III. Những chính sách EU áp dụng với hàng nông sản
2. Chính sách nông nghiệp chung
2.1. Nông nghiệp của EU
Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm trung bình 5% lực lƣợng lao động và 3% GDP của các nƣớc EU (thấp nhất là ở Anh: 2,1% và cao nhất là ở Hy Lạp: 20,4% lực lƣợng lao động) nhƣng đây vẫn là lĩnh vực quan trọng với các chính sách gây tốn kém và đôi khi gây tranh cãi nhiều nhất của EU. Đây cũng là lĩnh vực đƣợc EU ban hành nhiều luật lệ và thu hút nhiều khoản chi ngân sách nhất.
Chính sách nông nghiệp của EU cũng có những điểm khác biệt so với các chính sách khác, ít nhất ở hai khía cạnh quan trọng sau: 1) trong khi ở hầu hết các lĩnh vực trong hoạt động kinh tế của EU đã dỡ bỏ các hàng rào và mở cửa thị trƣờng thì lĩnh vực nông nghiệp vẫn duy trì sự can thiệp đáng kể, chẳng hạn giữ giá cao bất chấp sự phê phán của các bạn hàng; 2) chính sách nông nghiệp đƣợc xây dựng từ Hội nghị Rome đã có những cam kết về Chính sách nông ngiệp chung rõ ràng hơn so với các chính sách khác ở chỗ đƣa ra mục tiêu ổn định thị trƣờng nông nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho ngƣời tiêu dùng, bảo đảm chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân tốt hơn... Sở dĩ chính sách nông nghiệp có những đặc điểm nhƣ vậy và nhất là vẫn mang nặng sự bao cấp là do nhiều lý do và căn nguyên lịch sử, chẳng hạn giá cả nông sản dao động mạnh hơn so với phần lớn các hàng hóa khác trong khi thời ban đầu dân chúng chi khoảng 1/4 thu nhập cho việc mua thực phẩm, điều đó có ảnh hƣởng đáng kể đến tình trạng nền kinh tế chung. Mặt khác nếu giá cả tăng sẽ gây lạm phát còn nếu giảm quá mức thì sẽ đẩy nông dân vào tình cảnh nợ nần hoặc thất nghiệp, phá sản. Trƣớc tình trạng sản xuất nông nghiệp có nhiều bấp bênh nhƣ vậy, nhiều ngƣời không muốn làm
nông nghiệp. Do vậy các chính phủ cho rằng trợ cấp sẽ giúp ngăn chặn và giải quyết đƣợc tình trạng đó đồng thời cũng khuyến khích ngƣời ta ở lại nông thôn làm việc chứ không đổ xô ra thành thị làm tăng vọt thất nghiệp. Hoặc có một thực tế lịch sử là các chủ nông trại ở các nƣớc EU thƣờng khá giàu có và trong lĩnh vực nông nghiệp có các tổ chức công đoàn rất mạnh có khả năng trực tiếp “vận động hành lang” (lobby). Một tình hình nữa là không đảng phái chính trị nào khi tranh cử lại dám bỏ qua các cử tri nông thôn khá mạnh này…v.v..
2.2. Chính sách nông nghiệp chung
Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của các nƣớc thuộc EU. Ngay từ khi mới thành lập, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nó, các nƣớc thành viên sáng lập ra EEC đã chủ trƣơng thực hiện chính sách nông nghiệp chung của Liên minh. Chính sách nông nghiệp chung (The common Agricultural Policy-CAP) đã đƣợc hình thành ngay từ tháng 3 năm 1957 trong HIệp ƣớc Rome về việc thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu với mục tiêu chính đƣợc đƣa ra tại điều 39 của Hiệp ƣớc này đó là:
+ Tăng năng suất nông nghiệp
+Bảo đảm chất lƣợng cuộc sống tốt hơn cho ngƣời nông dân
+ Ổn định thị trƣờng nông nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho ngƣời tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Chính sách nông nghiệp chung của EU đƣợc xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất là tạo lập và duy trì một thị trƣờng nông sản chung của cộng đồng; Thứ hai là coi trọng lợi ích của Cộng đồng; Thứ ba là đảm bảo liên kết về mặt tài chính.
khởi đầu cho một thị trƣờng thống nhất và là một phần trong liên kết về kinh tế và chính trị, là hai yếu tố gắn kết các phần khác nhau của Cộng đồng.
Kết quả bƣớc đầu của Chính sách nông nghiệp chung là năm 1962, những sản phẩm nông nghiệp đầu tiên đƣợc đƣa ra thị trƣờng EEC theo nguyên tắc của một thị trƣờng nông sản chung với một cơ chế giá thống nhất. Đó là giá sản phẩm cao nhất, nhằm đảm bảo lợi ích của ngƣời nông dân. Chính vì vậy mà giá nông sản của EEC và thị trƣờng thế giới có mức chênh lệch khá lớn.
Để đảm bảo sự hoạt động của CAP, Cộng đồng châu Âu đã thành lập Quỹ bảo trợ và chỉ đạo Nông nghiệp châu Âu (The European Agricultural Guidance and Guarantee Fund, viết tắt là EAGGF). Quỹ này sẽ thực hiện tài trợ cho tất cả những khoản chi tiêu phục vụ cho chính sách nông nghiệp chung. Quỹ bao gồm hai phần:
+ Phần “bảo trợ” chiếm phần chính của Quỹ (năm 1995, phần này chiếm khoảng 90% Quỹ) và chủ yếu chi cho việc điều chỉnh thị trƣờng nông nghiệp (nhƣ chi phí kho tàng, mua sản phẩm để giảm cung trên thị trƣờng, thực hiện sản xuất, chế biến, hỗ trợ xuất khẩu các nông sản ra ngoài cộng đồng).
+ Phần “định hƣớng” có nhiệm vụ tài trợ phục vụ cho chính sách cơ cấu và thƣờng chiếm một phần nhỏ. Phần này chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ các vùng, các khu vực không thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp (nhƣ chi cho việc trợ cấp về đất đai, phần trợ cấp cho việc đầu tƣ, hỗ trợ cho việc đào tạo để phát triển trang trại…)
Những điều chỉnh của chính sách nông nghiệp chung châu Âu
Dựa vào những lần điều chỉnh lớn của CAP, có thể chia CAP thành ba giai đoạn phát triển nhƣ sau:
+ CAP I: 1960/1991 +CAP II: 1992/1998 +CAP III: 1999 đến nay
CAP I:
Chính sách nông nghiệp chung đƣợc tạo ra vào thời điểm khi mà châu Âu đang ở trong tình trạng thâm hụt về các sản phẩm lƣơng thực. Cho nên các cơ chế của nó là nhằm đáp ứng tình huống này. Về mặt bản chất, chính sách này nhằm thực hiện việc hỗ trợ giá và thu nhập nội địa. Để thúc đẩy sản xuất, EU đã thực hiện trợ giúp cho những ngƣời sản xuất và chế biến sử dụng sản phẩm nông nghiệp từ Cộng đồng, đồng thời thực hiện bảo hộ biên giới bằng cách đánh thuế rất nặng đối với các sản phẩm từ bên ngoài nhằm làm cho giá của các sản phẩm nội địa rẻ hơn hàng nhập khẩu. Đối với hàng xuất khẩu, Cộng đồng đã thiết lập một hệ thống trợ giúp xuất khẩu nhằm làm cho hàng nông nghiệp của Cộng đồng có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thế giới.
Chính sách đó đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế và đã thành công trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp cho ngƣời tiêu dùng với giá cả hợp lý. Cho đến tận giữa những năm 1990 CAP vẫn là một chính sách quan trọng nhất trong các chính sách của EU. Nó đã đƣa EU trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất và là nhà xuất khẩu vào hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ)
Tuy nhiên, hệ thống trên đã trở nên lạc hậu khi mà Cộng đồng đã chuyển sang dƣ thừa lớn về các sản phẩm nông nghiệp. Sự thiếu hiệu quả của CAP vào giai đoạn này thể hiện ở một số điểm nhƣ sau:
những năm 1973 và 1988, tổng sản lƣợng nông nghiệp trong EEC đã tăng 2% mỗi năm trong khi tiêu dùng nội bộ khối chỉ tăng 0,5%. Điều này đã dẫn đến sự dƣ thừa trong một số khu vực và đã đẩy giá thị trƣờng xuống.
Thêm vào đó là sự căng thẳng ngày càng tăng lên trong quan hệ giữa EU với các đối tác thƣơng mại. Các đối tác của EU đã tỏ ra bực tức với việc trợ giúp xuất khẩu của EU, điều này làm ảnh hƣởng đến thị phần thị trƣờng của họ và giá cả thế giới.
Việc sản xuất tập trung đã gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng.
Hệ thống này đã không tính một cách tƣơng xứng thu nhập nông nghiệp của phần đông các trang trại vừa và nhỏ.
Và việc chi tiêu cho chính sách nông nghiệp ngày càng tăng lên đã làm cho hệ thống này lâm vào tình trạng đặc biệt khó khăn.
Nói tóm lại, vào khoảng cuối những năm 1980 đã có một sự thoả thuận chung rằng cải cách CAP là cần thiết. Tuy cơ cấu của CAP phù hợp vào những năm 1960 và đã hoạt động tốt trong những năm 1970 nhƣng đã xuất hiện những yếu kém nghiêm trọng trong những năm 1980. Tình hình đã thay đổi, vì vậy cần phải đặt ra một chính sách trong nông nghiệp cho những năm 1990.
CAP II:
Trƣớc những yêu cầu cấp bách cho cải cách, Hội đồng Bộ trƣởng Nông nghiệp EU đã thông qua Chính sách nông nghiệp chung mới. Chính sách mới đƣợc nêu ra trong Điều lệ cải cách nông nghiệp châu Âu vào tháng 06 năm 1992 - đây là cải cách cấp tiến nhất kể từ lúc ra đời của CAP.
Cuộc cải cách lần này liên quan đến hầu hết các mặt trong chính sách nông nghiệp của Cộng đồng. Nó hƣớng tới một chính sách giá có tính cạnh
tranh cao, bảo đảm sự cạnh tranh nông nghiệp trong Cộng đồng trên thị trƣờng nội địa cũng nhƣ quốc tế, duy trì hạn ngạch sản xuất các nông sản chủ yếu phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ, tập trung hỗ trọ về thu nhập cho nông dân trong những trƣờng hợp cần thiết, bảo vệ môi trƣờng và phát triển tiềm năng của nông thôn.
Nhân tố trọng tâm của cuộc cải cách lần này là giảm giá những nông sản chính yếu liên quan tới việc giảm bớt diện tích canh tác. Nông dân sẽ đƣợc bồi thƣờng trực tiếp khi thu nhập bị giảm sút. Giá nông sản và thịt bò của EU trong giai đoạn ba năm bắt đầu từ năm 1993/1994 sẽ giảm xuống gần với mức giá trên thị trƣờng thế giới (ví dụ giảm 29% đối với ngũ cốc, 15% đối với thịt bò…)
Một cuộc cải cách quan trọng trong CAP lần này đó là những biện pháp kèm theo: Biện pháp nghỉ hƣu sớm và môi trƣờng nông nghiệp. Những biện pháp này đã mở ra cơ hội mới cho nông dân, đồng thời cũng đƣa ra một cách ứng phó với các vấn đề cơ cấu và môi trƣờng trong EU. Đối với vấn đề môi trƣờng, mục đích của nó là tài trợ cho nông dân để họ đƣa vào hoặc duy trì những công nghệ ít có hại cho môi trƣờng, đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hƣớng cho ngƣời nông dân tới việc tự nhìn nhận chính họ, không chỉ là ngƣời sản xuất đơn thuần, mà còn là những ngƣời bảo vệ miền quê, di sản tự nhiên chung của tất cả các công dân châu Âu.
Trong số các biện pháp nêu ra thì các biện pháp về môi trƣờng nông nghiệp và nông lâm kết hợp là bắt buộc thực hiện ở tất cả các quốc gia thành viên. Còn biện pháp nghỉ hƣu sớm thì tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của từng quốc gia. Biện pháp nghỉ hƣu sớm nhằm thực hiện tài trợ cho nông dân và công nhân nông nghiệp ở độ tuổi ít nhất là 55 tuổi, có mong muốn ngừng làm việc trƣớc độ tuổi nghỉ hƣu thông thƣờng. Kế hoạch này đƣợc áp dụng
đặc biệt trong các khu nông nghiệp của cộng đồng có cơ cấu tuổi khoảng 55% nông dân trên độ tuổi 55.
Những cải cách của CAP II đã đƣợc tiến hành ở khoảng 75% các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Cộng đồng và đã đạt kết quả tích cực vƣợt qua cả mong muốn ban đầu. EU đã thiết lập lại đƣợc cân bằng thị trƣờng các loại ngũ cốc chính. Trong khi một số hiện tƣợng khí hậu có ảnh hƣởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp thì việc kiểm soát sản xuất đã đạt đƣợc chủ yếu là nhờ công cụ đồng bộ, những công cụ quản lý thị trƣờng linh hoạt cho phép phản ứng nhanh và linh hoạt với các biến động của thị trƣ ờng. Kết quả là chính sách này đã thành công, thể hiện ở việc sản lƣợng tăng, công tác quản lý trang trại đã đƣợc nâng cấp, ứng dụng những sản phẩm đầu vào đã có những thay đổi, đáng chú ý là việc tiêu dùng phân hoá học và thuốc trừ sâu đã giảm căn bản. EU đã hoàn thành nghĩa vụ của mình theo nền tảng của Hiệp ƣớc về GATT (tại Uruguay).
Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế mà nền nông nghiệp EU gặp phải và các nƣớc thành viên sẽ còn phải cố gắng rất nhiều trên con đƣờng phát triển nông nghiệp ở thế kỷ mới.
CAP III
Sau cải cách CAP II, những cuộc bàn luận tại cấp Hội đồng Bộ trƣởng vẫn còn tiếp tục dựa trên cơ sở của những kiến nghị của Cộng đồng cho cải cách trong các lĩnh vực liên quan tới dầu ôliu, hoa quả và rau, rƣợu… Những cải cách này sẽ thực sự hoàn thành quá trình cải cách đã đƣợc bắt đầu từ năm 1991; kể từ năm 1997, tất cả những vấn đề đƣợc bàn luận và các dự án khác đã đƣợc đƣa ra trong chƣơng trình nghị sự năm 2000. Những thách thức chính cho cái gọi là CAP III đƣợc đề cập ở một số lĩnh vực sau:
Hiện nay đã có những điều chỉnh quan trọng đối với các thị trƣờng nông nghiệp của EU. Đối với những sản phẩm có một số hạn chế về sản xuất hoặc thƣơng mại, xu hƣớng của EU là tự do hoá từng bƣớc các thị trƣờng nông nghiệp. Với xu hƣớng này, tƣơng lai chính sách nông nghiệp của EU sẽ vận động theo ba hƣớng nhƣ sau:
+ Xu hƣớng thứ nhất là tiếp tục thực hiện những chính sách hiện tại. Động lực thúc đẩy cho cải cách đó là chi phí cao của CAP và những áp lực cho thƣơng mại tự do từ một số công ty và từ các quốc gia khác.
+ Xu hƣớng thứ hai là tiến hành tự do hoá thị trƣờng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa là loại bỏ tất cả trợ giá và các hạn chế về sản xuất, điều này sẽ dẫn đến giá thấp hơn cho hầu hết các sản phẩm nông nghiệp. Giá thấp sẽ thúc đẩy quá trình cơ cấu lại trong nông nghiệp nhƣ củng cố các trang trại và đóng cửa một số trang trại. EU cũng thuận lợi hơn tại vòng đàm phán của WTO về vấn đề tự do hoá thƣơng mại
+ Xu hƣớng thứ ba trái ngƣợc với xu hƣớng thứ hai đó là tăng cƣờng can thiệp của chính phủ với tăng hạn ngạch sản xuất và những hạn chế thƣơng mại. Lý do để tiếp tục chính sách bảo hộ là để trợ giúp thu nhập của nông dân, nhƣng cũng có sự lo lắng về điều kiện môi trƣờng, sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, chăm sóc động vật và điều kiện lao động. Giá cả cao sẽ dẫn đến thu nhập cao, điều này có ảnh hƣởng tích cực đối với sự thịnh vƣợng của khu vực EU. Tuy nhiên sự tăng lên trong chính sách bảo hộ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng với các đối tác thƣơng mại trên thế giới.
Khả năng xảy ra của ba xu hƣớng trên tuỳ thuộc vào những phát triển trong EU và trên thị trƣờng thế giới.
hợp hơn với lƣợng tiêu thụ của Liên minh. Các biện pháp đƣợc thực hiện đã kiểm soát đƣợc mức tăng sản lƣợng mà không gây ra những thiếu hụt nghiêm trọng. Triết lý cơ bản của EU đối với CAP thực chất có một sự chuyển dịch từ chủ nghĩa bảo hộ sang phụ thuộc nhiều hơn vào giá cả thị trƣờng thế giới. Tƣ tƣởng chủ đạo là, trong tƣơng lai, lý do duy nhất để tăng sản lƣợng là để đáp ứng những cơ hội mới cho phép mở rộng nhu cầu của thị trƣờng. Liên minh sẽ đáp ứng những nhu cầu mới này bằng cách xuất khẩu những mặt hàng cạnh tranh và những mặt hàng không đƣợc trợ cấp. Việc cắt giảm trợ cấp cũng là đòi hỏi của các nƣớc khác ngoài EU, phù hợp với đòi hỏi của xu hƣớng tự do hoá mậu dịch hàng nông sản.
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM