Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU

Một phần của tài liệu Luận văn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này (Trang 25 - 30)

III. Những chính sách EU áp dụng với hàng nông sản

1. Các biện pháp quản lý nhập khẩu hàng nông sản của EU

Tất cả các nƣớc thành viên của EU đều áp dụng chính sách thƣơng mại chung đối với các nƣớc ngoài Liên minh. Để thực thi chính sách thƣơng mại, EU áp dụng các biện pháp thuế và phi thuế.

1.1. Hệ thống thuế Thuế nhập khẩu:

Một trong những kết quả đáng chú ý nhất của việc hình thành thị trƣờng chung là các thủ tục thông quan đồng nhất và thuế nhập khẩu chỉ phải thanh toán tại cảng vào Liên minh châu Âu. Khi hàng hoá đã vào EU thì không cần làm thêm các thủ tục thông quan tại biên giới nội địa. Bởi vậy, hàng hoá có thể đƣợc vận chuyển nhanh và với giá cƣớc rẻ trong phạm vi EU.

Thuế nhập khẩu đƣợc áp dụng đối với tất cả các sản phẩm nhập khẩu vào EU. Thuế hải quan chung của EU đƣợc xây dựng dựa trên Hệ thống Mã mô tả hàng hóa hài hoà (HS). Nhìn chung, thuế nhập khẩu không quá cao. Mức thuế trung bình thấp hơn 4% đối với các sản phẩm chế tạo. Các loại thuế áp dụng đối với sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm nhạy cảm (đặc biệt là hàng dệt may) rất chặt chẽ kể từ khi hạn ngạch chuyển thành thuế quan theo Vòng đàm phán Uruguay. Do đó, thuế quan có thể vẫn cao đối với một số mặt hàng nông sản và hàng nhạy cảm trong vài năm tới. Tuy nhiên, những mức thuế quan này cũng đã giảm xuống. Thuế quan đối với hàng nông sản ôn đới là rất đa dạng, phụ thuộc vào vụ nông nghiệp ở EU.

Hiện nay EU đang áp dụng chƣơng trình Ƣu đãi thuế quan phổ cập (GPS) và các hiệp định thƣơng mại đối với một số nƣớc và vì thế mà xuất khẩu từ các nƣớc đang phát triển có thể đƣợc miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu một mức thuế thấp. Trong các trƣờng hợp đặc biệt, hàng hoá có thể đƣợc miễn thuế nhập khẩu vì các lý do khác, ví dụ: Vận chuyển hàng mẫu không có giá trị thƣơng mại; Hàng hóa để sửa chữa hoặc các sản phẩm chỉ nhập khẩu tạm thời.

Thuế nhằm bảo hộ các sản phẩm thực phẩm

Chính sách Nông nghiệp chung (CAP) đã đƣợc ban hành và thực thi ở EU trong nỗ lực để bảo hộ sản xuất thực phẩm nội địa. Đối tƣợng điều chỉnh của Chính sách này bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp ôn đới. Một đặc điểm quan trọng của CAP là hệ thống thuế. Các loại thuế đang đƣợc hợp nhất thành một hệ thống giá khởi điểm. Nếu giá nhập khẩu nằm dƣới giá khởi điểm tối thiểu, một mức thuế bổ sung đƣợc đánh vào thuế hải quan. Mức thuế và giá khởi điểm phụ thuộc vào lý do này. Các rau quả nhập khẩu không bị ảnh hƣởng bởi hệ thống giá khởi điểm.

Thuế chống bán phá giá là thuế đánh vào các sản phẩm nhập khẩu đƣợc bán ở EU với mức giá thấp hơn so với mức giá đƣợc bán ở nƣớc sản xuất. Khi các sản phẩm nhập khẩu gây ảnh hƣởng tiêu cực nghiêm trọng đối với một ngành công nghiệp nội địa của EU, ngành công nghiệp này có thể gửi đơn kiện đến Brussels. Nếu qua điều tra nhận thấy có hiện tƣợng bán phá giá thì thuế chống bán phá giá đƣợc áp dụng đối với các sản phẩm trên cơ sở Điều khoản 113 của Hiệp ƣớc EU. Thuế này có thể đánh vào hàng hoá ngay khi thông báo. Trƣớc khi xuất khẩu, tất cả các nhà xuất khẩu nên thể hiện quan điểm của mình là chấp nhận một mức thuế nhƣ vậy hay đòi hỏi phía EU phải tiếp tục điều tra. Thuế chống bán phá giá đặc biệt thích hợp trong khu vực công nghệ cao.

Thuế tiêu thụ

Thuế tiêu thụ là thuế áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào dung lƣợng và áp dụng phổ biến đối với các sản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải áp dụng loại thuế này là đồ uống có cồn và không có cồn, thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá, dầu khoáng sản đƣợc sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại “thuế xanh” để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Điều này nhấn mạnh rằng, thuế tiêu thụ không đƣợc hài hoà ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nƣớc thành viên EU.

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Tất cả các sản phẩm bán ở EU là đối tƣợng chịu thuế trị giá gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao áp dụng đối với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù mục tiêu ban đầu là hài hoà thuế quan, phạm vi các mặt hàng thuộc diện chịu thuế đã

thành viên EU. Tuy nhiên, sự hài hoà thuế quan vẫn nằm trong Chƣơng trình nghị sự và do vậy có thể đƣợc nhận ra ở một giai đoạn sau.

Bảng 1.5: Thuế suất VAT của các nước thành viên EU, 1999

Nước Tên thuế VAT Thấp Mức thuế suất VAT Trung bình Chuẩn mực

Áo MwSt - 10,0 20,0 Bỉ BTW/TVA 1,0 6,0 21,0 Đan mạch MOMS - - 25,0 Phần Lan ALV - 6,0 22,0 Pháp TVA 2,1 5,5 20,6 Đức MWST - 7,0 16,0 Hy lạp FPA 4,0 8,0 18,0 Ai len VAT 3,3 12,5 21,0 Italia IVA 4,0 10,0 20,0 Luxembourg TVA/MwSt 3,0 6,0 15,0 Hà lan BTW - 6,0 17,5

Bồ đào nha IVA 5,0 12,0 17,0

Tây Ban Nha IVA 4,0 7,0 16,0

Thuỵ điển Mervardeskatt 6,0 12,0 25,0

Anh VAT - 5,0 17,5

Nguồn: Cơ quan thu thuế VAT châu Âu

1.2 Các biện pháp phi thuế Giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu có thể đƣợc yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và hàng chiến lƣợc, trong số này có hàng dệt (theo các quy tắc của Hiệp định Đa sợi – MFA), các sản phẩm thép, than đá và than cốc, vũ khí. Giấy phép nhập khẩu thông thƣờng đƣợc cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép. Nếu số lƣợng sản phẩm giảm theo MFA và là đối tƣợng của hạn ngạch nhập khẩu thì nhà xuất khẩu phải cung cấp cho nhà nhập khẩu giấy phép xuất khẩu hoặc giấy chứng nhận xuất khẩu để nhà nhập khẩu xin đƣợc giấy phép nhập khẩu (Hệ thống Kiểm tra chéo).

Hạn ngạch là sự hạn chế về số lƣợng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và đƣợc sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lƣợng. Loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định đa sợi (MFA). Theo nhƣ mô tả ở trên, MFA đang tiến hành huỷ bỏ dần hạn ngạch, do vậy hệ thống hạn ngạch đang đƣợc bãi bỏ, vì đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhƣ đã đề cập ở trên, hạn chế số lƣợng đã đƣợc thay thế bằng thuế quan. Sự điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông sản vẫn đƣợc thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm, nhƣ vậy hạn ngạch sẽ không tồn tại lâu.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Các quy định kiểm dịch thực vật có thể áp dụng đối với sản xuất các sản phẩm tƣơi nhƣ hoa quả. Điều đó có nghĩa là giấy chứng nhận kiểm dịch phải đƣợc cung cấp bởi nƣớc có sản phẩm xuất khẩu trong điều kiện bảo đảm sức khoẻ. Sản phẩm phải đƣợc giám định bởi Cơ quan Giám định thực phẩm có thẩm quyền của nƣớc sản xuất để đảm bảo rằng không bị côn trùng và bệnh tật.

Lệnh cấm

EU ban hành lệnh cấm đối với một số sản phẩm, điều này có nghĩa là nhập khẩu bị cấm hoặc chỉ cho phép theo những điều kiện nhất định. Thực phẩm, sản phẩm điện, cây trồng và vật nuôi nhập khẩu có thể cũng là đối tƣợng bị cấm trên cơ sở sự cân nhắc về an toàn và sức khoẻ. Các luật quan trọng về những sản phẩm này là: Luật về chất thải hoá chất và Công ƣớc về Thƣơng mại quốc tế về các loại hàng hoá gây nguy hiểm (CITES). Các ví dụ về lệnh cấm nhập khẩu gần đây nhất có liên quan tới lĩnh vực thực phẩm: Năm 1996-1997, EU đã đƣa ra lệnh cấm nhập khẩu thịt bò từ Vƣơng quốc Anh sau khi lo sợ ngày càng tăng xung quanh cái gọi là “bệnh bò điên”.

Trong năm 1999, EU cũng đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu thịt gà và trứng gà tạm thời vì thức ăn của gà có chất điôxin.

Một phần của tài liệu Luận văn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)