Nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này (Trang 73 - 87)

II. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản

2. Nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa công tác nắm bắt thông tin thị trƣờng triển khai Quyết định 80 của Thủ tƣớng chính phủ về hợp đồng tiêu thụ nông sản, xây dựng quảng bá nhãn hiệu hàng hoá, tham gia tích cực

các hội chợ triển lãm trong và ngoài nƣớc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức.

Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với chƣơng trình công tác của ngành để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng sản xuất hàng hoá đa dạng và có hiệu quả, phát huy thế mạnh của từng vùng, tăng năng suất và thu nhập trên một đơn vị diện tích, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng và đáp ứng yêu cầu thị trƣờng.

Đối với cây lƣơng thực: thực hiện chƣơng trình sản xuất 1 triệu tấn gạo chất lƣợng cao, tập trung thâm canh, sử dụng giống mới để tăng năng suất, chất lƣợng lúa gạo, tăng sản lƣợng ngô; mở rộng diện tích sắn, trồng các giống mới ở những vùng đất dốc, gắn với cơ sở chế biến.

Đối với các mặt hàng đang thuận lợi về thị trƣờng (cao su, chè, hạt điều): tập trung chăm sóc các vƣờn cây hiện có, thay thế dần các giống cũ bằng các giống mới chất lƣợng cao; mở rộng diện tích tại những vùng thích hợp, có tính đến yêu cầu của thị trƣờng

Đối với các loại nông sản thị trƣờng còn nhiều biến động (cà phê, hạt tiêu): duy trì diện tích hiện có, chú trọng thâm canh tăng năng suất, thay đổi cơ cấu sản phẩm, cải thiện chất lƣợng canh tác cũng nhƣ chế biến.

Rau quả: đẩy mạnh thâm canh, phát triển sản xuất dứa, các loại rau vụ đông và các loại rau chất lƣợng cao, mở rộng diện tích nhãn, xoài, bƣởi, cam, quýt…

Chăn nuôi: tiếp tục sản xuất theo hƣớng công nghiệp, nhất là chăn nuôi lợn hƣớng nạc, chăn nuôi bò sữa, gà thả vƣờn…, nâng cao tỷ trọng

chăn nuôi trong nông nghiệp. Kiểm soát dịch bệnh để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu.

Tiếp tục thực hiện các dự án về giống cây trồng, vật nuôi. Triển khai xây dựng một số khu nông lâm nghiệp công nghệ cao, trƣớc hết tập trung vào các loại cây con hàng hoá lúa, mía, dứa, lạc, một số cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi…

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống khuyến nông đến tận cấp xã, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác, bảo quản cho nông dân; phổ biến rộng rãi chƣơng trình an toàn vệ sinh thực phẩm và tạo ra sản phẩm sạch để nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm.

Tổng kết kinh nghiệm các mô hình triển khai hình thức tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua hợp đồng theo QĐ 80 của Chính phủ để triển khai mạnh trong thời gian tới

Tiếp tục đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến, ƣu tiên đầu tƣ các cơ sở chế biến rau quả …

Các doanh nghiệp nên nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có kiến thức sâu về văn hoá xã hội của các bạn hàng thuộc khối EU. Đây sẽ là một lợi thế khi bắt tay ký kết các hợp đồng thƣờng mại với các đối tác nƣớc ngoài. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ đã từng du học tại các nƣớc EU sẽ là lợi thế lớn vì đây là đội ngũ làm “cầu nối” cho doanh nghiệp khi bƣớc vào làm ăn với các bạn hàng EU.

Lập kế hoạch tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm tại các nƣớc EU cũng là một phƣơng cách hữu hiệu cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trƣờng này. Ngoài phần hỗ trợ của nhà nƣớc, doanh

nghiệp cũng cần phải đầu tƣ cho công tác chuẩn bị và tham gia các hội chợ nhƣ thiết kế các tờ rơi giới thiệu công ty, sản phẩm tại hội chợ, trƣng bày các mặt hàng và có cán bộ giới thiệu sản phẩm tại hội chợ, tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng ngay tại hội chợ. Thái độ của cán bộ và cách trình bày giới thiệu về công ty cũng góp phần quan trọng tạo ấn tƣợng ban đầu đối với các đối tác nƣớc ngoài khi muốn làm ăn với doanh nghiệp Việt nam.

Một điều quan trọng mà các doanh nghiệp Việt nam cần lƣu ý khi giao dịch với bạn hàng thuộc khối EU là chữ tín trong kinh doanh. Đối với doanh nhân EU, giữ chữ tín đƣợc xem là điều kiện tiên quyết để có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Điều này thể hiện ở việc ký kết hợp đồng và thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đúng hẹn, giao hàng đảm bảo chất lƣợng…

Tóm lại, các doanh nghiệp Việt nam muốn xuất khẩu hàng hoá sang EU nên tìm hiểu kỹ nhu cầu thị trƣờng và nhanh nhạy nắm bắt thông tin liên quan để có thể xuất khẩu hàng của mình sang thị trƣờng EU một cách có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - EU trong những năm vừa qua phát triển rất mạnh nhờ những chiến lƣợc rõ ràng của cả hai bên. Đối với EU thì chủ yếu đó là cái nhìn về chính trị và kinh tế đúng đắn hơn đối với châu Á - khu vực kinh tế năng động và có những biến chuyển thần kỳ - trong đó có Việt Nam. Còn đối với Việt Nam thì đó là chiến lƣợc thúc đẩy quan hệ thƣơng mại với tất cả các nƣớc, đặc biệt là tham vọng đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trƣờng EU rộng lớn.

Trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông sản với thị trƣờng này còn chƣa có sự biến chuyển về chất, do những khó khăn tồn tại cố hữu, hay những khó khăn mới nảy sinh do tình hình mới. Tiêu biểu nhƣ việc EU còn đánh thuế 100% vào mặt hàng gạo, 200% đối với mặt hàng đƣờng hoặc những hạn chế về vốn và thông tin của các doanh nghiệp Việt Nam...Tất cả đã ảnh hƣởng không nhỏ tới việc tiến sâu, tiến chắc vào thị trƣờng này.

Việc xâm nhập vào thị trƣờng EU là rất khó, nhất lại đối với mặt hàng nông sản vồn là mặt hàng EU có nhiều chính sách bảo hộ. Với những chính sách bảo hộ nông nghiệp và các hàng rào phi quan thuế, EU khiến cho các nƣớc muốn xuất khẩu hàng nông sản phải nỗ lực rất lớn mới có thể làm hài lòng bạn hàng “khó tính” nhƣng cũng giàu tiềm năng này. Trong khoá luận này, em đã nêu ra thực trạng, những khó khăn mà doanh nghiệp Việt nam sẽ gặp phải khi xuất khẩu hàng sang EU và cũng đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại và khó khăn đó nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc mở rộng và đẩy mạnh thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn mới. Các giải pháp trƣớc hết tập trung vào việc nâng cao hơn nữa kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng EU nhƣ nâng cao vai trò của cơ quan quản trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, kêu gọi bản thân

các doanh nghiệp cũng phải cố gắng rất nhiều để tạo dựng uy tín và giữ bạn hàng. Một hạn chế nữa dẫn đến việc xuất khẩu nông sản của Việt nam sang EU gặp khó chính là những hạn chế nội tại, có nghĩa là chính chúng ta vẫn chƣa vạch ra đƣợc phƣơng hƣớng phát triển cụ thể với những phƣơng án tiếp cận khả thi để xâm nhập thị trƣờng này. Hy vọng rằng, những đề xuất và kiến nghị trong khoá luận này sẽ góp phần vào việc hiện thực hoá chiến lƣợc tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - EU nói riêng cũng nhƣ thúc đẩy thƣơng mại Việt Nam nói chung tiến bộ cả về lƣợng và chất trong những năm đầu của thế kỷ XXI.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Thạc sỹ Phạm thị Hồng Yến, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu đề tài này.

Vì thời gian và điều kiện hạn chế, việc đi sâu đi sát thực tế nhằm tìm ra hƣớng giải quyết thoả đáng cho vấn đề còn gặp nhiều khó khăn nên chắc chắn chuyên đề nghiên cứu của em còn nhiều hạn chế. Rất mong sẽ nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài nghiên cứu của em đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi Huy Khoát, Đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại - đầu tƣ giữa liên

hiệp châu Âu và Việt nam, NXB Khoa học xã hội, H.2001

Đinh Công Tuấn, Tổng quan về Liên minh châu Âu, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 2, 2001.

Nguyễn thị Như Hà, Quan hệ thương mại giữa Việt nam – EU, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, 2001.

Đinh Công Tuấn, Những thể chế (tổ chức) cơ bản trong Liên minh châu Âu, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, 2001.

Vũ Văn Phúc, Quan hệ hợp tác Việt nam với EU, tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5, 2001.

Trần Nguyên Tuyên, Một số đặc điểm của thị trƣờng EU và khả

năng mở rộng xuất khẩu hàng hoá của Việt nam vào thị trƣờng này, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 6, 2001.

Đinh Công Tuấn & Hồ Thanh Hương, Những điều chỉnh chính sách nông nghiệp chung của EU, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 1, 2003.

Hoàng thị Bích Loan, Thực trạng và Triển vọng quan hệ thương mại Việt nam – EU, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 1, 2003.

Trần Văn Chu, Quan hệ kinh tế Việt nam với Liên minh châu Âu, Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 6, 2002.

Bùi Huy Khoát, Quan hệ Việt nam – liên minh châu Âu vững mạnh

Số liệu thống kê ngành nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1996- 2000, NXB Nông nghiệp, H.2001.

Thông tin trên website: http:// www.europa.eu.int

Thông tin về thƣơng mại trên website: http:// www.cpv.org.vn

Một số thông tin về xuất nhập khẩu nông sản của Cục chế biến, Vụ Kế hoạch và Quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Bùi Xuân Lưu, Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Giáo dục, H.2002.

PHỤ LỤC

Nội dung cơ bản của Hiệp định hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu

Hiệp định đƣợc ký giữa Chính phủ Việt Nam do ông Nguyễn Mạnh Cầm - Bộ trƣởng Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - làm đại diện và Hội đồng Liên minh châu Âu do hai ông Havie Solana Madariaga - Chủ tịch đƣơng nhiệm Hội đồng Liên minh châu Âu và ông Manuen Marin - Phó chủ tịch Uỷ ban Cộng đồng châu Âu - đồng đại diện.

Hiệp định gồm 21 điều và 3 phụ lục. Dƣới đây là những nội dung cơ bản của Hiệp định này.

Điều 1: Nền tảng

Tôn trọng quyền con ngƣời và nguyên tắc dân chủ là nền tảng của quan hệ hợp tác giữa các bên cũng nhƣ các điều khoản của Hiệp định này và tạo thành nhân tố thiết yếu của Hiệp định.

Điều 2: Mục đích

Những mục đích chủ yếu của Hiệp định này là:

1. Đảm bảo các điều kiện và khuyến khích gia tăng và phát triển đầu tƣ và thƣơng mại hai chiều giữa hai bên vì lợi ích chung, có tính đến hoàn cảnh kinh tế mỗi bên.

2. Hỗ trợ phát triển kinh tế vững chắc và cải thiện đời sống cho các tầng lớp dân cƣ nghèo.

3. Tăng cƣờng hợp tác kinh tế vì lợi ích chung, bao gồm cả hỗ trợ các nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển sang kinh tế thị trƣờng.

4. Hỗ trợ bảo vệ môi trƣờng và sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Điều 3: Đối xử tối huệ quốc

Việt Nam và Cộng đồng châu Âu sẽ dành cho nhau đối xử tối huệ quốc về thƣơng mại phù hợp với các điều khoản của Hiệp định chung về thƣơng mại và thuế quan (1994).

Những quy định tại điều này không áp dụng đối với những ƣu đãi mà một trong hai bên ký kết thoả thuận khi thiết lập một liên minh thuế quan, một khu vực mậu dịch tự do hoặc một khu vực đối xử ƣu đãi.

Điều 4: Hợp tác thương mại

1. Các bên cam kết phát triển và đa dạng hoá trao đổi thƣơng mại và cải thiện tiếp cận thị trƣờng của nhau đến mức cao nhất có thể đƣợc, có tính đến hoàn cảnh kinh tế của mỗi bên.

2. Các bên, trong khuôn khổ luật pháp và quy định hiện hành của mỗi bên, cam kết thực hiện chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc bán sản phẩm vào thị trƣờng của nhau. Hai bên dành cho nhau điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá và thoả thuận xem xét cách thức và biện pháp loại bỏ hàng rào thƣơng mại giữa hai bên, đặc biệt là hàng rào phi thuế quan, có tính đến hệ thống khác nhau của mỗi bên và những việc đã làm trong những lĩnh vực này của các tổ chức quốc tế. 3. Các quy định tại điều 1 và điều 2 không hạn chế quyền của mỗi bên

ký kết đƣợc áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ những lợi ích an ninh thiết yếu của mình, hoặc nhằm bảo vệ sức khoẻ hoặc đạo đức con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng, đời sống và sức khoẻ của súc vật hoặc cây trồng.

4. Khuyến khích trao đổi thông tin về những cơ hội thị trƣờng cùng có lợi và tiến hành tham khảo ý kiến trên tinh thần xây dựng các vấn đề

liên quan đến thuế, phi thuế quan, dịch vụ, y tế, an toàn hoặc môi trƣờng và yêu cầu kỹ thuật.

5. Cải thiện quan hệ hợp tác về các vấn đề hải quan giữa các nhà chức trách tƣơng ứng của mình, đặc biệt về khả năng đào tạo nghiệp vụ, đơn giản hoá và làm hài hoà các thủ tục hải quan và phòng ngừa, điều tra, ngăn chặn các vi phạm quy định hải quan.

6. Thoả thuận tham khảo ý kiến nhau về bất kỳ tranh chấp nào có thể nảy sinh trong lĩnh vực thƣơng mại hoặc những vấn đề liên quan đến vấn đề thƣơng mại.

Điều 5: Đầu tư

Khuyến khích tăng cƣờng đầu tƣ cùng có lợi bằng cách thiết lập môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho đầu tƣ cá nhân, bao gồm điều kiện tốt hơn để tiến hành chuyển vốn và trao đổi thông tin về các cơ hội đầu tƣ.

Điều 6: Quyền sở hữu trí tuệ

Hƣớng vào việc cải thiện các điều kiện nhằm bảo hộ một cách có hiệu qủa và xứng đáng và tăng cƣờng quyền sở hữu trí tuệ, công nghiệp và thƣơng mại theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.

Hợp tác để đảm bảo những mục đích này, kể cả thông qua giúp đỡ kỹ thuật, khi thích hợp.

Các bên thoả thuận tránh phân biệt đối xử trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, tiến hành tham khảo ý kiến khi các vấn đề gây ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại nảy sinh.

Điều 7: Hợp tác kinh tế

Khuyến khích hợp tác kinh tế ở quy mô lớn nhất nhằm đóng góp vào việc mở rộng kinh tế và nhu cầu phát triển của nhau.

1. Cải thiện môi trƣờng kinh tế ở Việt Nam bằng cách toạ thuận lợi cho việc tiếp cận công nghệ và know how của Cộng đồng châu Âu.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc giữa các nhà hoạt động kinh tế và tiến hành các biện pháp khác nhằm khuyến khích trao đổi buôn bán và đầu tƣ trực tiếp.

3. Tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực môi trƣờng kinh tế, xã hội văn hoá của nhau, lấy đó làm nền tảng cho sự hợp tác có hiệu quả. Trong các lĩnh vực chung miêu tả trên đây, mục tiêu cụ thể sẽ là:

1. Cộng đồng châu Âu giúp Việt Nam chuyển tiếp thành công sang nền kinh tế thị trƣờng, cải thiện môi trƣờng kinh tế và kinh doanh.

2. Khuyến khích hợp tác giữa các thành phần kinh tế của hai bên, đặc

Một phần của tài liệu Luận văn Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt nam sang thị trường này (Trang 73 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)