Con người không căn cước, con người đi lạc trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 49 - 55)

người không căn cước, con người “đi lạc”, trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà là con người bị từ bỏ, cô đơn và xa lạ.

2.2.1.1. Con người không căn cước, con người đi lạc trong tiểuthuyết Đoàn Minh Phượng thuyết Đoàn Minh Phượng

Đoàn Minh Phượng đã ở Đức gần 30 năm, sang Mỹ học nhạc, dang dở rồi dừng lại, nhưng “mãi vẫn không thành nổi người Đức. Để rồi khi mọi

lo toan đời thường qua đi, Phượng tìm mọi cách về lại Việt Nam, để thở với gió Việt, nói tiếng Việt…” [86]

Chị từng băn khoăn: “người ta khi bỏ đi cái rễ của mỡnh thỡ cũng

không thật sự bám rễ ở đâu được.” Bởi “Mỗi con người có một lịch sử

cuộc đời riêng. Lịch sử đó tạo nên kỷ niệm, kinh nghiệm và quan niệm cá nhân của họ. Theo tôi, nhà văn luôn phải đối diện với quá khứ, để hiểu nó, để biết mình là ai.” [48] Vì thế, cũng như nhân vật của mình, cũng sợ

chết khát, chị luôn hỏi mình là ai…Chị sợ mình đi lạc, mất sợi dây nối với nguồn cội. Có lẽ vì “Ít có nỗi cô đơn nào lớn hơn nỗi cô đơn khi

người ta tự cắt rời mình khỏi những năm đầu tiên làm người của mình, cắt rời mình khỏi cội nguồn.” [49]

Những day dứt trong cuộc đời lưu lạc của tác giả đã in dấu ấn vào văn chương. Nhân vật trong Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau là những con người bị tách khỏi quê hương, chạy trốn quá khứ. Họ trở thành những con người không căn cước: lạc loài trong không gian thời gian, không quê hương, gia đình, không còn sự giàng buộc nào với thế giới và tha nhân. Khi đó, hành trình cuộc sống của họ mất phương hướng, họ không tìm thấy ý nghĩa nào để tồn tại. Họ trở thành những kẻ “đi lạc”, không có câu chuyện nào để kể, không biết mình là ai. Con người ngoại cuộc xa lạ với thế giới và chính bản thân mình, mang nỗi cô đơn không chịu nổi.“Ở đấy cuộc chiến đấu giành

lấy niềm tin vào cuộc sống, vào lý tưởng luôn đi đến một kết cục bi quan nhất.” [87]

Con người lạc loài trong không gian, thời gian, không có quá khứ, từ chối hiện tại và mù mịt về tương lai.

Con người ngoại cuộc không bình thản đứng ngoài không gian thời gian, mà là con người không định vị được mình, nhỏ bé và giới hạn trong những mảnh vụn của cuộc đời. “Khi tôi nhận thấy sự ngắn ngủi của cuộc

sống, bị cái “đời đời” đã có trước và sẽ đang tới nuốt trọn vẹn cái khoảng gian ngắn ngủi tôi phải vạch cho xong, khi tôi thấy mình chìm đắm trong cái khoảng gian vô hạn mà tôi không biết gì về nó, và nó cũng chẳng biết gì tới tụi, tụi run sợ và bỡ ngỡ lạ lựng…” [9 - 44] Con người ý thức về sự lạc

loài trong không gian, thời gian vũ trụ.

Trong Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau, con người lạc loài trong không gian thời gian xuất hiện như một ám ảnh. Đó là con người mất căn cước, không xác định được sự tồn tại của mình trong thế giới, hay trong bất kì không gian, thời gian nào.

Con người là những cá thể nhỏ bé, cuộc sống của họ bị chia làm nhiều đoạn. Đôi khi, họ cắt xén những mảng kí ức để dễ sống hơn: “Mỗi người có

một câu chuyện, mỗi người là một dòng sông, nó chảy từ nguồn ra tới biển. Dòng sông là thứ chúng ta không thể cắt khúc, rồi xóa đi khúc này khúc nọ được, nó cần có sự liên tục. Người đàn bà trong truyện lại làm như vậy với đời mình. Chỗ nào không vui thì xóa đi, bỏ đi. Đến khi cuộc đời quá nhiều lỗ hổng không lấp được, thì cô đơn không chịu nổi.” [78] Họ lạc lõng trong

chính cuộc sống của mình. Cuộc sống không có điểm khởi đầu không có điểm kết thúc: “Người ta sống trong những thế giới của giác quan, hoặc

của ý nghĩ, hoặc của tình cảm. Người ta sống trong ngày hôm nay, hoặc ngày mai, hoặc ngày hôm qua.”[18, 37] Con người không ý thức được mình tồn tại trong không gian thời gian nào. Cuộc sống của họ dường như là một sự lắp ghép hời hợt của những khoảnh khắc. Con người chạy trốn quá khứ, từ chối hiện tại và mù mịt về tương lai.

An Mi từ bỏ quá khứ của mình: “Đụi lần đốt đi ký ức, tâm tưởng tôi chơi vơi trong một nỗi hao hụt không có gì lấp nổi. Tôi không còn gì, hồn tôi chỉ là một đám tro.” [18, 3] Hiện tại cũng không đủ sức níu giữ cô. Cuộc sống của cô là hành trình trên những chuyến tàu, đi tìm cái chết.

“Tụi đi khỏi nhà, một ngày nào đó sẽ chết trên đường, ở một nơi chốn khụng tờn.” [18, 4]

Michael mang ám ảnh về tuổi thơ đầy bi đát, bố giết mẹ, em trai bỏ đi. Nhưng trong hiện tại anh khước từ quá khứ. Khi xóa bỏ quá khứ để dễ sống hơn, vô tình anh cũng đánh mất cả tình yêu.

Người cha sống trong khoảng thời gian ngắn ngủi của hiện tại khi đối diện với cái chết. Ông không chấp nhận quá khứ, đó là những kỉ niệm đen tối. Tương lai của ông là cái chết cô đơn, dằn vặt. “ Ông khóc, và ụng khụng nhấc

tay lên để chùi giọt nước mắt đi được. Tôi tự hỏi tại sao trên một thân thể chín mươi phần trăm bất động, cái tuyến nước mắt vẫn làm việc, để làm gỡ?” [18, 44]

Marcus, người em trai, sống trong trại trẻ mồ côi. Cuộc đời của em bị đứt đoạn sau những biến cố khốc liệt của cuộc sống. “Em sống ở một nơi gọi là mặt trăng, trên đó rất lạnh, rất trống, hoàn toàn vắng người”.

Em đã bị lạc ra một không gian khác, một thời gian khác, cô lập và im lặng đáng sợ.

Còn Anita: “Một đời người chỉ để lại bốn dòng ngắn viết bằng bút chì

trên lề giấy”. Anita không có không gian tồn tại của riêng mình – cô đã chết.

Thời gian sống ngắn ngủi của cô bị lãng quên. Cô hiện diện trong những kí ức chứa đầy thiên kiến cá nhân. Sự khinh miệt của những người hàng xóm, sự dằn vặt của người chồng sắp chết, những kỉ niệm kinh hoàng về bi kịch gia đình của Michael, sự hoang mang, u buồn của An Mi. Cô nương náu trong cây hồ cầm bị lãng quên, dư âm buồn bã của cuộc đời bất hạnh.

Anita có lẽ là con người duy nhất trong câu chuyện buồn thảm muốn bứt phá khỏi không gian vây hãm mình. Nhưng cô không thể ra đi. Cuộc sống nhàm chán, nhạt tẻ vây bọc lấy cụ. Cụ rốt cục cũng chỉ là con người lạc loài ngay trong khi cô đang sống.

Kì Mai (Mưa ở kiếp sau) mang một khoảng trống mênh mông trong tâm hồn, ý thức của kẻ lạc loài, tha hương: “Tụi không biết gì về bên ngoại.

Ông bà tôi làm gì, tôi có bao nhiêu cậu, dì. Tôi không biết gì về cha tôi. Tôi không biết gì về khoảng thời gian giữa ngày mẹ tôi là cô học trò Đồng Khánh đứng trong một gian nhà xưa ở quận Ba Đình Hà Nội.” [19, 15]

Những khoảng lặng trong cuộc đời người mẹ, để lại những khoảng trống trong tâm hồn Kì Mai. Cô không tìm thấy một không gian bình yên gắn bó, không tìm thấy thời gian quá khứ để neo đậu cho mình.

Kì Mai đã kiếm tìm lại tuổi thơ cho mình trong một không gian khỏc. Cụ muốn tự tìm lấy câu chuyện của riêng mình. Nhưng cụ mói không tìm thấy thế giới mà cô mơ ước. Không gian trong sự bao bọc của người mẹ mất đi, Kì Mai sống trong những không gian lạ lùng, không nhận thức được:

quán bia ụm, Muụn Hoa và sống trong không gian của Kì Chi – đứa em đã chết, chất đầy thù hận. Cô lạc lõng trong những không gian vỡ vụn: “Sau đó

là một đêm tối đen và một sự im lặng giống như sự im lặng trong lòng vực thẳm. Tôi đang ở một nơi không có ánh sáng hay tiếng động, và cũng không có thời gian. Ý thức mơ hồ chực tan vỡ, không khí cũng mỏng manh.”

Thời gian cuộc sống bị gián đoạn, Mai sống trong câu chuyện của người mẹ, một câu chuyện bỏ ngỏ, vụn vỡ; trong những bức thư gián đoạn của dì Lan, mỗi bức thư hé lộ một phần sự thật; trong cuộc sống của Chi với ám ảnh u buồn. Mai sống trong những khoảng thời gian, không gian đứt quãng khi nhân cách của Kì Chi xâm nhập. Cô nhỏ bé, bất lực, lạc lõng trong những không gian thời gian gián đoạn, phân mảnh và trong chính tâm hồn mình.

Trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, con người sống trong ám ảnh miên viễn về nỗi u buồn. Không định vị được mình trong không gian, thời gian, con người bị tách khỏi quê hương, gia đình. Cuộc sống trở thành những hành trình kiếm tìm, nhưng cuối cùng, họ không có nơi nào dừng chân, không biết mình kiếm tìm gì và để làm gì.

Sự tha hương, lưu lạc trong Đoàn Minh Phượng đã trở thành một dấu ấn trong những nhân vật tiểu thuyết. Họ chạy trốn quá khứ, trở thành những con người không căn cước khi lưu lạc trờn chớnh quê hương mình, và trong những mảnh vụn cuộc đời mình. Khi đó, con người không còn tuổi thơ, quê hương, gia đình và không biết mình là ai. Con người mất đi nhân dạng của mình.

An Mi không có quê hương, gia đình “tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi

đến từ một đất nước có chiến tranh.” Cô nhận thức điều đó mơ hồ, cô không

thực sự hiểu về nó. Khi khước từ kí ức, cụ đó chối bỏ quê hương, chối bỏ mảnh đất nghèo khó, chết chóc. Cô lãng quên cái chết thảm khốc của mẹ và em gái, vùi lấp tình yêu nơi đáy nỗi buồn để trở thành con người không gia

đình, không có gốc rễ. Cô kiếm tìm câu chuyện trong cuốn sổ, để trước khi chết, cô biết mình là ai.

Người anh trai – Michael, người em – Marcus, người mẹ - Anita, người cha Kempf có thể đã hợp thành một gia đình. Nhưng những ám ảnh khốc liệt khiến con người sợ hãi và từ chối nó. Câu chuyện của gia đình này, giống với câu chuyện của An Mi: “Viết đến cuối truyện tôi mới nhận ra sự

giống nhau giữa gia đình người Đức này và nhân vật tôi: Họ là những người tình cảm bị tê liệt vì từ chối quá khứ và trách nhiệm, họ đánh đổi tình yêu lấy sự an toàn.” [89]

Trong Và khi tro bụi, con người chối bỏ quá khứ và hiện tại thì trong Mưa ở kiếp sau, con người lại cố gắng kiếm tìm, chắp vá những mảnh vụn,

để tìm lại không gian, thời gian sống cho mình, để biết mình là ai, nhưng họ lại rơi vào một nỗi hoang mang, đau đớn, bởi họ mãi mãi là con người nhỏ bé, bị thừa ra trong thế giới ấy.

An Mi sống trên những chuyến tàu, để xóa bỏ những mối quan hệ với thế giới và con người, vùi lấp tình yêu: “Tình yêu đó chỡm sâu hơn đáy của

nỗi buồn” Cô đến những vùng xa lạ, gặp những người xa lạ: “Tôi sẽ sống trên những chuyến xe lửa. Ở đó, tôi sẽ gặp nhiều người, nhưng tôi sẽ không gặp bất cứ một người nào biết tôi là ai. Tôi muốn họ mãi mãi là người lạ và mỗi khi tôi nói chuyện với ai đều không có lần thứ hai.” Mối quan hệ với con

người lỏng lẻo và rạn nứt. Con người chìm trong nỗi cô đơn, tự kiếm tìm lấy hướng đi trên hành trình đơn độc ấy. “Tụi không còn người quen, không còn

việc gì trên đời để làm, nơi chốn nào để đến. Ba tháng nữa, tôi sẽ mua chiếc vé cuối cùng và trên đó nơi đến sẽ không còn là một thành phố. Nó là một nơi nào khỏc.” Con người “đi lạc” trong không gian, thời gian: “khụng còn nơi chốn nào để đến”. Họ trở thành kẻ ngoại cuộc, xa lạ: “không còn người quen, không còn việc gì trên đời để làm” và “ không có câu chuyện nào để kể” – họ

Thực chất hành trình tìm kiếm quê hương, gia đình của Mai vẫn là sự chạy trốn. Trong suốt cuộc hành trình, ám ảnh “đi lạc” không rời bỏ con người.

Kì Chi là linh hồn mỏng mảnh, sống nương tựa vào sự u uẩn của người chị song sinh. Hồn ma ấy cũng lạc lõng, bơ vơ, vô nghĩa. Những khoảnh khắc tồn tại của Chi bị gián đoạn trong không gian sinh tồn của cô là nỗi buồn trong Mai … Chi không có tuổi thơ, không có cuộc sống thực, chỉ có nỗi buồn và thù hận.

Người mẹ và dì Lan sau tiếng vỡ của chiếc bình sứ cổ - biểu tượng của quá khứ bất di bất dịch – là sự đổi thay sâu sắc: “Trước tiếng vỡ đó, trong

căn nhà này có một gia đình, một lịch sử. Sau tiếng vỡ đó, không còn gì, không còn ai. Không còn ông, bà, cha hay mẹ, không còn tổ tiên, chị em, không còn tuổi thơ, trời mưa, bánh Tết, chuyện đời xưa, trăng rằm, lá sen... Tất cả đã vỡ cùng với chiếc bình, những mảnh vỡ hai mươi hai năm rồi chưa có ai cúi nhặt lên và sắp lại cạnh nhau.” Quá khứ không an ủi được con

người trước những khốc liệt của cuộc sống. Khi “khụng cũn gỡ, không còn ai”, con người đã mất đi căn cước của mình. Con người thực sự trở thành những kẻ “đi lạc”, xa lạ với tha nhân và với chính bản thân mình. Con người sống trong nỗi ê chề bi đát khi chạy trốn quá khứ, nguồn cội, và vô tình đã từ bỏ những mối quan hệ gần gũi, từ bỏ cả tình yêu: “Nhân vật chính trong Tro

bụi sợ đau đớn, xóa đi những ký ức buồn của mình, vô tình xóa cả tỡnh yờu.” Cảm quan về con người ngoại cuộc bắt nguồn từ chính những trăn trở trong cuộc đời thực của tác giả. Ý thức về con người mất căn cước, con người không định vị được mình, cô đơn lạc lõng trở thành nỗi buồn, thành ám ảnh miên viễn với con người.

Một phần của tài liệu cảm quan hiện sinh trong tiểu thuyết của nguyễn việt hà và đoàn minh phượng (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w