
Trong thời gian qua, ở Việt Nam đã có vài cuộc tiếp xúc thƣơng mại giữa các doanh nghiệp với các tổ chức thƣơng mại của EU. Điển hình là thành công của cuộc thảo luận “cách tiếp cận thị trƣờng EU” đã chứng minh tính đúng đắn của biện pháp trên. Đại diện một số tổ chức, hiệp hội thƣơng mại của các nƣớc thành viên EU tại Việt Nam đều bày tỏ sẵn sàng phát huy vai trò làm cầu nối, cung cấp thông tin về thị trƣờng Việt Nam và thị trƣờng các nƣớc thành viên EU cho doanh nghiệp hai bên. Ví dụ, Lãnh sự Đức đã cam kết cấp visa nhanh cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trƣờng Đức. Còn Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Pháp mặc dù luôn giới hạn phạm vi hoạt động trong nƣớc, nhƣng vì sự cần thiết phải mở rộng quan hệ với Việt Nam, nên đã cử đoàn sang Việt Nam để tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng và gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam nhằm trao đổi kinh nghiệm. Cuối năm 2000, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Pháp đã cử 80 doanh nghiệp Pháp sang gặp doanh nghiệp Việt Nam và sau đó hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sang Pháp.
Về phía Việt Nam, cũng đã manh nha ý định giới thiệu thị trƣờng Việt Nam ở các nƣớc EU. Đặc biệt là giữa năm 2001, Việt Nam đã tổ chức Tuần lễ Việt Nam tại Bỉ và có khả năng sẽ có một tuần lễ tƣơng tự ở Luxembourg, nhằm giới thiệu hai ngành thƣơng mại và du lịch. Đây sẽ là thời điểm thuận lợi và thích hợp cho các doanh nghiệp tìm hiểu thị trƣờng EU và đồng EURO, bởi sau đó không lâu đồng EURO sẽ chính thức có mặt trong lƣu thông tiền tệ trong toàn EU. Nhân dịp này, các
doanh nghiệp Việt Nam cũng đƣợc tiếp xúc và trao đổi với một số doanh nghiệp nƣớc bạn, từ đó có thể tìm đƣợc đối tác cho mình.
Quy mô xuất khẩu của Việt nam sang EU còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt nam và nhu cầu nhập khẩu của EU. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việt nam-EU trong tổng kim ngạch nhập khẩu của EU là không đáng kể, chừng 0,19% và kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang EU cũng chỉ chiếm 16,87% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam. Để tình trạng này xảy ra trong khi khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang thị trƣờng EU còn rất lớn là do vẫn tồn tại những trở ngại nhất định trong việc mở rộng quy mô xuất khẩu này, chẳng hạn nhƣ chƣa có Hiệp định thƣơng mại song phƣơng, chính sách thƣơng mại của EU chƣa thực sự khuyến khích xuất khẩu của Việt nam sang thị trƣờng này,v.v. Với tỷ trọng nêu trên cho thấy hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt nam sang thị trƣờng EU phụ thuộc khá lớn vào EU. Trong tình hình này nếu không có thiện chí hợp tác và tƣơng trợ lẫn nhau thì bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách ngoại thƣơng của EU hoặc của thị trƣờng EU nhƣ sự trừng phạt buôn bán, các lệnh cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ Việt nam, áp đặt hạn ngạch hoặc loại bỏ mặt hàng nào đó ra khỏi danh sách đƣợc hƣởng GSP, áp dụng thuế trợ cấp xuất khẩu, thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu Việt nam v.v.. đều gây tác hại cho Việt nam.
II. Thuận lợi và những thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt nam sang EU